Ra mắt Bamboo Airways, thị trường hàng không Việt sắp từ thế 'chân vạc' sang 'tứ trụ'

Nhàđầutư
Khi Bamboo Airways của tỷ phú Trịnh Văn Quyết chính thức cất cánh, thị trường hàng không Việt Nam sẽ không còn thế "chân vạc" (Vietnam Airlines - Vietjet Air - Jetstar Pacific) nữa mà sẽ là "tứ trụ" (Vietnam Airlines - Vietjet Air - Jetstar Pacific - Bamboo Airways).
ANH MAI
20, Tháng 08, 2018 | 08:42

Nhàđầutư
Khi Bamboo Airways của tỷ phú Trịnh Văn Quyết chính thức cất cánh, thị trường hàng không Việt Nam sẽ không còn thế "chân vạc" (Vietnam Airlines - Vietjet Air - Jetstar Pacific) nữa mà sẽ là "tứ trụ" (Vietnam Airlines - Vietjet Air - Jetstar Pacific - Bamboo Airways).

Thị trường vận tải hàng không trong thời gian sắp tới dự kiến sẽ đón nhận một hãng vận tải hàng không mới - Bamboo Airways của Tập đoàn FLC. Với sự xuất hiện của hãng hàng không non trẻ này, thị trường hàng không Việt Nam sẽ không còn thế "chân vạc" (Vietnam Airlines - Vietjet Air - Jetstar Pacific) nữa mà sẽ là "tứ trụ" (Vietnam Airlines - Vietjet Air - Jetstar Pacific - Bamboo Airways).

Một đối thủ được đánh giá là khá tiềm năng như Bamboo Airways hứa hẹn sẽ cạnh tranh khốc liệt với 3 hãng hàng không nội địa VietJet Air (VJC), Vietnam Airlines (HVN) và Jetstar Pacific.

Nửa đầu năm 2018, thị trường hàng không ghi nhận dấu hiệu khởi sắc, các hãng hàng không liên tiếp báo lãi lớn, bấp chấp giá cả nhiên liệu tăng mạnh (giá xăng máy bay đã tăng hơn 50%).

Trong 6 tháng đầu năm, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đạt doanh thu hợp nhất hơn 47.500 tỷ đồng, tăng khoảng 17,5%. Lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm nay là hơn 1.500 tỷ đồng. Riêng quý II, Vietnam Airlines đạt doanh thu khoảng 23.145 tỷ đồng, tăng hơn 21%, lãi sau thuế hơn 374 tỷ đồng, tăng gần gấp 5 năm lần cùng kỳ năm ngoái.

vietjet

Nửa đầu năm 2018, các hãng hàng không như Vietjet Air, Vietnam Airlines liên tiếp báo lãi lớn, bấp chấp giá cả nhiên liệu tăng mạnh.

Kết quả kinh doanh khởi sắc trong quý II của Vietjet Air mang lại cho hãng này khoản lợi nhuận 950 tỷ đồng nhờ vận chuyển và bán các dịch vụ kèm theo. Riêng quý II, Vietjet đã vận chuyển hơn 5,8 triệu hành khách, tăng 28% so với cùng kỳ. Trong đó, các đường bay quốc tế cho tín hiệu khả quan khi đón tiếp hơn 1,6 khách, tăng 96%.

Brendan Sobie - nhà phân tích tại CAPA Centre for Aviation nói với Bloomberg rằng, tốc độ tăng số chỗ ngồi trên tuyến nội địa tại Việt Nam chỉ còn một chữ số năm ngoái, sau 4 năm duy trì trên 20%. Ngược lại, con số này với tuyến quốc tế lại tăng tốc, chạm 20% một năm trong 3 năm qua. Cả Vietjet và đối thủ chính - Vietnam Airlines đều đang chuyển hướng sang thị trường nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng.

Mặc dù vậy, không phải hãng bay nào cũng thu được lợi nhuận. Tình cảnh của Jetstar Pacific trái ngược hoàn toàn so với 2 hãng Vietnam Airlines và Vietjet Air. Năm 2016, Jetstar Pacific báo lỗ tới hơn 900 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến hết năm 2018 đã vượt con số 4.200 tỷ đồng.

Dù chưa chính thức bay, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch FLC tự tin khẳng định, Bamboo Airways bay là sẽ có lãi. Ông Quyết cho biết chỉ cần khai thác đường bay vàng, mỗi chuyến bay các hãng hàng không đã có thể lãi tới 50 tỷ đồng.

bamboo airwaysdd

Lễ ra mắt Bamboo Airways ngày 18/8 tại Trung tâm hội nghị quốc tế - Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Ngày 9/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt dự án cho phép thành lập Bamboo Airways. Hãng dự kiến những chuyến bay đầu tiên sẽ được cất cánh vào ngày 10/10 năm nay, đồng thời lên kế hoạch mở 37 tuyến bay nội địa và quốc tế trong thời gian tới.

Dự án Bamboo Airways có tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 100%. Mới đây, FLC đã công bố Nghị quyết HĐQT về việc tăng vốn điều lệ hãng hàng không này lên 1.300 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính quý II/2018 của FLC cũng thể hiện số tiền và các khoản tương đương tiền đạt trên 836 tỷ đồng. 

Tính đến cuối tháng 6/2018, FLC có tổng nợ phải trả hơn 17.600 tỷ đồng. Cũng giống như nhiều đại gia bất động sản khác, để có tiền đầu tư các dự án, FLC đã và đang thế chấp nhiều dự án của mình tại ngân hàng.

Hiện Bamboo Airways vẫn đang chờ cấp phép bay dù hãng đã ra mắt vào ngày 18/8 vừa qua. Trước đó, FLC đã ký thỏa thuận mua mới 44 máy bay với tổng giá trị hợp đồng theo giá công bố 8,6 tỷ USD.

Nhiều chuyên gia tài chính và hàng không quốc tế đã cảnh báo nguy cơ "đốt tiền", "phơi thân trong nợ nần" từ kế hoạch hàng không tham vọng và "đầy rủi ro" của FLC.

Tuy nhiên, xét về chiến lược lâu dài, cách đi của Bamboo Airways đã có phần khác biệt so với các hãng hàng không đang hiện hữu trên thị trường.

bamboo airways1

Đồng phục của nữ tiếp viên Bamboo Airways.

Khác với VietJet Air, Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Bamboo Airways được hình thành từ tập đoàn mẹ là FLC - hiện thuộc nhóm doanh nghiệp bất động sản có quy mô vốn điều lệ lớn nhất thị trường.

Theo lãnh đạo FLC, hãng bay này ra đời từ chính nhu cầu nội tại của FLC – trong việc khai thác 6 quần thể nghĩ dưỡng lớn trải dài trên khắp Việt Nam (và sắp tới sẽ nâng lên 10 quần thể). Có Bamboo Airways, FLC sẽ có thể cung cấp các sản phẩm du lịch kết hợp lữ hành trọn gói. 

Phát triển lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, khai thác tiềm năng lợi thế du lịch của Việt Nam, "lĩnh mới" Bamboo Airlines có chịu thiệt một chút nhưng được kỳ vọng sẽ mang lại giá trị gia tăng cho hệ thống bất động sản của tập đoàn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24550.00 24560.00 24880.00
EUR 26360.00 26466.00 27632.00
GBP 30809.00 30995.00 31946.00
HKD 3098.00 3110.00 3212.00
CHF 27438.00 27548.00 28416.00
JPY 161.57 162.22 169.82
AUD 15912.00 15976.00 16463.00
SGD 18126.00 18199.00 18741.00
THB 670.00 673.00 701.00
CAD 17913.00 17985.00 18518.00
NZD   14797.00 15289.00
KRW   17.77 19.41
DKK   3543.00 3675.00
SEK   2338.00 2431.00
NOK   2283.00 2375.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ