Định danh ông lớn năng lượng tái tạo CCG Group

TẢ PHÙ
07:00 07/07/2020

Sự hợp tác của HBRE Group và CCG Group được kỳ vọng sẽ củng cố, gia tăng năng lực tài chính, qua đó mở ra viễn cảnh tích cực với 2 dự án điện gió lớn vào loại bậc nhất cả nước. Dẫu vậy, vẫn còn đó những dấu hỏi về danh tính, thực lực CCG Group, cũng như Chủ tịch HĐQT Phạm Văn Tuấn.

nhadautu - du an dien gio CCG Group

Tiềm lực, danh tính của CCG Group vẫn đang là ẩn số với đông đảo dư luận (Ảnh: Internet)

Vào tháng 11/2019, dư luận xôn xao trước thông tin HBRE Group và CCG Group sẽ cùng hợp tác và triển khai đầu tư ở nhiều lĩnh vực, trong đó trọng tâm là phát triển, đầu tư các nguồn năng lượng tái tạo, tiêu biểu là các dự án điện gió tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Hà Tĩnh.

Sự hợp tác giữa những “ông lớn” được kỳ vọng sẽ mở ra viễn cảnh tích cực tại 2 dự án điện gió vào loại bậc nhất cả nước (tiêu biểu là HBRE Hà Tĩnh và HBRE Vũng Tàu). Trong khi HBRE Group là cái tên nổi danh trong giới đầu tư, thì CCG Group lại mới chỉ được báo giới đề cập trong khoảng 1 năm trở lại đây. Do đó, danh tính cũng như tiềm lực của tập đoàn này vẫn là một ẩn số.

Dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, CCG Group không phải là một công ty cụ thể, mà đó là một nhóm doanh nghiệp “họ” CCG.

Nổi bật nhất trong group này là CTCP Đầu tư Phát triển SG CCG (SG CCG), đây là chủ đầu tư Nhà máy điện gió Duyên Hải tại vị trí V2.2, V2.3, V2.4, V2.5, V2.8 (Trà Vinh) với tổng diện tích 4.045 ha, tổng vốn là 4.000 tỷ đồng. Công suất đầu tư dự kiến của dự án là 220MW.

Theo tìm hiểu, SG CCG được thành lập vào ngày 27/5/2019, đóng trụ sở tại số 204 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, TP.HCM. Ngành nghề kinh doanh chính là nghiên cứu và phát triển năng lượng điện; Tư vấn công nghệ.

Khá bất ngờ, khi ông Phạm Văn Tuấn (người được giới thiệu là Chủ tịch HĐQT CCG Group) lại chỉ nắm 40% vốn tại SG CCG, các cổ đông còn lại gồm ông Phan Ngọc Hải (50%) và Tăng Huỳnh Trâm (10%). Được biết, bà Trâm nắm chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty SG CCG.

Doanh nghiệp đáng chú ý thứ 2 là Công ty TNHH phát triển đầu tư hạ tầng Trà Vinh, chủ đầu tư dự án đầu tư hạ tầng Khu Công nghiệp Cổ Chiên với tổng diện tích gần 200 ha. Dữ liệu cho thấy, Công ty TNHH phát triển đầu tư hạ tầng Trà Vinh thành lập ngày 12/7/2019, đóng trụ sở tại số 204 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, TP.HCM. Ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng hạ tầng khu công nghiệp.

Chủ sở hữu ban đầu công ty là CTCP Đầu tư Phương Nam Sài Gòn (cũng đóng trụ sở tại số 204 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, TP.HCM). Đến hiện tại, ông Phạm Văn Tuấn là cổ đông lớn nhất khi nắm 70% vốn Hạ tầng Trà Vinh.

Liên quan tới dự án KCN Cổ Chiên, theo thông tin từ báo giới, căn cứ quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án đã được UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt, CCG Group sẽ đầu tư gần 750 tỷ đồng để triển khai cụ thể theo từng hạng mục: Chuẩn bị đầu tư và thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư quý II/2020; lập báo cáo nghiên cứu khả thi quý IV/2020 đến quý I/2021; giải phóng mặt bằng quý IV/2020 đến quý II/2021; đầu tư xây dựng quý III/2021 đến quý II/2022; xây dựng hoàn thành và đưa dự án đi vào hoạt động kêu gọi đầu tư.

Bên cạnh các doanh nghiệp trên, ông Phạm Văn Tuấn cũng đóng vai trò hạt nhân tại một doanh nghiệp “họ” CCG khác là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển CCG (ông Phạm Văn Tuấn và Phạm Văn Sơn – cùng hộ khẩu với ông Tuấn, lần lượt góp 80% và 20% vốn).

Ngoài ra, dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, ông Phạm Văn Tuấn từng nhiều lần song hành hiện diện cùng ông Phan Ngọc Hải tại một số công ty thành viên “họ” CCG, như: CTCP Đầu tư Phát triển CCG – Bình Thuận (cơ cấu cổ đông: Phạm Văn Tuấn – 25%, Phan Ngọc Hải – 24%, Nguyễn Thị Bảo Ngọc – 51%), CTCP Đầu tư Phát triển SG CCG (như đã đề cập), CTCP Đầu tư Thương mại VN CCG (cơ cấu cổ đông: Phạm Văn Tuấn – 60%, Phan Ngọc Hải – 30%, Từ Hoàng Anh Tuấn – 10%).

Sự hợp tác này còn diễn ra ở các doanh nghiệp không thuộc hệ sinh thái CCG Group. Trước hết, đó là CTCP Đầu tư Nam Việt Hưng Prolink với tỷ lệ sở hữu của ông Hải và ông Tuấn lần lượt là 50% và 49%.

Tại Công ty TNHH Đầu tư Văn hóa và Thể thao Sài Gòn, ông Hải từng góp 58,93% vốn, trong khi ông Tuấn góp 20% vốn. Đến tháng 1/2020, ông Phạm Văn Tuấn thoái hết vốn, trong khi đó tỷ lệ sở hữu của ông Hải tăng lên 78,93%.

Như truyền thông đưa tin hồi tháng 3/2018, Công ty TNHH Đầu tư Văn hóa và Thể thao Sài Gòn là bên lập đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi 2 dự án xây dựng bãi đậu xe ngầm tại khu vực sân bóng đá thuộc công viên Tao Đàn (TP.HCM) và sân vận động Hoa Lư (TP.HCM).

“Cuộc chơi” kín tiếng của ông Phạm Văn Tuấn tại Quang Điện Phú Khánh

Trước khi thành lập CCG Group, ít người biết ông Phạm Văn Tuấn từng gắn bó với một hệ sinh thái khác mang “họ” Nam Việt Hưng. Trong đó, thành viên nổi bật và ra đời sớm nhất là CTCP Đầu tư Nam Việt Hưng (thành lập ngày 4/5/2010). Tại đây, ngoài chức vụ Chủ tịch HĐQT, ông Tuấn còn là cổ đông lớn nhất khi nắm 70% vốn công ty (cho đến sau tháng 8/2018, tỷ lệ sở hữu của ông giảm mạnh xuống 5%).

Bên cạnh đó, tính đến tháng 11/2018, ông cũng nắm 50% vốn Công ty TNHH Đầu tư Nam Việt Hưng – Phú Yên, 50% vốn còn lại do chính Đầu tư Nam Việt Hưng sở hữu. (Đến hiện tại, ông đã thoái hết vốn khỏi Nam Việt Hưng Phú Yên).

Đây là 2 pháp nhân có mối liên hệ đặc biệt với CTCP Quang Điện Phú Khánh – chủ sở hữu Nhà máy điện mặt trời Xuân Thọ 1 và Nhà máy Điện mặt trời Xuân Thọ 2 (cùng tại Phú Yên).

Cụ thể, Công ty TNHH Đầu tư Nam Việt Hưng – Phú Yên từng là cổ đông nắm 10% vốn Quang Điện Phú Khánh (Lưu ý là trong giai đoạn tháng 6/2018, ông Tuấn là Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp Quang Điện Phú Khánh). Trong khi đó, Đầu tư Nam Việt Hưng có hợp đồng xây dựng với doanh nghiệp này, tổng giá trị hợp đồng là 11,9 triệu USD (chưa bao gồm VAT).

Quang Điện Phú Khánh là doanh nghiệp sở hữu Nhà máy điện mặt trời Xuân Thọ 1 và Nhà máy Điện mặt trời Xuân Thọ 2 (cùng tại Phú Yên), với quy mô diện tích triển khai 120 ha, tổng vốn đầu tư 2.484 tỷ đồng, và lượng điện sản xuất hàng năm lên đến 173,372 triệu KWh/năm. Được biết, 2 dự án này đã chính thức đi vào vận hành phát điện từ ngày 11 và 12/6/2019.

Ở một diễn biến liên quan tại Quang điện Phú Khánh, 2 cá nhân Trần Minh Tiến và Võ Hoàng Như Phúc vào tháng 7/2018 chuyển nhượng toàn bộ cổ phần sở hữu (là 89,8%) cho Solar Power Management (Thái Lan) – công ty có 100% vốn thuộc Eastern Power Group (Thái Lan). Mức giá chuyển nhượng là 2,15 triệu Bath (tương đương 65.617,6 USD). Đến ngày 3/9/2019, Eastern Power Group cùng các cổ đông đã chuyển nhượng toàn bộ vốn tại Quang Điện Phú Khánh cho BG Container Glass Public Company Limited và các cổ đông liên quan. Theo bản công bố thông tin, BG chỉ phải chi 1,259 triệu Bath cho thương vụ này.

Khác với ông Tuấn, ông Phan Ngọc Hải tham gia nhiều thương vụ góp vốn liên quan tới các dự án bất động sản. Cụ thể, ông là cổ đông nắm 25% vốn tại CTCP Golden Star Holding (vốn 2.000 tỷ đồng), cùng ông Phan Ngọc Trường Sơn (1%) và Từ Hoàng Anh Tuấn (2%). Được biết, Golden Star Holding (trước tháng 8/2018) từng là cổ đông góp 27% vốn tại CTCP BC Land, cùng với ông Trương Phi Cường (15%), Lưu Việt Dũng (48%), Phan Thanh Trúc (10%).

BC Land từng là chủ sở hữu khu đất rộng 6 ha tại phường Bình Trưng Đông, quận 2, TP.HCM và sau đó được CapitaLand M&A vào ngày 15/8/2018.

Đặc biệt, nhiều công ty do ông Hải góp vốn, nắm vị trí cấp cao có địa chỉ trụ sở tại số 204 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, TP.HCM. Đây cũng là địa chỉ 2 công ty do đại gia Trương Phi Cường (cựu cổ đông BC Land) đứng tên là CTCP BCapital Land và CTCP Địa ốc Trương Gia. Nhắc lại một chút, đây cũng là địa chỉ trụ sở của CTCP Đầu tư Phát triển SG CCG Công ty TNHH phát triển đầu tư hạ tầng Trà Vinh.

Doanh nhân Phan Ngọc Hải từng một lần xuất hiện trên báo giới vào năm 2019, liên quan đến vụ lùm xùm tại khu đất 34-36-42 Chu Mạnh Trinh (TP.HCM) và 33 Nguyễn Du (TP.HCM) của CTCP Đầu tư Phương Nam Sài Gòn. Đây là công ty do ông Hải làm Chủ tịch HĐQT, Người đại diện theo pháp luật và góp 5,929% vốn (Lưu ý, như đã đề cập công ty này từng nắm 100% vốn tại Công ty TNHH phát triển đầu tư hạ tầng Trà Vinh).

Cụ thể, Đầu tư Phương Nam Sài Gòn thời điểm đó được cho là nhận sự chấp thuận đề xuất xin hợp khối và điều chỉnh quyền sử dụng đất 2 lô đất kể trên, theo văn bản số 512/UBND-QLDA của UBND TP.HCM.

Dù vậy, khá bất ngờ khi ngay sau đó, ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TP HCM khẳng định, Văn phòng UBND TP.HCM không phát hành văn bản trên.

Cũng liên quan tới CTCP Đầu tư Phương Nam Sài Gòn, doanh nghiệp này vào ngày 5/2/2020 đã đề xuất Sở Kế hoạch Đầu tư UBND tỉnh Lâm Đồng về việc đầu tư dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, lưu trú ngắn ngày.

Ngoài các doanh nghiệp trên, ông Hải còn góp tại nhiều doanh nghiệp khác, như: 85% CTCP Đầu tư Thương mại Phúc An Gia Phát; 30% CTCP Đầu tư Thương mại Từ Hải Sài Gòn; 46% CTCP Đầu tư và Phát triển thẩm mỹ viện Sailing; 85% CTCP Đầu tư Xây dựng SSI; 53% CTCP Giáo dục Đại Nam; 95% Công ty TNHH Vạn Hương;….

  • Cùng chuyên mục
Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Trong khi Cảng Quy Nhơn đã "về đích" mục tiêu lợi nhuận năm 2024 chỉ sau 9 tháng, Cảng Thị Nại lại đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lượng hàng hóa qua cảng giảm mạnh, phải điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh.

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Quá trình phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát đang chịu ảnh hưởng tiêu cực không chỉ từ các yếu tố về kinh tế xã hội mà còn từ các chính sách mới ban hành…

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Hàng triệu cổ phiếu CTF đang được dùng làm tài sản đảm bảo, thế chấp các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên việc cổ phiếu giảm giá mạnh có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo.

Tài chính - 20/11/2024 16:24

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

2 lần tăng vốn gần nhất của CIENCO4 đều gắn với một doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới nhà chủ CTCP Chứng khoán VNDirect, đó là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Trustlink.

Tài chính - 20/11/2024 10:49

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:48

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:36

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank khẳng định rằng không nhận được bất kỳ quyết định nào của NHNN về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Thị trường chứng khoán đã điều chỉnh liên tục nhiều phiên liên tiếp, VN-Index về gần mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản kém cùng khối ngoại tiếp tục bán ròng khiến thị trường kém hấp dẫn hơn.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Trong 9 tháng đầu năm 2024, CTCP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) ghi nhận hơn 1.184 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 22,7 tỷ đồng, tăng lần lượt 74,3% và 69,4% so với cùng kỳ 2023.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Ông Chen Chia Ken, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Phú Hưng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì thế khối ngoại liên tục rút vốn và thanh khoản thị trường giảm dần qua từng tháng.

Tài chính - 19/11/2024 14:22

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

CTCP Thủy điện Hủa Na (HoSE: HNA) vừa lên kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 cho các cổ đông của công ty, với tổng số tiền hơn 235 tỷ đồng.

Tài chính - 19/11/2024 11:22

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

Vừa qua, Công ty Cổ phần InvestingPro đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank (VCBF). Theo thoả thuận đã ký kết, InvestingPro sẽ chính thức trở thành đại lý phân phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý.

Chứng khoán - 19/11/2024 10:29

Bimico - vì đâu nên nỗi?

Bimico - vì đâu nên nỗi?

Từng là ngôi sao sáng với chuỗi tăng trưởng ấn tượng, tình hình kinh doanh của Bimico dần đi xuống trong nhiều năm. Hiện nay, phần lớn tài sản Bimico dồn vào khu công nghiệp và đầu tư mua cổ phiếu VLB.

Tài chính - 19/11/2024 06:30

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường

Hôm nay (ngày 18/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường qua 4 ngân hàng TMCP nhà nước và SJC. Giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 18/11/2024 11:16

Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn

Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn

Quỹ đầu tư TAEL Two Partners muốn bán hơn 6,4 triệu cổ phiếu VNS của Vinasun. Nếu thành công, quỹ ngoại này sẽ 'cắt lỗ' thành công khi hạ tỉ lệ sở hữu về 0%.

Tài chính - 18/11/2024 10:15

Đô thị Kinh Bắc cần hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu nợ

Đô thị Kinh Bắc cần hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu nợ

Đô thị Kinh Bắc sẽ chào bán 250 triệu cổ phiếu cho 11 nhà đầu tư, giá không thấp hơn 16.200 đồng/cp. Công ty có nhu cầu hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu các khoản nợ.

Tài chính - 18/11/2024 06:30