Sản xuất công nghiệp Đà Nẵng đang trên đà phục hồi

Nhàđầutư
Công nghiệp là ngành bị ảnh hưởng mạnh từ đại dịch COVID-19 trong thời gian qua, tuy nhiên các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp ở Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp kịp thời trong việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nhờ đó, ngành công nghiệp địa phương từng bước được khôi phục và tăng trưởng trở lại.
THÀNH VÂN
14, Tháng 06, 2020 | 07:21

Nhàđầutư
Công nghiệp là ngành bị ảnh hưởng mạnh từ đại dịch COVID-19 trong thời gian qua, tuy nhiên các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp ở Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp kịp thời trong việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nhờ đó, ngành công nghiệp địa phương từng bước được khôi phục và tăng trưởng trở lại.

Trong bối cảnh dịch COVID–19 vẫn diễn biến rất phức tạp trên thế giới, tuy nhiên sản xuất công nghiệp trong tháng 5 đã có nhiều tín hiệu tích cực cho thấy các doanh nghiệp đã dần quay trở lại nhịp sản xuất và nỗ lực để bù đắp cho những tháng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Điều này cũng chứng minh được tính chủ động thích ứng và chủ động phục hồi của doanh nghiệp Đà Nẵng đang phát huy hiệu quả.

Theo Sở Công Thương thành phố, bước vào tháng 5, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn đã dần phục hồi. Nhiều đơn vị sau vài tháng tạm ngừng hoạt động từ thiếu nguồn cung nguyên liệu, tiêu thụ hàng hóa bị đình trệ do chịu ảnh hưởng một số khâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu thì nay đã tái khởi động với những đơn hàng đầu tiên. 

IMG_1542

Các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng để đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định và tăng trưởng trở lại. 

Tháng 5/2020 đánh dấu sự tăng điểm mạnh mẽ trở lại của chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) Đà Nẵng với mức tăng 20,49% so với tháng 4/2020. Trong đó, đáng chú ý là điểm sáng đối với ngành công nghiệp trong giai đoạn hiện nay như: đóng tàu và cấu kiện nổi tăng 141,1%; chế biến thủy sản tăng 36,2%; sản xuất dược phẩm, vật tư y tế tăng 32%; sản xuất máy móc, thiết bị tăng 30,6%; sản xuất sơn, vec-ni tăng tăng 24,4%; sản xuất thực phẩm ăn liền tăng 24,8%; sản xuất dụng cụ thể thao tăng 23,6%; sản xuất kim loại tăng 3,8%...

Tuy nhiên, vẫn còn những phân ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề dẫn đến sản lượng giảm mạnh như sản xuất đồ chơi trẻ em (giảm 42,5%); sản xuất trang phục (giảm 38,2%); chế biến gỗ (giảm 35,9%); sản xuất săm lốp cao su (giảm 30,3%); sản xuất đồ gỗ xuất khẩu (giảm 29,9%); sản xuất ô-tô, bộ phận phụ tùng ô-tô (giảm 25,8%); da giày (giảm 23,4%); sản xuất bia (giảm 22,9%)…

Mặc dù chỉ số tồn kho công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo vẫn còn ở mức cao, dù đã giảm đáng kể so với tháng 4. Một số ngành sản xuất đã giảm tồn kho đáng kể như chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, sản xuất thiết bị điện, chế biến chế tạo….

Chỉ số sử dụng lao động vẫn còn tiếp tục giảm do các doanh nghiệp chưa phục hồi hoạt động 100%. Nhiều đơn hàng xuất khẩu do yêu cầu giãn thời gian giao hàng và chưa xúc tiến đơn hàng mới nên một số doanh nghiệp chưa hoạt động lại 100% công nhân. Ngoài ra còn phải tính đến yêu cầu giãn cách xã hội khiến nhiều công ty phải thực hiện chế độ làm việc giãn ca để đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch. 

IMG_1577

Công nghiệp Đà Nẵng hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm.

Bà Nguyễn Thị Nhị - Giám đốc Công ty TNHH Tiến Thắng cho biết, Công ty mới khởi động lại làm việc từ đầu tháng 6 sau 20 ngày cho công nhân tạm nghỉ việc. Hiện nay, 100% sản phẩm may của Công ty đi thị trường EU. Do ảnh hưởng của dịch COVID – 19 nhiều đơn hàng bị hủy. Vì vậy Công ty tạm cho công nhân nghỉ việc và đã quay trở lại làm việc.

Theo bà Nhị, hiện Công ty đã có đơn hàng trở lại nhưng mới chỉ bằng khoảng 60% so với thời điểm chưa có dịch bệnh. Khi công nhân đi làm trở lại Công ty yêu cầu phải tập trung làm việc đảm bảo hiệu quả, năng suất, trả công theo khoán sản phẩm ăn theo đơn hàng.

“Thà làm 2,3 tháng liên tục cho hết đơn hàng còn hơn để làm lắt nhắt, sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động. Phải đảm bảo công nhân có hứng thú làm việc, tất bật với các đơn hàng thì mới mang lại hiệu quả công việc. Về phần công ty sẽ song song tìm kiếm thêm các đơn hàng mới bổ sung bởi hiện tại dịch bệnh đang có dấu hiệu được kiểm soát”, bà Nhị chia sẻ.

Ông Mai Văn Đức – Đại diện Công ty TNHH Thương mại & Sản xuất Livas Đà Nẵng (KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) cho biết thời gian vừa rồi Công ty phải chia đôi công nhân để làm theo ca, đảm bảo giãn cách an toàn. Đến nửa cuối tháng 5 thì 100% công nhân của công ty đã đi làm lại bình thường.

“Mọi hoạt động chưa hẳn đã phục hồi do các đối tác lớn của công ty liên quan đến lĩnh vực xây dựng cơ bản, các dự án bất động sản, các công trình xây dựng phục vụ dịch vụ du lịch hiện dù có tín hiệu phục hồi nhưng vẫn vô cùng chậm”, ông Đức cho hay.

Theo ông Đức, công ty đang nỗ lực hết sức để tìm kiếm thêm đối tác, đơn hàng để đảm bảo duy trì mọi hoạt động sản xuất. Công ty đang chú trọng mở rộng thị trường ra nhiều tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Kỳ vọng những nỗ lực đó sẽ được đền đáp bằng tín hiệu phục hồi tốt hơn từ phía các lĩnh vực có liên quan để sản xuất của công ty sớm ổn định.

Trong thời gian tới, việc Quốc hội chính thức thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) hứa hẹn sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Đà Nẵng nói riêng phục hồi sau dịch COVID-19.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ