Quy hoạch điện VII điều chỉnh: Tổng công suất nguồn điện truyền thống chậm tiến độ hơn 7.000MW

Nhàđầutư
Theo ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục điện lực và NLTT, trong giai đoạn 2016-2020 khối lượng xây dựng nguồn điện truyền hệ thống chỉ đạt khoảng 60% so với khối lượng quy hoạch, với tổng công suất nguồn điện truyền thống chậm tiến độ hơn 7.000MW so với quy mô công suất trong quy hoạch điện VII điều chỉnh.
CHU KÝ
09, Tháng 07, 2020 | 05:15

Nhàđầutư
Theo ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục điện lực và NLTT, trong giai đoạn 2016-2020 khối lượng xây dựng nguồn điện truyền hệ thống chỉ đạt khoảng 60% so với khối lượng quy hoạch, với tổng công suất nguồn điện truyền thống chậm tiến độ hơn 7.000MW so với quy mô công suất trong quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Tại Hội thảo phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) nối lưới và Điện mặt trời mái nhà diễn ra ngày 9/7, báo cáo về tình hình thực hiện theo quy hoạch điện VII điều chỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016, ông Hoàng Tiến Dũng Cục trưởng Cục điện lực và NLTT (Bộ Công thương) cho biết, về điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống trong năm 2019 đạt 239,9 tỷ kWh, tăng 2,37 lần so với năm 2010 (101,4 tỷ kWh).

Về tiêu thụ điện, sản lượng điện thương phẩm toàn quốc năm 2019 đạt 209,77 tỷ kWh, tăng 2,46 lần so với năm 2010 (85,4 tỷ kWh), tương ứng tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2011-2019 là 10,5%/năm (giai đoạn 2011-2015 tăng 10,97%/năm và giai đoạn 2016-2019 tăng 9,92%/năm). Ước khối lượng điện toàn hệ thống hoàn thành giai đoạn 2016-2020 là 20.390 MW, bẳng 94% khối lượng theo quy hoạch điện VII điều chỉnh (21.650MW).

“Thực tế 4 năm 2016-2019 hoàn thành 16.060MW, kế hoạch năm 2020 đưa vào vận hành 4.330MW. Trong đó, EVM đưa vào vận hành 6.093MW bằng xấp xỉ 100% khối lượng được giao và chiếm 30% tổng công suất nguồn điện vào vận hành”, ông Hoàng Tiến Dũng thông tin.

x2543_z1965631989567_902903ed166bef6c14d17dab40ee3e2c.jpg,qrt=20200709160029.pagespeed.ic.md-VliEJlT

Ông Hoàng Tiến Dũng Cục trưởng Cục điện lực và NLTT (Bộ Công thương).

Các dự án nguồn điện truyền thống tiếp tục chậm tiến độ

Bên cạnh đó, đánh giá về các nguồn điện truyền thống (than, khí, thủy điện),  ông Dũng cho rằng, nguồn điện này vẫn tiếp tục có xu hướng chậm tiến độ như các giai đoạn trước.

Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2020 khối lượng xây dựng nguồn điện truyền hệ thống chỉ đạt khoảng 60% so với khối lượng quy hoạch. Các nguồn điện chậm tiến độ chủ yếu trong các năm 2019-2020, xảy ra ở cả miền Bắc và miền Nam, với tổng công suất nguồn điện truyền thống chậm tiến độ lên tới hơn 7.000MW so với quy mô công suất trong quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Trong khi đó, rà soát tiến độ nguồn điện trong các năm tới, Cục trưởng Cục điện lực và NLTT dự báo từ năm 2020-2023, công suất nguồn nhiệt điện thiếu hụt sẽ liên tục tăng. Đến hết năm 2023, công suất nhiệt điện thiếu hụt so với quy hoạch lên tới 12.690MW và tình trạng thiếu hụt công suất được cải thiện trong các năm 2024-2025. Mặc dù vậy, đến hết năm 2025, tổng nguồn công suất nhiệt điện thiếu hụt trong giai đoạn 2020-2025 vẫn còn khoảng 7.250MW.

Tại miền Nam, nguồn nhiệt điện than có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cung ứng điện, nhất là giai đoạn 2020-2025. Tuy nhiên, các dự án như Long Phú I (1.200MW), Sông Hậu II (2.000MW), Long Phú III (1.800MW), Vĩnh Tân III (1.980MW), Vân Phong I (1.320MW),… đều chậm dự án nhiệt điện than khác mặc dù đã được duyệt trong quy hoạch nhưng không được thực hiện như: Long An I (1.200MW), Long Phú II (1.320MW), Vũng Áng III (1.200MW),…

Các dự án điện khí LNG Sơn Mỹ II (2.250MW) dự kiến đưa vào vận hành trong các năm 2023-2024 bị chậm sang sau năm 2025. Các nhà máy điện sử dụng khí từ mỏ Lô B và mỏ Cá Voi Xanh cũng có nguy cơ chậm tiến độ 2-3 năm so với quy hoạch.

Theo ông Hoàng Tiến Dũng, nguyên nhân chủ yếu do khó khăn thu xếp vốn đầu tư, trong bối cảnh hạn chế bảo lãnh Chính phủ, không tìm được địa điểm triển khai dự án do các địa phương phản ứng với nhiệt điện than; các dự án BOT chậm tiến độ do quá trình đàm phán kéo dài…

Bên cạnh đó, cân đối cung cầu điện giai đoạn 2021-2025 có nguy cơ thiếu điện,  trong giai đoạn 2021-2024 là hiện hữu. Lượng điện thiếu hụt sẽ tăng từ 400 triệu kWh năm 2021, lên cao nhất đến 13,3 tỷ kWh vào năm 2023. Năm 2024, sản lượng thiếu hụt giảm còn khoảng 11 tỷ kWh và đến năm 2025 hệ thống điện có thể đáp ứng nhu cầu phụ tải nếu tiến độ các chuỗi dự án khí - điện sử dụng khi Lô B, khí Cá Voi Xanh và các dự án nguồn điện sử dụng khí LNG đáp ứng tiến độ.

Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo

Theo đó, để thúc đẩy phát triển NLTT tại Việt Nam, trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách quan trọng để khuyến khích phát triển NLTT.

Cụ thể, chiến lược phát triển NLTT Việt nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 2068), cơ chế khuyến khích phát triển điện gió (Quyết định số 37, Quyết định số 39), cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời (Quyết định số 11, Quyết định số 02, Quyết định số 13), cơ chế khuyến khích phát triển điện sinh khối, phát điện sử dụng chất thải rắn (Quyết định số 24, Quyết định số 08, Quyết định số 31).

Ngoài ra, cơ chế, chính sách quy định trong các quyết định này đã tạo động lực mạnh mẽ trong đầu tư vào các dự án NLTT (đặc biệt là điện gió và điện mặt trời).

“Đến cuối năm 2019, tổng công suất dự án điện mặt trời đã vào vận hành thương mại trong phạm vi cả nước là khoảng 4.600 MW, công suất điện gió vận hành thương mại đạt 380 MW. Có 14 nhà máy điện sinh khối loại đồng phát năng lượng đang vận hành với tổng công suất đạt khoảng 340 MW, trong đó tổng công suất phát lên lưới khoảng 212 MW.

Về điện chất thải rắn, có gần 10 MW đang vận hành. Nguồn điện NLTT này đã góp phần bổ sung thêm nguồn cung cấp cho hệ thống điện quốc gia trong bối cảnh hệ thống thiếu nguồn cung cấp từ nguồn thủy điện sụt giảm do hạn hán kéo dài, đặc biệt giảm sản lượng điện huy động từ nguồn điện chạy dầu giá cao”, Cục trưởng Cục điện lực và NLTT cho hay.

Định hướng phát triển năng lượng tái tạo

Tại Hội nghị, ông Hoàng Tiến Dũng Cục trưởng Cục điện lực và NLTT  cho biết, ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 55), trong đó ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo quốc phòng an ninh, với mục tiêu tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030; 25-30% vào năm 2045.

“Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) đang được Bộ Công Thương khẩn trương triển khai xây dựng phù hợp với tinh thần Nghị quyết 55.

Dự kiến cơ cấu nguồn NLTT theo hướng ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả với quy mô phù hợp khả năng hấp thụ của hệ thống với giá thành điện hợp lý. Rà soát cơ cấu nguồn và định hướng phát triển nguồn NLTT cho thấy tỷ lệ NLTT trong cơ cấu nguồn hiện nay chiếm khoảng 10% có thể tăng lênmức 22-28% vào năm 2030. Lúc đó, hệ thống có thể có khoảng 18.000 MW điện gió và 25.000 MW điện mặt trời”, ông Dũng thông tin.

Ngoài ra, cơ cấu NLTT theo kịch bản phát triển sẽ được làm rõ trong Quy hoạch điện VIII.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ