Doanh nghiệp du lịch Quảng Nam cần sự đồng hành về cơ chế chính sách

Nhàđầutư
Cho dù băng qua khủng hoảng vì đại dịch, kiên định mục tiêu và đồng hành vì du lịch xanh của Quảng Nam bằng chính nội lực và niềm tin của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp du lịch Quảng Nam cũng rất cần sự đồng hành về cơ chế chính sách, cần sự thừa nhận, trân trọng đối với nỗ lực của họ.
Phan Xuân Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam
26, Tháng 03, 2022 | 10:45

Nhàđầutư
Cho dù băng qua khủng hoảng vì đại dịch, kiên định mục tiêu và đồng hành vì du lịch xanh của Quảng Nam bằng chính nội lực và niềm tin của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp du lịch Quảng Nam cũng rất cần sự đồng hành về cơ chế chính sách, cần sự thừa nhận, trân trọng đối với nỗ lực của họ.

phan-xuan-thanh

Ông Phan Xuân Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam. Ảnh: PV.

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu tham luận "Một số kiến nghị từ phương diện doanh nghiệp du lịch nhằm phát triển du lịch - dịch vụ xanh tại Quảng Nam" do ông Phan Xuân Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam trình bày tại hội thảo "Quảng Nam phát triển Du lịch Xanh – Gìn giữ giá trị bản địa", do Tạp chí Nhà đầu tư/Tạp chí điện tử Nhadautu.vn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức sáng 26/3.

Định hướng du lịch "xanh" là chiến lược phát triển bền vững và định dạng thương hiệu du lịch của Quảng Nam trong hiện tại và tương lai. Khởi đầu từ "du lịch bền vững Quảng Nam - du lịch không rác thải nhựa", kế tiếp - du lịch "xanh" là bước đi đột phá, sáng tạo, hướng tới ý nghĩa nhân văn, chia sẻ lợi ích, bảo vệ môi trường, gìn giữ giá trị văn hóa- di sản và tài nguyên thiên nhiên…

Tuy nhiên, việc thực hiện không dễ, bởi mỗi doanh nghiệp du lịch cần sự kiên định trong thay đổi giải pháp quản trị, đầu tư chiều sâu - dài hạn và thiện chí đồng hành. Hơn thế nữa, những tác động ngoại lực về cơ chế chính sách là rất quan trọng. Những kiến nghị từ góc nhìn của doanh nghiệp du lịch sẽ tạo lợi thế cạnh tranh, ưu tiên - khích lệ doanh nghiệp trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch - dịch vụ xanh tại Quảng Nam. 

Đặc biệt, khủng hoảng COVID-19, như hồi chuông cảnh tỉnh cho chặng đường du lịch đã đi qua. Để tạo hướng đi bền vững, ngành du lịch Quảng Nam đã chuyển biến nhận thức trong phát triển du lịch xanh, hướng tới xây dựng thương hiệu điểm đến xanh vào năm 2025. Định hướng, quyết sách này đang được lan tỏa trong cộng đồng, những nhà làm du lịch và cả hoạt động dịch vụ phụ trợ.

Cho dù băng qua khủng hoảng vì đại dịch, kiên định mục tiêu và đồng hành vì du lịch xanh của Quảng Nam bằng chính nội lực và niềm tin của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp du lịch Quảng Nam cũng rất cần sự đồng hành về cơ chế chính sách, cần sự thừa nhận, trân trọng đối với nỗ lực của họ. 

Du-lich-xanh-Quang-Nam-12

Du khách quốc tế trải nghiệm du lịch ở Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Tri.

Do đó, Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Nam đề xuất một số kiến nghị:

Thứ nhất, quản lý nhà nước về du lịch cần hướng đến chiều sâu. Nếu chúng ta cứ chạy theo thị trường như trước đây, mà không chú ý đến chiều sâu của sản phẩm dịch vụ thì sẽ dễ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, không có sự liên kết bền vững để phát triển và gây áp lực đến di sản, tài nguyên du lịch. Do đó, cần nâng giá trị sản phẩm, tạo đặc trưng - khác biệt từ việc khai thác bền vững những lợi thế, ưu ái của thiên nhiên và giá trị văn hóa của Quảng Nam. Việc đó, sẽ đồng thời giảm áp lực đến di sản và tạo điều kiện cho tiềm năng du lịch được “tái sinh”.

Thứ hai là cần có chính sách khuyến khích du lịch nông nghiệp. Việc khuyến khích du lịch nông nghiệp cũng sẽ gợi mở hướng đi cho phát triển dịch vụ từ hoạt động nông nghiệp hữu cơ, mô hình sinh thái- thuận và nương tựa vào tự nhiên. Các hoạt động du lịch - dịch vụ trên phương diện này sẽ tạo cơ hội cho sự đồng hành, chia sẻ trách nhiệm của du khách đối với việc bảo vệ môi trường, lợi ích cộng đồng và bảo tồn văn minh nông nghiệp, giá trị văn hóa đặc trưng của Quảng Nam, góp phần đưa những giá trị xưa cũ vào tương lai.

Thứ ba, thúc đẩy du lịch tái tạo thông qua chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tái chế, tái tạo cũng là mô hình của nền kinh tế tuần hoàn, kiến tạo một chu trình mới. Sản phẩm du lịch và dịch vụ về thực hành, trải nghiệm tái chế là hoạt động thể hiện (hoặc chi trả cho) sự đóng góp trách nhiệm với môi trường- một xu thế du lịch đang lên ngôi. 

Du-lich-xanh-Quang-Nam-6

Doanh nghiệp du lịch Quảng Nam rất cần sự đồng hành về cơ chế chính sách, cần sự thừa nhận.

Nhưng việc khai thác và tổ chức nó, cần thay đổi hệ thống quản trị, đầu tư về các nguồn lực (con người, tài chính). Đòi hỏi doanh nghiệp, nhà tổ chức cần kiên định, dám đổi thay và đương nhiên hiệu quả kinh tế không thu lại gấp thời mà lâu bền hơn. Do đó, với những khó khăn của doanh nghiệp hậu COVID-19, cần có chính sách thúc đẩy, hỗ trợ về cơ chế và nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp đi theo hướng này. 

Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu lao động và đào tạo lại lao động ngành du lịch ở Quảng Nam. Theo thống kê, lượng lao động trực tiếp về du lịch ở Quảng Nam đã thất nghiệp và chuyển ngành, tương đương là 14.000/18.000 người. Việc phục hồi du lịch Quảng Nam được dự báo sẽ vào giữa năm 2022, nhân tạo đà từ năm du lịch Quốc gia.

Do đó, cùng với nhu cầu thay đổi hoạt động du lịch hậu COVID-19 và định hướng du lịch xanh Quảng Nam, sẽ tạo ra lỗ hỗng lớn về nhân lực. Các khía cạnh về nhân lực du lịch ở Quảng Nam, cần quan tâm ở phương diện số lượng nhân lực, khả năng đáp ứng về nhu cầu cơ cấu vị trí việc làm; và vấn đề nhận thức, kỹ năng thực hành đáp ứng nhu cầu cung cấp sản phẩm du lịch - dịch vụ, trải nghiệm xanh.

Từ đó, nhất thiết phải có và sớm có chính sách dịch chuyển cơ cấu lao động từ khối sản xuất sang khối du lịch- dịch vụ và phát triển, gia tăng đội ngũ nhân lực từ lao động địa phương. Đồng thời, quy hoạch đào tạo lại nhân sự để đảm bảo về nhận thức, kỹ năng hoạt động du lịchdịch vụ xanh.

Thứ năm, thiết lập chính sách ưu tiên và kiểm soát phát triển đô thị xanh từ lợi thế cân bằng giữa khai thác tiềm năng của địa phương với vấn đề bảo vệ môi trường, tái tạo tài nguyên. Phát triển đô thị xanh là xu hướng phát triển đặc biệt thích hợp với các khu vực có lợi thế về khí hậu và địa hình tự nhiên phong phú, đa dạng từ rừng tới biển như Quảng Nam. Đô thị xanh, dịch vụ xanh cần khai thác lợi thế theo hướng phát triển thành các đô thị du lịch, đô thị truyền thống làng nghề, cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, hạn chế xây dựng mà vẫn tạo nguồn lực phát triển đô thị, hạn chế việc khai thác tài nguyên theo kiểu làm gia tăng các quỹ đất dành cho xây dựng, dẫn đến bê tông hóa bề mặt đô thị.

Ngoài việc tổ chức thực thi hiệu quả các quy định pháp luật như Luật Môi trường (72/2020/QH14) cần có quy định về trách nhiệm thu hồi các phát thải ảnh hưởng môi trường. Để hiệu quả, cần thiết lập các chỉ số áp dụng cho đô thị - dịch vụ xanh theo hướng khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, tuần hoàn rác thải, nước thải cục bộ trong đô thị… và chú trọng tính hợp lý về mật độ xây dựng và chiều cao xây dựng. 

Cuối cùng là cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp áp dụng Bộ tiêu chí du lịch xanh và đồng hành cùng kế hoạch phát triển du lịch xanh đến năm 2025 của tỉnh Quảng Nam. Điều đó, đã giúp doanh nghiệp vững tin thực hành du lịch xanh, trau chuốt sản phẩm du lịch- dịch vụ của mình.

Đến nay, 13 doanh nghiệp du lịch Quảng Nam đã và đang theo đuổi mục tiêu du lịch xanh, áp dụng Bộ tiêu chí du lịch xanh Quảng Nam (trong đó, 8 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực: Công ty lữ hành, cơ sở lưu trú và điểm tham quan- đã hoàn thành tự đánh giá online để chuẩn bị cho phân tích, đánh giá hồ sơ minh chứng hiện trường).

Tuy nhiên, việc thực thi nhiệm vụ phát triển du lịch xanh đến năm 2025 và áp dụng Bộ tiêu chí du lịch xanh của Quảng Nam, cũng đồng thời tạo ra trở lực đến từ phía nội lực của doanh nghiệp du lịch hậu COVID-19. Du lịch xanh đòi hỏi họ phải thay đổi quy trình vận hành, bộ máy nhân sự, thay thế nguyên vật liệu, dụng cụ và thậm chí là đối tác truyền thống trong quá trình cung ứng sản phẩm du lịch- dịch vụ xanh đến du khách…

Điều này, rất cần sự thấu hiểu và chia sẻ từ phía nhà chức trách, cơ quan quản lý du lịch. Đừng để doanh nghiệp "cô đơn" trong hành trình xây dựng sản phẩm xanh của Quảng Nam để phục vụ du lịch- dịch vụ đến du khách và bạn bè quốc tế. Thiết nghĩ, rất cần có chính sách hỗ trợ nguồn lực tài chính để doanh nghiệp có đà, có động lực nhằm kiên định và đóng góp cho ngành du lịch Quảng Nam tiến bước trên con đường du lịch xanh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ