Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM Trần Việt Anh: Tái cấu trúc doanh nghiệp là điều bắt buộc

Nhàđầutư
“Trải qua đợt dịch, các doanh nghiệp đều hiểu rằng tái cấu trúc là bắt buộc và rút ra bài học lớn là sắp xếp lại quy trình làm việc, làm việc trực tuyến. Bài học này có giá phải trả nhưng cũng đúc kết được nhiều điều.”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM Trần Việt Anh thông tin.
MAI BÙI
13, Tháng 12, 2021 | 15:22

Nhàđầutư
“Trải qua đợt dịch, các doanh nghiệp đều hiểu rằng tái cấu trúc là bắt buộc và rút ra bài học lớn là sắp xếp lại quy trình làm việc, làm việc trực tuyến. Bài học này có giá phải trả nhưng cũng đúc kết được nhiều điều.”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM Trần Việt Anh thông tin.

Ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 lần thứ 4, TP.HCM đã và đang nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương để kiểm soát dịch bệnh, trở lại trạng thái bình thường mới và hiện đang khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh rất nhanh chóng. Tuy nhiên, đi cùng với việc khôi phục nhanh hoạt động sản xuất thì công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí có thể coi là quyết định để hoạt động sản xuất ổn định và bền vững.

Vô vàn khó khăn cho "sức khỏe" của các doanh nghiệp (DN) ở TP.HCM trong "cơn bão" dịch bệnh. Tuy nhiên, các DN cũng đã chủ động thích nghi, đưa ra các giải pháp để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể sản xuất kinh doanh ổn định, bền vững, thích ứng an toàn.

Tái cấu trúc doanh nghiệp là điều bắt buộc

Thông tin tại buổi Tọa đàm "Sản xuất an toàn trong đại dịch" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn Trần Việt Anh cho biết, đối với các DN TP.HCM, đặc biệt là khối DN sản xuất là nhóm DN sử dụng nhiều lao động gặp rất nhiều khó khăn.

tran-viet-anh

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn Trần Việt Anh chia sẻ tại buổi tọa đàm. Ảnh: VGP

Doanh nghiệp sản xuất xây dựng các nhà máy, kế hoạch sản xuất kinh doanh đều có những rủi ro như rủi ro về cháy nổ, ngập lụt, an toàn lao động nhưng chưa bao giờ xây dựng rủi ro về bệnh dịch. Đó là điều không có tiền lệ và xảy ra hết sức đột ngột, không chỉ với doanh nghiệp Nam Thái Sơn mà còn tất cả DN đặc biệt là khối DN sản xuất.

"Lúc đó, chúng tôi trở tay không kịp, khi xây dựng nhà máy chúng tôi không xây dựng khu công nhân ở và trong 100 DN thì thường có 30 DN mới có bộ phận y tế. Tất cả những vấn đề liên quan đến bệnh lý đều ra y tế địa phương hoặc bảo hiểm. Do đó, việc đón nhận dịch này trong 100 ngày qua đối với DN là hết sức bất ngờ nếu không nói là khủng khiếp", ông Trần Việt Anh bày tỏ.

Để hoạt động trở lại trong lúc dịch COVID-19, bắt buộc DN ở TP.HCM phải ngồi lại, đặc biệt là những DN ở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, phải quyết định hoạt động theo mô hình "3 tại chỗ".

Về hoạt động của Nam Thái Sơn theo mô hình "3 tại chỗ", Chủ tịch HĐQT Trần Việt Anh nói và cho biết, doanh nghiệp của mình chỉ có 1 tuần để chuẩn bị. Việc này tạo áp lực lớn cho DN và tỷ lệ lao động ở lại thực hiện 3 tại chỗ chỉ 30-40%, còn lại khoảng 70% phải ở lại nhà trọ.

"Họ ở lại khu vực nhà trọ trong phạm vi môi trường làm việc, nơi ở phải chia thành 2 ca: 1 phòng ở có 10 người, 5 người đi làm ban ngày, 5 người đi làm ban đêm, luôn luôn phục vụ 5 người. Nhưng bây giờ phòng ở 12m2 phải phục vụ 8 người. Có nghĩa là tạo áp lực rất lớn cho người đang "3 tại chỗ và người ở trọ", Chủ tịch HĐQT Nam Thái Sơn cho hay.

Bên cạnh đó, Nam Thái Sơn vẫn phải xoay xở bằng nhiều hình thức, vẫn sản xuất nhưng hàng hóa lại không được lưu thông, nguồn vật tư đầu vào khó khăn. Chưa kể, DN sản xuất ra hàng mà không giao được hàng được. Đó là những việc rất khó khăn nhưng cũng là trải nghiệm lớn mà vị Chủ tịch này thấy rõ trong đại dịch.

"Qua đợt dịch này các DN đều hiểu rằng tái cấu trúc là bắt buộc, và rút ra bài học lớn là sắp xếp lại quy trình làm việc, làm việc trực tuyến và trực tiếp. Điều này là bài học có giá phải trả nhưng cũng đúc kết được nhiều điều. Với cơn bão này giúp sàng lọc cộng đồng DN, đặc biệt là DN sản xuất. DN nào vượt qua được là vượt qua được luôn. Đây là trải nghiệm mà trong cộng đồng doanh nghiệp cả nước thì chỉ có DN TPHCM thấm nhất", ông Trần Việt Anh chia sẻ.

Chủ tịch HĐQT Nam Thái Sơn hy vọng rằng, khi trở lại làm việc an toàn, sống chung với dịch thì DN TP.HCM, đặc biệt là khối DN sản xuất với hàng trăm ngàn lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất cùng hàng triệu lao động đã chuẩn bị tâm thế kỹ và vững vàng mặc dù đã có những mất mát, thiệt hại lớn.

Doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn về quy trình sức khỏe

Theo ông Trần Việt Anh, sau 100 ngày giãn cách xã hội và sống trong tình trạng có DN hoạt động, có DN hoạt động 3 tại chỗ, có DN ngừng hoạt động, từ tháng 10 đến hết tháng 11, các doanh nghiệp tại TP.HCM đã thích ứng với nhiều tình trạng khác nhau. Trong đó, có một số vấn đề mà DN đã đặc biệt quan tâm khi trải qua dịch bệnh.

Đầu tiên là quy trình sức khỏe, trước đây, DN thường chỉ xây dựng các quy trình trong hoạt động kinh doanh như phòng cháy chữa cháy, môi trường… thì nay DN bắt đầu quan tâm đến quy trình về sức khỏe.

Các DN có lực lượng nhân sự tham gia vào quy trình này, đó là nhân viên điều dưỡng, nhân viên y tế. Những DN đã có nhân viên y tế rồi thì cho họ tập trung rất nhiều vào phòng dịch. Khoảng 70% các DN nói chung và 90% DN sản xuất đều có nhân viên đủ trình độ như một nhân viên y tế cấp địa phương, có thể theo dõi, nhận ra được triệu chứng của những F0 sức khỏe như nào và nên cần đi xét nghiệm.

Tiếp theo, DN đã sắp xếp lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Sản xuất kinh doanh được xây dựng trên hoạt động cố định hàng chục năm, nhưng bây giờ phải thay đổi. Các hoạt động của văn phòng mang tính trực tuyến nhiều hơn, các cuộc họp sẽ hạn chế họp trong phòng, họp nhanh và ít người. Trong nhà xưởng, điều quan trọng nhất và là xu thế bây giờ là vấn đề thông gió, phải đặt lên hàng đầu.

Về tuyển dụng lao động, trước đây, tuyển dụng về năng suất, kỹ năng, nhưng bây giờ thêm ý thức. Hiện nay, ý thức của người lao động là rất quan trọng, đặc biệt khi làm việc theo nhóm. Người lao động có kỹ năng, năng suất cao nhưng nếu bữa bãi trong hoạt động tham gia, sinh hoạt thì cũng ảnh hưởng nhiều đến sản xuất.

Cuối cùng, các DN đã quan tâm hơn đến lực lượng lao động dưới 30 tuổi, dưới 40 tuổi, đặc biệt là lực lượng lao động trên 50 tuổi và các chuyên gia, quản lý cao cấp. Lực lượng trẻ, có sức khỏe thì ưu tiên hàng đầu, được hoạt động theo dây chuyền sản xuất mà khoảng cách không cho phép. Từ đó, DN cũng thay đổi đây chuyền đầu tư mới của nhà máy, chấp nhận chi phí cao hơn, để bố trí các công nhân đứng cách nhau khoảng 2m, đây là điều không có tiền lệ trong sản xuất.

Về việc hạn chế tiếp xúc ở nơi làm việc, công tác tư tưởng, làm nội quy rất quan trọng. Các công nhân thích giao lưu, làm việc nhóm, sinh hoạt văn hóa thể thao. Do đó việc hạn chế tiếp xúc cũng là một mô hình hoạt động mới .

Đáng chú ý, ông Trần Việt Anh nhận định, DN trước đây chỉ quan tâm trả lương cao cho người lao động, chế độ ăn uống, môi trường làm việc mà chưa quan tâm đến chỗ ở. Nhưng, hiện nay, DN rất quan tâm đến khu trọ, sẽ có bộ phận chuyên trách để kiểm tra xem phòng trọ có đủ tiêu chuẩn chưa. Bởi, khu trọ là nơi phát sinh F0 nhiều nhất.

Thời gian qua, những người lao động trong nhà máy thì không bị nhiễm, những người về nhà lại bị nhiễm. Ngoài việc sản xuất kinh doanh ra thì DN phải nghĩ về phòng dịch, hiện nay chiếm 30% các cuộc họp về phòng chống dịch.

Diễn đàn Vượt qua COVID diễn ra từ 15/9/2021 đến 31/12/2021 trên Nhadautu.vn. Bài tham dự diễn đàn vui lòng gửi về email: [email protected], tiêu đề ghi rõ: Bài tham dự diễn đàn "Vượt qua COVID".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ