Du lịch mở cửa hoàn toàn, doanh nghiệp lữ hành 'loay hoay' với bài toán nhân sự
Nhu cầu nhân sự du lịch đang tăng cao, đặc biệt khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh khó tuyển dụng, doanh nghiệp du lịch cũng dè dặt khi lên kế hoạch tuyển dụng quy mô lớn.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2020, các doanh nghiệp lĩnh vực du lịch đã lần lượt phải cắt giảm nhân sự từ 70- 80%. Sang năm 2021, số lượng lao động vẫn làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35%, lao động làm việc cầm chừng chiếm 10%. Nhiều đơn vị chỉ giữ lại lực lượng chủ chốt để làm "bộ khung" cho giai đoạn phục hồi.
Giữa tháng 3/2022, du lịch Việt Nam được mở cửa hoàn toàn nhưng vấn đề nhân sự cho các doanh nghiệp du lịch vẫn là bài toán đang phải đi tìm lời giải.
Vấn đề nan giải ở các doanh nghiệp lữ hành
Trao đổi với Nhadautu.vn về vấn đề trên, ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Kiên Giang nhận định cuộc đua mở cửa du lịch đang nóng hơn bao giờ hết, câu chuyện mở cửa du lịch của Việt Nam, đối với các doanh nghiệp lữ hành vừa là niềm vui, vừa là thách thức. Thách thức lớn nhất là khi phải đối mặt với nhân sự ngành du lịch đang thiếu trầm trọng, chỉ còn khoảng một phần ba còn làm việc.

Nhân sự du lịch hiện chỉ còn khoảng một phần ba còn làm việc. Ảnh: Thành Vân.
"Những nhân sự cốt cán, công ty vẫn cố gắng giữ lại, tuy nhiên những nhân sự có tay nghề cao vẫn rời đi tìm một công việc hoàn toàn mới, không phải là du lịch. Thời gian gần đây, khi quay trở lại để phục hồi, doanh nghiệp mời nhân viên trở lại làm việc nhưng họ lại từ chối vì không còn mặn mà với nghề nữa. Nhiều nhân viên có tâm lý sợ quay lại làm du lịch. Trong suốt 2 năm qua, nhiều người đã chuyển hướng sang kinh doanh buôn bán khá ổn định nên giờ không muốn thay đổi", ông Huy cho biết.
Cũng theo ông Huy, để chuẩn bị đón khách dịp hè, dịp 30/4 và 1/5, các đơn vị vẫn lên kế hoạch tuyển dụng. Các vị trí tuyển dụng với công việc buồng, bàn, bếp, lễ tân, bán hàng, tiếp thị... với rất nhiều vị trí nộp hồ sơ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp lữ hành vẫn xác định nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng vào khoảng tháng 6. Nguồn tuyển nhiều sẽ chủ yếu là sinh viên bởi đây là thời gian các em nghỉ hè và muốn đi thực tập để rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ.
Cũng chia sẻ với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Tiến Trình - Giám đốc Công ty lữ hành Thành Sen cho biết, việc mở cửa toàn diện du lịch đem lại nhiều cơ hội song thực tế có tình trạng nhiều nhân lực du lịch đã rời bỏ công việc quen thuộc, còn một số nhân lực mới lại chưa được đào tạo bài bản, nhất là những kỹ năng mới cần bổ sung như kỹ năng hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch cho du khách, sử dụng các công nghệ mới phục vụ khách hàng, ứng dụng chuyển đổi số... Riêng việc bù đắp số nhân lực thiếu hụt là cả vấn đề, cùng với đó là cả chất lượng nguồn lao động sẽ là vấn đề lớn với nhiều doanh nghiệp.
"Khó khăn nữa về nhân sự, tuyển dụng để đào tạo nhưng kiếm không ra người. Trước dịch, công ty có thể tuyển dụng 50-70 bộ hồ sơ, thậm chí cả trăm bộ là chuyện bình thường. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tuyển dụng để chuẩn bị đón khách quốc tế và khách nội địa thì lại không có người. Hoạ hằng chỉ có một vài người nằm trái ngành, họ muốn chuyển ngành nhưng họ không có kinh nghiệm trong ngành du lịch", ông Trình bày tỏ.
Một lãnh đạo công ty du lịch khác trên phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa (TP. Hà Nội) thì cho biết, nhân sự du lịch giờ như "chim sợ cành cong", lại lo ngại dịch bùng nổ thì mọi nỗ lực trở lại nghề gần như đổ "xuống sông xuống bể". Trong khi đó, nhân lực thiếu trầm trọng, dẫn đến rất nhiều phàn nàn của khách về chất lượng dịch vụ.
"Thậm chí cao điểm có khi nhân viên lễ tân, quản lý hay cả lãnh đạo khách sạn phải đi chạy bàn, xử lý buồng phòng, vừa làm vừa đào tạo theo kiểu vừa chạy vừa xếp hàng", vị này bày tỏ.
Lời giải nào cho bài toán nhân lực?
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng từng nhấn mạnh "Nhân lực là một mắt xích quan trọng của du lịch bởi chất lượng dịch vụ quyết định phần lớn bởi chất lượng nhân sự".

Nhân sự ngành du lịch đang thiếu trầm trọng là thách thức cho các doanh nghiệp lữ hành khi mở của trở lại. Ảnh: Thành Vân.
Nói về lời giải cho bài toán nhân lực của ngành du lịch với Nhadautu.vn, TS Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch, trước hết, doanh nghiệp phải có những cơ chế, chính sách phù hợp để chiêu mộ lại những nhân sự có năng lực, cụ thể cơ chế về các điều kiện tiền lương, thưởng cũng như bảo hiểm xã hội.
"Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ quan Nhà nước để có những lớp tập huấn, đào tạo lại và đào tạo mới kỹ năng cho lao động du lịch. Bởi sau đại dịch, nhu cầu thị hiếu của khách du lịch cũng sẽ có nhiều thay đổi, vì vậy, cần có những chương trình đào tạo miễn phí để lao động có kỹ năng phù hợp hơn", TS. Nguyễn Anh Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, Nhà nước cần có những chính sách thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp như hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất thấp, phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố tiếp tục khảo sát, rà soát nhu cầu tìm việc làm của người lao động và nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, đơn vị để thúc đẩy kết nối cung - cầu lao động.
- Cùng chuyên mục
'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'
Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác về đường sắt, kết nối giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu thông minh, theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ.
Sự kiện - 10/05/2025 08:11
Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô
Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…
Sự kiện - 09/05/2025 17:24
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Sự kiện - 09/05/2025 16:52
Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'
Chương trình "Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Sự kiện - 09/05/2025 11:28
'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'
Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các quy hoạch của hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó cần sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với thực tiễn.
Sự kiện - 09/05/2025 11:04
VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng
Ngày 8/5, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Viện Công nghệ Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội (IET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên.
Sự kiện - 09/05/2025 09:02
Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ
75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đang có nguy cơ làm dịch chuyển dòng vốn FDI của Việt Nam sang các quốc gia khác.
Sự kiện - 09/05/2025 07:39
Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ
Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.
Sự kiện - 08/05/2025 12:09
'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'
Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự kiện - 08/05/2025 09:49
Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư
Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.
Sự kiện - 08/05/2025 09:02
Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ
Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.
Sự kiện - 08/05/2025 08:14
Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'
Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.
Sự kiện - 08/05/2025 06:56
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago