Quảng Nam làm gì để đón 7,6 triệu lượt khách trong năm 2024?

Nhàđầutư
Năm 2024 ngành du lịch Quảng Nam phấn đấu tiếp tục phục hồi và tăng trưởng; xây dựng hình ảnh du lịch Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh. Tỉnh dự kiến đón 7,6 triệu lượt khách, trong đó 3,9 triệu lượt khách quốc tế.
THÀNH VÂN
04, Tháng 02, 2024 | 15:08

Nhàđầutư
Năm 2024 ngành du lịch Quảng Nam phấn đấu tiếp tục phục hồi và tăng trưởng; xây dựng hình ảnh du lịch Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh. Tỉnh dự kiến đón 7,6 triệu lượt khách, trong đó 3,9 triệu lượt khách quốc tế.

Trong năm 2023, ngành du lịch tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả tích cực sau nhiều năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Để hiểu rõ hơn về kết quả đạt được trong năm 2023 và định hướng của ngành du lịch Quảng Nam trong thời gian tới, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Ho-Quang-Buu

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. Ảnh: T.V.

Du lịch trở lại 'đường ray'

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về kết quả của ngành du lịch tỉnh Quảng Nam đạt được trong năm 2023?

Ông Hồ Quang Bửu: Trong năm 2023, mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng ngành du lịch Quảng Nam đã nỗ lực tập trung triển khai đồng bộ nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm đưa ngành du lịch trở lại "đường ray" tăng trưởng và đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

Cụ thể, năm 2023, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch đạt 7.550.000 lượt, tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2022; trong đó: khách quốc tế đạt 3.870.000 lượt, tăng 5,6 lần so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu từ du lịch đạt gần 8.000 tỷ đồng, thu nhập xã hội từ du lịch đạt gần 19.000 tỷ đồng.

Thị trường khách quốc tế trọng điểm đến Quảng Nam gồm: Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Anh, Malaysia, Mỹ, Pháp, Đức, Thái Lan, Ấn Độ; trong đó, thị trường khách Hàn Quốc tiếp tục đứng đầu.  

z5029693492240_f31e5d79bf7ade08dcd1f35246e94f27-1653

Năm 2023, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch ở Quảng Nam đạt 7.550.000 lượt. Ảnh: T.V.

Có thể thấy, khách quốc tế đến với Quảng Nam đã có những tín hiệu tích cực, tuy nhiên so với năm 2019 vẫn còn thấp. Ông cho biết, đâu là "rào cản" trong việc khách quốc tế đến với Quảng Nam

Ông Hồ Quang Bửu: Việc khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng chưa thể phục hồi so với trước dịch do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nhiều thị trường khách truyền thống trước đây chưa phục hồi hoàn toàn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, xung đột địa chính trị, chính sách visa chưa được thông thoáng và kéo dài hơn nửa năm về trước (tháng 8/2023 mới mở rộng chính sách visa).

Cùng với đó, các chương trình quảng bá xúc tiến cũng còn hạn chế do khống chế thời gian và số lần xuất cảnh; kích cầu du lịch được đẩy mạnh nhưng chưa thể cạnh tranh được với các quốc gia lân cận như Thái Lan, Malaysia; các đường bay thẳng quốc tế chưa được nối lại hoàn toàn...

Hơn nữa, chất lượng dịch vụ, việc đa dạng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của các thị trường khách, chất lượng lao động, môi trường du lịch cũng là các nguyên nhân quan trọng để thu hút khách du lịch. 

Phát triển nhiều sản phẩm mới

Mục tiêu của ngành du lịch Quảng Nam trong năm 2024 như thế nào? Và giải pháp cụ thể của tỉnh là gì, thưa ông? 

Ông Hồ Quang Bửu: Năm 2024 ngành du lịch Quảng Nam phấn đấu tiếp tục phục hồi và tăng trưởng; tiếp tục xây dựng hình ảnh du lịch Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh.

Dự kiến năm 2024, Quảng Nam đón 7,6 triệu lượt khách, trong đó 3,9 triệu lượt khách quốc tế và 3,7 triệu lượt khách nội địa; doanh thu từ du lịch ước đạt 8.500 tỷ đồng, thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 20.000 tỷ đồng. 

Để đạt được những mục tiêu đề ra, tỉnh tiếp tục chỉ đạo ngành du lịch đẩy mạnh việc xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của các thị trường khách cả thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng; nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cấp hạ tầng du lịch, hạ tầng giao thông phục vụ khách du lịch.

Bên cạnh đó, tập trung đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong ngành du lịch, phát triển du lịch thông minh, tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hệ thống phần mềm du lịch thông minh tỉnh Quảng Nam với tên miền quangnamtourism.com.vn; xây dựng chương trình kích cầu du lịch năm 2024.

Tăng cường công tác quảng bá xúc tiến trên các báo, đài, tạp chí trong nước và nước ngoài, quảng bá trong Chương trình S Việt Nam, trên các trang mạng xã hội; tham gia hội chợ du lịch định kỳ hàng năm, roadshow trong nước và quốc tế; đón các đoàn famtrip, presstrip trong nước và quốc tế đến Quảng Nam.

Ngoài ra, tổ chức chương trình xúc tiến du lịch tại 2 thị trường Úc và Đài Loan; liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trọng điểm du lịch, với các ngành, lĩnh vực như hàng không, truyền thông; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường...

Empty

Quảng Nam khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, tự nhiên đặc trưng để phát triển du lịch. Ảnh: T.V.

Về sản phẩm du lịch, tỉnh sẽ tập trung phát triển nhóm sản phẩm nào để có thể phát huy tối đa thế mạnh? 

Ông Hồ Quang Bửu: Là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế, đa dạng và phong phú về tài nguyên tự nhiên và văn hóa, để phát triển du lịch, thời gian qua bên cạnh việc khai thác sản phẩm du lịch chủ đạo là Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An và các giá trị văn hóa truyền thống, tự nhiên đặc trưng thì tỉnh Quảng Nam đã xác định phát triển du lịch xanh là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch thời gian đến.

Để cụ thể hoá các nhiệm vụ hướng đến xây dựng các sản phẩm du lịch Quảng Nam xanh, bền vững, tỉnh đã ban hành kế hoạch về phát triển du lịch xanh đến năm 2025, quyết định ban hành Bộ Tiêu chí du lịch xanh... Đây là cơ sở cũng là nền tảng quan trọng để những người làm du lịch trên địa bàn tỉnh có định hướng, mục tiêu và định hình sản phẩm du lịch xanh trong thời gian đến. Nhiều sản phẩm du lịch xanh được xây dựng, đưa vào phục vụ khách và đã được du khách đón nhận.

UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo ngành du lịch phối hợp với các ngành, địa phương để rà soát bổ sung quy hoạch các khu vực mặt biển có thể phát triển các sản phẩm du lịch thể thao, du lịch giải trí biển; phát triển một số khu vực kinh tế đêm; quy hoạch sân golf; phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn... để phục vụ nhu cầu của du khách và thu hút khách ở dài ngày, chi tiêu nhiều hơn.

Tháo gỡ các dự án đình trệ

Hiện nay, nhiều dự án du lịch của tỉnh Quảng Nam đang triển khai gặp vướng mắc, khó khăn, thậm chí có nhiều dự án kéo dài hơn 10 năm vẫn chưa đưa vào hoạt động. Vậy để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp du lịch trong việc đưa các dự án vào hoạt động, tỉnh sẽ có giải pháp như thế nào?

Ông Hồ Quang Bửu: Liên quan đến một số dự án du lịch đang triển khai gặp khó khăn vướng mắc, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương liên quan chủ động, khẩn trương rà soát hồ sơ, thủ tục, tiến độ đầu tư để hướng dẫn thực hiện các thủ tục liên quan theo thẩm quyền và tham mưu UBND tỉnh giải quyết các tồn tại, vướng mắc, phát sinh theo đúng quy định đối với từng dự án cụ thể.

Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu các dự án rà soát, đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện, các khó khăn, vướng mắc; lập văn bản cam kết nêu rõ kế hoạch, tiến độ hoàn thành các công việc, hạng mục còn lại.

Chủ đầu tư cũng cần nêu rõ cam kết của và các hồ sơ, tài liệu chứng minh năng lực, khả năng tiếp tục triển khai thực hiện dự án, khôi phục hoạt động đối với phần diện tích đã đầu tư xây dựng. 

Tỉnh Quảng Nam đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, tổ công tác đã tổ chức 4 cuộc họp để giải quyết các vấn đề có tính chất phức tạp, vướng mắc, khó khăn, tranh chấp, khiếu nại kéo dài hoặc do vướng mắc, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật, các nội dung còn có ý kiến khác nhau giữa các Sở, Ban, ngành, địa phương liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, UBND tỉnh duy trì tổ chức Tiếp doanh nghiệp định kỳ để giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực xây dựng, giải phóng mặt bằng, giá thuê đất, thủ tục đầu tư…

Trân trọng cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ