Việt Nam trước những biến động thuế quan: Đa dạng hóa để tiến xa hơn

HƯƠNG VŨ (*)
13:19 28/07/2025

Đa dạng hóa thị trường không còn là một lựa chọn mà là một yêu cầu cấp thiết để Việt Nam bảo vệ tăng trưởng xuất khẩu, hạn chế rủi ro từ biến động chính sách và thị trường toàn cầu.

Cú sốc thuế quan của Mỹ trong bối cảnh mới của kinh tế thế giới với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và các rào cản phi thuế quan đang đang đặt ra những bài toán lớn cho Việt Nam – một nền kinh tế hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình gấp rưỡi GDP.

Thế giới đang thay đổi và Việt Nam cần viết lại cẩm nang tăng trưởng của mình. Việc đa dạng hóa thị trường không chỉ là giải pháp ứng phó với rủi ro mà còn là chiến lược phát triển dài hạn bền vững.

Bối cảnh thách thức mới

Ngày 2/4/2025, Mỹ đã gây ra một cú sốc trên toàn cầu khi công bố chính sách mới về Thuế nhập khẩu đối ứng. Theo đó, mức thuế quan phổ quát 10% đã được áp dụng với tất cả hàng nhập khẩu vào Hòa Kỳ kể từ ngày 5/4/2025. Mức thuế này được đe dọa có thể tăng lên một mức cao hơn nhiều, phụ thuộc theo từng quốc gia cụ thể, như Việt Nam có thể phải chịu mức thuế lên tới 46%, để mang tính răn đe và kéo các quốc gia nhanh chóng vào bàn phán với Chính phủ Hoa kỳ.

Việt Nam đã khẩn trương tiến hành các phiên đàm phán với Mỹ trong suốt 3 tháng và trở thành một trong những quốc gia đạt được thỏa thuận với Mỹ về mức thuế mới. Theo thông báo từ mạng xã hội X của Tổng thống Donald Trump ngày 2/7 cho biết, các hàng hóa có xuất xứ Việt Nam sẽ chịu mức thuế phổ biến quanh mốc 20% khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, mang lại cho Việt Nam những lợi thế nhất định so với các quốc gia xuất khẩu khác.

Tuy nhiên, các hàng hóa chuyển khẩu (“Transhipping”) sẽ phải chịu mức thuế suất lên tới 40% như một lời cảnh báo Việt Nam cần lập tức có trấn chỉnh về hoạt động chuyển khẩu hàng hóa từ quốc gia thứ ba sang Hoa Kỳ. Có rất nhiều yếu tố bất định có thể kéo theo từ cú sốc thuế quan này mà Việt Nam cần đặc biệt quan tâm.

Theo số liệu thống kê, khoảng 28-30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hiện đang hướng tới thị trường Mỹ. Mức thuế 20% áp dụng với hàng hóa từ Việt Nam, trong bối cạnh các quốc gia xuất khẩu khác sang thị trường Mỹ đều đang chịu thuế suất cao hơn, kèm theo việc Việt Nam hiện vẫn giữ ưu thế về chi phí nhân công rẻ và bờ biển dài tạo điền kiện cho các hoạt động hậu cần, thoạt nhìn có thể chưa ảnh hưởng ngay lập tức tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Mỹ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, mọi ưu thế hiện tại đều có thể bị xóa nhòa trong tương lai, vì:

Thứ nhất, cơ cấu thuế đối ứng theo thỏa thuận mới đặt ra bài toán nan giải về vấn đề xuất xứ khi chuỗi cung ứng sản xuất tại Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc. Một hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ Việt Nam nếu xuất khẩu từ Việt Nam sẽ có rủi ro bị coi là chuyển khẩu (“Transhipping”) và chịu thêm tới 40% thuế đối ứng khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ;

Thứ hai, việc đàm phán giữa các quốc gia không chỉ xoay quanh vấn đề thuế quan và không hoàn toàn kết thúc tính tại ngày 9/7. Bất cứ quốc gia nào, khi cần thiết, đều có thể mở ra các phiên đàm phán mới và đánh đổi nhiều chủ quyền quốc gia hơn để có mức thuế tốt hơn Việt Nam, như Indonesia vài ngày gần đây đã đạt được thỏa thuận thuế đối ứng chỉ 19% với Hoa Kỳ;

Thứ ba, Thuế đối ứng không phải thuế nhập khẩu bổ sung duy nhất. Hoa Kỳ hiện là quốc gia tiến hành nhiều điều tra ngắn hạn (Section 201, 301, 232) và dài hạn (Thuế CBPG, Thuế CTC,…) nhất và áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại nhất, càng làm gia tăng rủi ro cho hàng hóa đến từ các quốc gia chưa được công nhận là có nền kinh tế thị trường, trong đó có Việt Nam.

Ba điều trên tạo ra thách thức lớn, làm giảm nhu cầu sử dụng hàng nhập khẩu tại Hoa Kỳ và gây áp lực lên mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam. Bối cảnh thuế quan mới đã cho thấy rõ rủi ro của việc phụ thuộc quá mức vào một thị trường lớn.

Trước các diễn biến này, đa dạng hóa thị trường không phải là một lựa chọn mà là một yêu cầu cấp thiết để Việt Nam bảo vệ tăng trưởng xuất khẩu, hạn chế rủi ro từ biến động chính sách và thị trường toàn cầu. Một trong những giải pháp nhanh và ít rủi ro đứt gãy nhất là tăng tốc hợp tác khu vực Châu Á và liên khu vực với Châu Âu nhằm chuyển hướng thị trường, củng cố chuỗi cung ứng và thu hút dòng vốn FDI “trung lập về thuế”. Chiến lược này không chỉ giúp giảm bớt tác động của cú sốc thuế mà còn có tiềm năng giúp Việt Nam vươn lên trở thành cầu nối thiết yếu giữa hành lang Đông và Tây trong thập kỷ tới.

Mở rộng hợp tác với Châu Á

Lý do đầu tiên và quan trọng nhất cho việc Việt Nam nên làm sâu sắc hơn quan hệ của mình với khu vực Châu Á là nhằm giảm thiệt hại từ cú sốc thuế quan của Mỹ. Thị trường nội khối Châu Á đã chiếm hơn 55% tổng kim ngạch hàng hóa của Việt Nam và đang tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu sang Bắc Mỹ. Củng cố quy mô tại Châu Á, tận dụng mạng lưới trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (“RCEP”) và hạ tầng ASEAN giúp Việt Nam duy trì chi phí cạnh tranh.

Lý do thứ hai là Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định Thương mại Tự do (“FTA”) như ATIGA, ACFTA, AJFTA, AKFTA, RCEP,… trong việc tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế (Ví dụ: 10 quốc gia thành viên của ATIGA đang áp dựng mức thuế trung bình 0% đối hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thành viên, 15 quốc gia thành viên RCEP hiện đang áp dụng mức thuế trung bình dưới 5% cho 92% dòng thuế, v.v…). Quy tắc cộng gộp của các FTA cho phép nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ bất cứ nước thành viên nào đều được tính vào xuất xứ sản phẩm sản xuất tại Việt Nam khi xuất khẩu sang một nước thành viên khác, giúp nâng cao giá trị hàm lượng khu vực của sản phẩm.

Thứ ba là nắm bắt cơ hội từ xu hướng "China + 1". Tuy đã có những thông tin về việc các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu cân nhắc đến “Vietnam + 1” sau thông báo đầu tháng 4 về Thuế đối ứng của Hoa Kỳ, nhưng với điểm mạnh là sự ổn định chính trị lâu dài, chí phí sản xuất thấp tương đối trong khu vực, và các đối sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng như thúc đẩy môi trường đầu tư kịp thời, Việt Nam vẫn là điểm đến đáng cân nhắc của các tập đoàn lớn muốn đa dạng chuỗi cung ứng, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Đây là một cơ hội cho Việt Nam trong lắp ráp ở các ngành thế mạnh sẵn có (như điện tử, nội thất, dệt may, nông sản, thủy sản) và mở cửa đón các nhà đầu tư thuộc các ngành chiến lược trọng điểm trong tương lai (như công nghệ cao, chip bán dẫn, điện hạt nhân, năng lượng xanh).

Cuối cùng, việc tăng cường hợp tác khu vực giúp nâng cấp hạ tầng chung như đường sắt xuyên biên giới, cảng thông minh, và lưới điện kết nối giúp giảm chi phí logistics và vận chuyển cho tất cả các nhà xuất khẩu ASEAN, nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể của khu vực và Việt Nam.

Các hành động ưu tiên để hợp tác với Châu Á

Để hiện thực hóa chiến lược hợp tác sâu sắc hơn với Châu Á, có một số vấn đề chúng ta cần chú ý đặc biệt:

Thứ nhất là để tận dụng ưu thế của quy tắc cộng gộp trong xác định xuất xứ với các đối tác RCEP. Việt Nam cần: Cân nhắc giữa tính linh hoạt và đảm bảo tính thực chất của nguồn gốc hàng hóa; Sớm nghiên cứu xu hướng tăng cường minh bạch và dễ dàng kiểm tra, chứng nhận nguồn gốc; Khả năng tích hợp các tiêu chuẩn mới như công nghệ số, chứng nhận điện tử trong quy trình chứng nhận xuất xứ.

Thứ hai là đẩy nhanh triển khai các mô hình khu công nghiệp chung và phát triển các "Hành lang công nghiệp ASEAN". Ví dụ, các dự án hợp tác giữa Quảng Ninh (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc) hoặc Bình Dương (Việt Nam) và Singapore là những điển hình cho sự liên kết này. Các khu công nghiệp này hướng tới việc áp dụng các cơ chế thuận lợi như xử lý trung lập về thuế quan và triển khai cơ chế thông quan trước chung. Cần ký biên bản ghi nhớ với Singapore, Thái Lan, Malaysia để mở rộng khái niệm "Công viên chuỗi cung ứng xanh" với các cửa sổ hải quan chung và kiểm toán các tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (“ESG”) chung nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững của chuỗi cung ứng khu vực.

Thứ ba là xây dựng cầu nối thương mại kỹ thuật số. Cần đàm phán để thí điểm áp dụng Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử (e-CO) trên toàn ASEAN và hóa đơn điện tử tương hỗ để cắt giảm 1-2% chi phí giao dịch. Việc triển khai sandbox Một cửa ASEAN 2.0 (ASEAN Single-Window 2.0), kết nối Hải quan Việt Nam với Indonesia và Philippines, sẽ cho phép xử lý hàng hóa theo thời gian thực trước khi cập cảng.

Thư tư là thiết lập quỹ tài chính chuỗi cung ứng. Hợp tác với các tổ chức như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) để đồng sáng tạo một cơ sở bảo hiểm và bao thanh toán khu vực nhằm giảm thiểu rủi ro về thuế quan và vận chuyển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hợp tác với Châu Âu

Mặc dù Cơ Chế Điều chỉnh Carbon xuyên biên giới (“CBAM”) là một rào cản đáng kể đối với 6 ngành công nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh, Châu Âu vẫn là một thị trường đầy tiềm năng mà nhà xuất khẩu Việt Nam cần chú trọng. Củng cố quan hệ với Liên minh Châu Âu (“EU”), khai thác lộ trình Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (“EVFTA”), và "phần thưởng xanh" của EU có thể giúp Việt Nam bước lên một nấc thang giá trị cao hơn.

Đầu tiên, Châu Âu là một thị trường “thân thiện thuế”. EVFTA đã mang lại những ưu đãi thuế quan vượt trội so với thị trường Mỹ hiện tại. EVFTA đã xóa bỏ 71% dòng thuế và 99% sẽ về 0% trước năm 2030. Việt Nam cần chủ động đề nghị lộ trình xóa bỏ thuế quan theo EVFTA sớm hơn để thúc đẩy xuất khẩu sang Châu Âu một cách tích cực. Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang Châu Âu so với việc đối mặt với mức thuế cao tại thị trường Hoa Kỳ.

Thứ hai là nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các nhà nhập khẩu tại Châu Âu. Tương tự như các công ty Mỹ, nhiều nhà nhập khẩu và doanh nghiệp Châu Âu cũng muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và đang tìm kiếm các nguồn cung thay thế. Việt Nam được xem là đáp ứng tốt nhu cầu này, không chỉ nhờ EVFTA mà còn nhờ động thái tích cực cải thiện thực tiễn về các tiêu chuẩn ESG trong các năm gần đây. Sự thay đổi trong động lực thương mại toàn cầu đã tạo cơ hội cho tăng trưởng kinh tế ở cả Châu Á và Châu Âu, khi các nước này tìm kiếm các thị trường và hợp tác mới.

Thứ ba, Châu Âu là khu vực dẫn đầu về các chuẩn mực xanh và số. Việc EU đi đầu trong việc đặt ra các tiêu chuẩn về carbon (như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon - CBAM) và dữ liệu đặt ra yêu cầu tuân thủ đối với các đối tác thương mại. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến các nước Châu Á, nơi sản xuất thường không đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của EU. Nếu có thể tuân thủ sớm các tiêu chuẩn này sẽ giúp Việt Nam giữ vững thị phần tại Châu Âu và thu hút dòng vốn FDI xanh, vốn ngày càng quan tâm đến tính bền vững.

Thứ tư là nguồn vốn đầu tư dồi dào từ EU. Các sáng kiến như Global Gateway và quỹ khí hậu của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (“EIB”) sẵn sàng tài trợ cho các dự án hạ tầng lớn tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và logistics như cảng, điện khí, điện gió.

Mặc dù có nhiều cơ hội, việc hợp tác với EU cũng đi kèm với nhiều thách thức, trong đó đáng kể nhất là các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của EU về chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn mác, môi trường, xã hội, quản trị,… vô hình làm tăng áp lực chi phí cho nhà sản xuất và đẩy cao giá sản phẩm đầu ra, dẫn tới rủi ro mất tính cạnh tranh trên thị trường.

Người dân Châu Âu cũng có thói quen tiêu dùng tiết kiệm và yêu thích sử dụng những sản phẩm mang tính quay vòng, bền vững hơn so với người dân tại Mỹ. Bên cạnh đó, EU cũng ngày càng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hơn, như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, gây rủi ro cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Dù vậy, EU vẫn là thị trường có mức sống cao, sức mua đáng kể, đa dạng nguồn cung, ưa chuộng các sản phẩm xanh, sạch và bền vững – điều mà Việt Nam có thể khai thác thông qua chiến lược chuyển đổi sản xuất nông nghiệp – công nghiệp theo hướng sinh thái. Các nền kinh tế EU tương đối ổn định, ít rủi ro chính trị và có xu hướng ổn định về chính sách thuế. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch dài hạn mà không quá lo lắng về các thay đổi đột ngột. Các quốc gia như Hà Lan, Đức, Pháp, Bỉ, Ba Lan… có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông sản nhiệt đới, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may và đồ gỗ – vốn là thế mạnh của Việt Nam.

Làm gì để tăng cường hợp tác với Châu Âu?

Để vượt qua các thách thức và khai thác tối đa các cơ hội từ thị trường Châu Âu, có một số trọng tâm cần lưu ý.

Đầu tiên phải kể đến là xúc tiến thực hiện EVFTA. Có thể đàm phán và đề nghị EU ưu tiên tiếp tục giảm thuế cho các mặt hàng bị ảnh hưởng thuế quan của chính phủ Trump về mức 0% vào năm 2026 thay vì lộ trình ban đầu đến năm 2028 hoặc 2030. Để thực hiện được việc này, cần thành lập Nhóm công tác EU - Việt Nam về đẩy nhanh EVFTA và công nhận chứng từ số.

Cùng với đó, Việt Nam nên phát triển các trung tâm xuất khẩu tuân thủ kép, xây dựng các khu công nghiệp được chuẩn bị sẵn sàng cho yêu cầu của EVFTA và các tiêu chuẩn EU. Các khu này cần có hệ thống kế toán và kiểm kê khí nhà kính tuân thủ CBAM, nguồn điện từ năng lượng tái tạo (chuẩn RE100), và các phòng thử nghiệm để cấp nhãn hiệu CE (chứng nhận sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn sức khỏe, an toàn và môi trường của EU). Cần ban hành nghị định về “Vùng CBAM thí điểm” để tạo khuôn khổ pháp lý cho việc này.

Thứ ba là liên kết các ngành chiến lược với các đối tác Châu Âu. Khuyến khích đầu tư chung với các công ty lớn của châu Âu trong các chuỗi cung ứng có giá trị cao và ít bị ảnh hưởng bởi thuế Mỹ, như chất bán dẫn, hydro xanh, và điện gió ngoài khơi. Việc này giúp đa dạng hóa cấu trúc xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào các mặt hàng truyền thống như hàng may mặc hay đồ nội thất, vốn đang chịu thuế cao của Mỹ.

Để doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, đặc biệt là Châu Âu – nơi có quy định chặt chẽ – sự đồng hành của Nhà nước là không thể thiếu. Trước mắt, Chính phủ có thể tập trung vào xây dựng cơ chế và hệ thống truy xuất nguồn gốc minh bạch giúp doanh nghiệp có thể chứng minh xuất xứ hàng hóa, giảm rủi ro bị áp thuế chống lẩn tránh; ưu đãi thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xanh; tăng cường đối thoại và thông tin kịp thời; đào tạo nhân lực xuất khẩu chất lượng cao, có kiến thức chuyên sâu về thị trường, pháp lý và tiêu chuẩn kỹ thuật để giúp doanh nghiệp đối phó với các biến động đang tới và đặc biệt là nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý của sàn giao dịch Carbon trong nước.

(*) Ms. Hương Vũ – Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn EY Vietnam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

  • Cùng chuyên mục
Bidiphar hoàn thành 60% kế hoạch năm chỉ trong 6 tháng

Bidiphar hoàn thành 60% kế hoạch năm chỉ trong 6 tháng

Sau 6 tháng, Bidiphar ghi nhận doanh thu 916 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 202 tỷ đồng, tương đương hoàn thành 46% kế hoạch doanh thu và 60% kế hoạch lợi nhuận.

Tài chính - 28/07/2025 13:18

Thuduc House phục hồi tăng trưởng sau khi thay dàn lãnh đạo

Thuduc House phục hồi tăng trưởng sau khi thay dàn lãnh đạo

CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã TDH) có nửa đầu năm kinh doanh tích cực, ghi nhận mức lãi 19 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 33 tỷ đồng. Dưới thời HĐQT mới, công ty này cũng giảm nợ phải trả.

Tài chính - 28/07/2025 08:21

Một 'ông lớn' dược phẩm báo lãi quý II/2025 giảm 24%

Một 'ông lớn' dược phẩm báo lãi quý II/2025 giảm 24%

Dù lãi sau thuế quý II/2025 của Phytopharma giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, song lợi nhuận xét theo nửa đầu năm nay vẫn tăng trưởng 10%.

Tài chính - 27/07/2025 18:10

Giải pháp tài chính số - chìa khóa tăng trưởng trong kỷ nguyên trọng liệu

Giải pháp tài chính số - chìa khóa tăng trưởng trong kỷ nguyên trọng liệu

Trong bối cảnh làn sóng chuyển đổi số lan rộng trên toàn cầu, các doanh nghiệp – đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) – đang đứng trước thời cơ lớn để bứt phá nếu biết tận dụng sức mạnh của công nghệ tài chính (Fintech).

Tài chính - 27/07/2025 13:20

Cổ phiếu VietCredit lên đỉnh, VICEM chuẩn bị thoái vốn

Cổ phiếu VietCredit lên đỉnh, VICEM chuẩn bị thoái vốn

Sau năm tái cấu trúc chuyển hướng cho vay số, VietCredit báo lãi đột biến nửa đầu năm. Doanh nghiệp dự kiến kết quả kinh doanh sẽ trở lại mức bình thường từ 2026.

Tài chính - 27/07/2025 07:20

Không còn cung cấp dịch vụ cho Vietjet, SGN báo lãi quý II giảm 9%

Không còn cung cấp dịch vụ cho Vietjet, SGN báo lãi quý II giảm 9%

Trong nửa đầu năm 2025, lãi ròng SGN đạt 141,6 tỷ đồng, 3,66% so với cùng kỳ năm trước, và hoàn thành 89% mục tiêu cả năm.

Tài chính - 26/07/2025 18:13

Quý kinh doanh báo lãi kỷ lục của FPT Telecom

Quý kinh doanh báo lãi kỷ lục của FPT Telecom

Đi cùng với KQKD quý II/2025 lập kỷ lục, FPT Telecom cũng gây ấn tượng với "núi" tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lên đến hơn 13.000 tỷ đồng.

Tài chính - 26/07/2025 07:31

Cổ phiếu TAL 'chào sàn' HoSE ngày 1/8

Cổ phiếu TAL 'chào sàn' HoSE ngày 1/8

Gần 312 triệu cổ phiếu TAL của CTCP Đầu tư Bất động sản Taseco sẽ chính thức giao dịch trên HoSE từ ngày 1/8 với giá tham chiếu 25.500 đồng/CP.

Tài chính - 26/07/2025 07:00

Sếp quỹ PYN Elite lạc quan về kịch bản VN-Index lên 1.800 điểm

Sếp quỹ PYN Elite lạc quan về kịch bản VN-Index lên 1.800 điểm

Ông Petri Deryng, người đứng đầu quỹ PYN Elite, cho rằng kịch bản chỉ số VN-Index đạt 1.800 điểm vào cuối năm nay là khả quan.

Tài chính - 26/07/2025 07:00

PAN Group hoàn thành 38% kế hoạch lãi sau nửa đầu năm

PAN Group hoàn thành 38% kế hoạch lãi sau nửa đầu năm

PAN Group sau 2 quý đầu năm 2025 đã hoàn thành lần lượt 47,4% kế hoạch doanh thu và gần 38% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm nay.

Tài chính - 25/07/2025 17:13

Thu nhập ngoài lãi kéo lợi nhuận quý II/2025 của ACB

Thu nhập ngoài lãi kéo lợi nhuận quý II/2025 của ACB

Báo cáo tài chính quý II/2025 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho thấy lợi nhuận trước thuế đạt 6.093 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, áp lực từ chi phí vốn và cạnh tranh lãi suất tiếp tục là thách thức trong nửa cuối năm.

Tài chính - 25/07/2025 16:18

Nhóm chứng khoán kéo VN-Index vượt đỉnh lịch sử

Nhóm chứng khoán kéo VN-Index vượt đỉnh lịch sử

Phiên ngày 25/7 đánh dấu mốc mới của thị trường chứng khoán Việt Nam khi VN-Index ghi nhận đỉnh mới 1.531,12 điểm, vượt qua đỉnh lịch sử thiết lập đầu năm 2022.

Tài chính - 25/07/2025 16:17

LIZEN khởi động kế hoạch gọi vốn sau 4 năm

LIZEN khởi động kế hoạch gọi vốn sau 4 năm

LIZEN sẽ lấy ý kiến cổ đông phương án chào bán riêng lẻ tối đa 100 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp tại cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường tới đây.

Tài chính - 25/07/2025 13:56

Để quỹ đầu tư thành kênh huy động vốn cho kinh tế tư nhân

Để quỹ đầu tư thành kênh huy động vốn cho kinh tế tư nhân

Việc khuyến khích người dân và xã hội đầu tư vào kênh chứng chỉ quỹ là tiền đề quan trọng để quỹ đầu tư trở thành kênh huy động vốn quan trọng thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.

Tài chính - 24/07/2025 15:16

 Nhà băng quan ngại rủi ro đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu

Nhà băng quan ngại rủi ro đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu

Ngoài đầu tư kinh doanh bất động sản vẫn được xem là lĩnh vực rủi ro tín dụng cao, trong năm 2026, đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu cũng là lĩnh vực mà các nhà băng quan ngại, được đánh giá rủi ro hơn cả đầu tư chứng khoán.

Tài chính - 24/07/2025 14:10

Thấy gì từ con số kết quả kinh doanh của top 10 thị phần môi giới sàn HoSE?

Thấy gì từ con số kết quả kinh doanh của top 10 thị phần môi giới sàn HoSE?

Chứng khoán VPS, Chứng khoán SSI là 2 công ty duy nhất trong top 10 doanh nghiệp thị phần sàn HoSE có mức tăng trưởng lợi nhuận quý II/2025 trên 10%.

Tài chính - 24/07/2025 09:10