Lần mở hệ sinh thái Tuấn Lộc Group

Nhàđầutư
Bằng cách âm thầm thâu tóm các công ty đầu ngành trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông, sau 16 năm xây dựng và phát triển, Tuấn Lộc đến nay đã trở thành một tập đoàn lớn trên quy mô cả nước.
KHÁNH AN
02, Tháng 10, 2021 | 07:00

Nhàđầutư
Bằng cách âm thầm thâu tóm các công ty đầu ngành trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông, sau 16 năm xây dựng và phát triển, Tuấn Lộc đến nay đã trở thành một tập đoàn lớn trên quy mô cả nước.

tran-tuan-loc

Ông Trần Tuấn Lộc, chủ sở hữu CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc. Ảnh: Internet

Ngày 24/5/2021, CTCP Đầu tư Thành Thành Công (thuộc Tập đoàn Thành Thành Công) đã hoàn tất bán 54,53 triệu cổ phiếu TID, tương ứng tỷ lệ tỷ lệ 27,26% của CTCP Tổng Công ty Tín Nghĩa (Tín Nghĩa Corp) với giá thỏa thuận bình quân 15.000 đồng/cổ phiếu, thu về gần 818 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, thành viên thuộc CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc (Tuấn Lộc Group) là CTCP Đầu tư xây dựng và Vật liệu xây dựng Sài Gòn đã mua vào 48 triệu cổ phiếu TID để trở thành cổ đông lớn nắm giữ gần 25% vốn Tín Nghĩa Corp. Song song với đó, nhóm này đã lần lượt đề cử thành viên tham gia HĐQT TID nhiệm kỳ 2021-2026 là Trần Hoài Nam và Nguyễn Thành Đạt.

Việc Tuấn Lộc mua vào 48 triệu cổ phiếu TID là động thái đáng chú ý, nhất là khi Tín Nghĩa Corp là một tổng công ty lớn của tỉnh Đồng Nai, được biết nhiều trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng KCN và bất động sản với tổng quỹ đất lên đến 3.500ha. Tín Nghĩa Corp còn giữ vai trò chi phối tại 16 công ty con và 8 công ty liên doanh liên kết hoạt động trong các lĩnh vực KCN, bất động sản, xăng dầu, logistics, cà phê, tổng doanh số hàng năm xấp xỉ 10.000 tỷ đồng.

Trước TID, Tuấn Lộc cũng được biết đến nhiều với các thương vụ lướt sóng cổ phiếu tại các công ty đầu ngành trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông.

Cụ thể, vào cuối năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải đã thoái toàn bộ 35% cổ phần tại Cienco 4 cho CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc. Sau giao dịch này, Công ty Tuấn Lộc sở hữu 51,5% cổ phần của Cienco 4. Dù vậy, chỉ sau 1 năm cố gắng thâu tóm Cienco 4, Tuấn Lộc đã bán bớt cổ phần tại doanh nghiệp này và tiến hành thoái toàn bộ vốn cuối năm 2016. 

Đến tháng 6/2015, Tuấn Lộc trở thành cổ đông lớn của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) với tỷ lệ sở hữu là 5,89%. Một tháng sau, Tuấn Lộc tiếp tục gia tăng tỷ lệ sở hữu tại CII lên 12,5%, song chỉ ít ngày sau đó, vào ngày 14/7/2015, công ty này bất ngờ bán ra tổng cộng 22,78 triệu cổ phiếu CII, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 0,8%, số tiền Tuấn Lộc thu về ước đạt 620 - 633 tỷ đồng.

Đến tháng 6/2016, CII và Tuấn Lộc đã cùng nhau góp vốn thành lập Công ty TNHH Đầu tư đường trên cao số 1 với vốn điều lệ 10 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2015, Tuấn Lộc đã trở thành nhà đầu tư chiến lược tại Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1), đồng thời mua vào 48,1 triệu cổ phần, tương ứng với 38% vốn điều lệ CC1. Như vậy, với mức giá phát hành 10.000 đồng/ cổ phiếu lúc đó, Tuấn Lộc đã dự chi tới 481 tỷ đồng. Tuy nhiên, vào đầu tháng 6/2021, công ty Tuấn Lộc đã bán toàn bộ hơn 20,8 triệu cổ phiếu CC1, tương đương với gần 19% vốn doanh nghiệp, thu về xấp xỉ 300 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Tuấn Lộc còn tham gia vào nhiều thương vụ mua vốn cổ phần các doanh nghiệp: Sở hữu 21,35% cổ phần Công ty Cảng Nghệ Tĩnh (NAP), 49% Công ty TNHH MTV ĐT XD KCN Nhơn Trạch 6A, 33,33% tại KCN Hiệp Phước (HPI), 30% tại CTCP Sonadezi Giang Điền, 17% tại CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (VPD), 10% tại CTCP XD & Sản xuất VLXD Biên Hòa (VLB).

Dấu ấn doanh nhân Trần Tuấn Lộc

Trở thành một thế lực lớn bằng cách âm thầm thâu tóm các công ty đầu ngành trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông, xây dựng, bất động sản, song ít ai biết Tuấn Lộc được thành lập năm 2005 với xuất phát điểm ban đầu chỉ là một đơn vị chuyên thi công hệ thống cấp thoát nước, thi công cọc bê tông cốt thép. 

Đến năm 2008, công ty chuyển đổi thành CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc với lĩnh vực hoạt động đa dạng hơn như xây lắp các công trình cầu đường; đầu tư các dự án BOT về giao thông vận tải; đầu tư phát triển các khu công nghiệp; đầu tư, thi công xây lắp các nhà máy sản xuất nước sạch và xử lý nước thải; đầu tư khai thác cảng biển.

Quá trình phát triển nhanh chóng sau đó của Tuấn Lộc ghi đậm dấu ấn của doanh nhân 8X xứ Nghệ - ông Trần Tuấn Lộc. Cập nhật ở lần thay đổi gần nhất (28/4/2021), công ty này có số vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng.

Danh mục các dự án/ gói thầu lớn mà Tuấn Lộc đã tham gia có thể kể tới KCN Nhơn Trạch 6 (Đồng Nai), Khu Kinh tế Đông Nam (Nghệ An), cầu Sài Gòn 2, thầu phụ thi công dự án cao tốc TP.HCM – Long Thành - Dầu Giây, cầu Cổ Chiên, một số gói thầu thuộc dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội (TP.HCM)…

Ngoài ra, Tuấn Lộc còn được biết đến với vai trò nhà đầu tư tham gia dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới (hơn 2.700 tỷ đồng), cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận (gần 10.000 tỷ đồng), dự án BT Đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ đường Bùi Hữu Nghĩa đến Quốc lộ 1K, TP. Biên Hòa, tổng mức đầu tư là 518 tỷ đồng.

Tuấn Lộc cùng Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính còn là liên danh thực hiện dự án Cầu Bách Lẫm nối Quốc lộ 37 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai có giá trị hơn 500 tỷ đồng. Như Nhadautu.vn đã từng đề cập, Trung Chính thuộc sở hữu của ông Hồ Sỹ Hoà, một doanh nhân cũng lớn lên tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Mối quan hệ này còn khăng khít hơn khi ông Hồ Sỹ Hoà còn là Phó Chủ tịch HĐQT Tuấn Lộc.

Ngoài ông Hồ Sỹ Hoà, doanh nhân Trần Tuấn Lộc còn nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ hai cộng sự là Nguyễn Thành Đạt (SN 1987) và Trần Hoài Nam (SN 1979), đây cũng là những cá nhân được Tuấn Lộc tin tưởng đề cử vào HĐQT TID như đã đề cập ở trên và đang đảm nhiệm vai trò quan trọng tại các công ty cùng nhóm. Trong đó, ông Nguyễn Thành Đạt hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư Phước Bình, Giám đốc Công ty TNHH MTV ĐT XD KCN Nhơn Trạch 6A, còn ông Trần Hoài Nam là Chủ tịch HĐQT Sonadezi Giang Điền.

Screenshot (1237)

 

Sở hữu hệ sinh thái lớn mạnh và nắm giữ nhiều cổ phần tại các doanh nghiệp quy mô tầm cỡ, song giai đoạn 2016-2019 doanh thu thuần của Tuấn Lộc (công ty mẹ) lại đi xuống nhanh chóng, như năm 2016 là 2.835 tỷ đồng thì đến năm 2019 chỉ còn 456 tỷ đồng, tương ứng giảm 84%. Song 2019 lại là năm mà Tuấn Lộc thu về lãi thuần cao nhất với 260,5 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Tuấn Lộc lần lượt đạt 5.067 tỷ đồng và 2.630 tỷ đồng.

Tới cuối năm 2020, Tuấn Lộc có 2 công ty con là Công ty TNHH Đầu tư Bửu Hoà và Công ty TNHH Đầu tư Phước Bình, có 2 công ty liên kết là CTCP Sonadezi Giang Điền và Công ty TNHH Đầu tư Đường trên cao số 1.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24900.00 24920.00 25240.00
EUR 26183.00 26288.00 27459.00
GBP 30590.00 30775.00 31725.00
HKD 3138.00 3151.00 3253.00
CHF 26916.00 27024.00 27854.00
JPY 159.28 159.92 167.24
AUD 15962.00 16026.00 16515.00
SGD 18096.00 18169.00 18702.00
THB 665.00 668.00 695.00
CAD 17894.00 17966.00 18490.00
NZD   14679.00 15171.00
KRW   17.38 18.92
DKK   3516.00 3644.00
SEK   2267.00 2354.00
NOK   2263.00 2352.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ