Quảng Nam xã hội hóa đầu tư sân bay Chu Lai

Nhàđầutư
Chủ tịch Quảng Nam cho biết, hiện nay, đề án xã hội hóa đầu tư sân bay Chu Lai đã được tỉnh trình lên Bộ GTVT. Sau khi có cơ chế về đầu tư phát triển hệ thống sân bay toàn quốc, sân bay Chu Lai sẽ được đầu tư phù hợp.
THÀNH VÂN
03, Tháng 03, 2024 | 14:55

Nhàđầutư
Chủ tịch Quảng Nam cho biết, hiện nay, đề án xã hội hóa đầu tư sân bay Chu Lai đã được tỉnh trình lên Bộ GTVT. Sau khi có cơ chế về đầu tư phát triển hệ thống sân bay toàn quốc, sân bay Chu Lai sẽ được đầu tư phù hợp.

Xã hội hoá sân bay Chu Lai

Theo quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Chu Lai với quy mô sân bay đạt cấp 4F, là trung tâm công nghiệp - dịch vụ hàng không quốc tế với các hoạt động vận tải hành khách, hàng hoá, logistics hàng không; trung tâm đào tạo và huấn luyện bay; trung tâm sửa chữa bảo dưỡng các loại máy bay, sản xuất linh phụ kiện ngành hàng không; gắn kết với khu phi thuế quan và các khu công nghiệp công nghệ cao, hình thành trung tâm sản xuất, chế tác, gia công các sản phẩm công nghệ cao, giá trị cao, xuất nhập khẩu đường hàng không.

Nói về việc phát triển sân bay Chu Lai, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết, hiện nay, Ban Cán sự Đảng, Chính phủ đã báo cáo với Bộ Chính trị về đề án xã hội hóa, đầu tư các Cảng hàng không trên toàn quốc.

Sau khi Bộ Chính trị cho chủ trương, Chính phủ sẽ triển khai, tổ chức thực hiện, Bộ GTVT là đầu mối làm việc với các địa phương để triển khai đẩy mạnh đầu tư các sân bay trên toàn quốc, trong đó có phân loại sân bay theo quy mô, tầm quan trọng.

Ông Thanh cho biết, sân bay Chu Lai được xác định quy mô cấp 4F, đây là quy hoạch cấp lớn nhất của tổ chức hàng không dân dụng, với công suất 10 triệu hành khách đến năm 2030, và 30 triệu hành khách đến năm 2050.

Ngoài ra, sân bay được quy hoạch với quy mô 5 triệu tấn hàng hóa đến năm 2050. So với các sân bay lớn trong khu vực Đông Nam Á, sân bay Chu Lai có quy mô lớn nhất.

img_7046-0933

Tỉnh Quảng Nam sẽ đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Chu Lai với quy mô sân bay đạt cấp 4F. Ảnh: T.V.

Ông Thanh cho biết thêm, Chính phủ xác định triển vọng năng lực cạnh tranh của cảng hàng không Chu Lai trong vận chuyển hàng hóa. Đến năm 2030, tỉnh sẽ thông qua đề án kêu gọi tư nhân tham gia vào đầu tư, phát triển sân bay Chu Lai.

"Hiện nay, đề án xã hội hóa đầu tư sân bay Chu Lai đã được tỉnh Quảng Nam trình lên Bộ GTVT. Sau khi có cơ chế về đầu tư phát triển hệ thống sân bay toàn quốc, sân bay Chu Lai sẽ được đầu tư phù hợp", ông Thanh cho hay.

Theo ông Thanh, có 2 phương án đầu tư cảng hàng không Chu Lai. Đầu tiên, sân bay sẽ tiếp tục với các doanh nghiệp tư nhân có năng lực cùng đầu tư phát triển, và chỉ có một nhà khai thác duy nhất tại đây.

Phương án 2, sẽ có hai nhà khai thác, cụ thể, phía Tây tiếp tục ACV là đơn vị khai thác. Cùng với đó, mời gọi thêm nhà khai thác thứ 2 vào để đầu tư phía Đông một hệ thống hoàn toàn mới theo quy hoạch.

Không vội vàng thu hút đầu tư

Chủ tịch Quảng Nam cho biết, sau khi quy hoạch được phê duyệt và ban hành, tỉnh Quảng Nam sẽ rà soát tất cả các quy hoạch cấp dưới, trong đó đặc biệt là vùng đông đảm bảo quy hoạch chung của tỉnh.

Tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch cụ thể. Trong đó, nêu rõ lộ trình, khu vực nào làm trước, khu vực nào làm sau. Tiến độ từ đây đến năm 2030 và năm 2050 như thế nào; những nội dung gì được ưu tiên, nguồn lực ở đâu; trong ngân sách của nhà nước, đâu là nguồn lực của Trung ương, của địa phương và của xã hội hóa. 

"Quan điểm của tỉnh Quảng Nam là nhất quán không vội vàng lấp đầy vùng quy hoạch, đặc biệt là khu vực phía Đông. Tỉnh sẽ có phương pháp lựa chọn nhà đầu tư thực sự có năng lực, không vội vàng, đầu tư manh mún, nhỏ lẻ… gây lãng phí nguồn lực.

Đối với những việc không đem lại như mong muốn thì tỉnh nhất quyết không làm, kể cả những dự án có tác động xấu đến môi trường tự nhiên, văn hóa, đời sống của nhân dân và sự bền vững của tỉnh", ông Thanh nhấn mạnh. 

Theo quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này sẽ tổ chức không gian hoạt động kinh tế - xã hội theo mô hình cấu trúc "2 vùng, 2 cụm động lực, 3 hành lang phát triển".

Đáng chú ý, vùng đông gồm các huyện, thị xã, thành phố đồng bằng ven biển. Trong đó, Tam Kỳ là đô thị trung tâm hành chính, kinh tế, giáo dục, đào tạo; Hội An là đô thị sinh thái - văn hóa - du lịch, giao lưu quốc tế với các sản phẩm đặc sắc có chiều sâu văn hóa; Điện Bàn là đô thị phát triển công nghiệp, khoa học và đổi mới sáng tạo.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ