[Gặp gỡ thứ Tư] Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Doanh nghiệp muốn phát triển phải có thị trường

KHÁNH AN
06:46 08/12/2021

Để có thể phục hồi sau đại dịch, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng doanh nghiệp phải có thị trường, bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp cũng cần nâng cao tiềm lực, trình độ quản lý và công nghệ để tham gia cạnh tranh tại các thị trường lớn.

b_08210526102020

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh MPI.

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế - xã hội, cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn. Trong bối cảnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, tham vấn các đối tác phát triển, doanh nghiệp, ngành hàng, chuyên gia để xây dựng, hoàn thiện dự thảo "Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội".

Để có cái nhìn tổng thể hơn về dự thảo này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT).

Xin ông cho biết thêm về quy mô và thời gian của chương trình phục hồi kinh tế?

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Về quá trình xây dựng chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, Bộ KH&ĐT đã rất khẩn trương và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, đặc biệt là tham vấn các ý kiến của chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, lao động xã hội… cả trong và ngoài nước và đã kịp thời đáp ứng yêu cầu trình các dự thảo chương trình đến cấp có thẩm quyền.

Nội dung của chương trình phục hồi tập trung 5 nhóm giải pháp chủ yếu, gồm: Y tế, an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, kích thích đầu tư công, cải cách hành chính.

Các giải pháp này đã cơ bản bao quát hết lĩnh vực cần phải hỗ trợ, cũng như các mấu chốt của nền kinh tế, hướng tới phục hồi nhanh và phát triển. Thời gian dự kiến áp dụng chương trình là khoảng 2 năm, tập trung chủ yếu vào năm 2022 và 2023.

Cụ thể hơn, ở nhóm doanh nghiệp, họ cần được hỗ trợ thế nào để đạt hiệu quả tối đa, thưa ông?

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Có 3 yếu tố chính, một là cơ chế chính sách. Về vấn đề này chúng ta đã có rất nhiều nỗ lực và đổi mới. Tuy nhiên với luật pháp, để sửa đổi sẽ mất rất nhiều thời gian và khi ban hành xong thì công tác đi vào đời sống cũng cần thêm một thời gian nữa.

Để tham gia các sân chơi lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải lớn, có tiềm lực, trình độ quản lý cũng như công nghệ tốt. Số doanh nghiệp đáp ứng những chỉ tiêu này tại Việt Nam vẫn còn rất ít.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương

Hai là liên quan đến các thủ tục hành chính, cải tiến yếu tố này sẽ giúp giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp, đây sẽ là hiệu ứng rất tốt để hỗ trợ cho nhóm này. Ba là nguồn lực, trong đó có các gói tín dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp hơn.

Song cần phải nhấn mạnh rằng, đây đều là những điều kiện cần, còn điều kiện đủ chính là doanh nghiệp phải có thị trường, bởi nếu không có thị trường thì dù có vốn, cơ chế thông thoáng thì sẽ không làm được gì.

Chúng ta hay nói đến các hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thị trường quốc tế mà doanh nghiệp Việt có thể tham gia, nhưng thực ra mức độ cạnh tranh chúng ta vẫn đang thấp. Để tham gia các sân chơi lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải lớn, có tiềm lực, trình độ quản lý cũng như công nghệ tốt. Số doanh nghiệp đáp ứng những chỉ tiêu này tại Việt Nam vẫn còn rất ít.

Đầu tháng 9, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị quyết 105 về việc hỗ trợ doanh nghiệp, ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của Nghị quyết này?

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Nghị quyết 105 có vai trò rất quan trọng trong việc tháo gỡ những vướng mắc nhưng nếu Nghị quyết này đi riêng lẻ một mình không thể giải quyết được hết các vướng mắc còn tồn đọng. Tuy nhiên, nếu kết hợp Nghị quyết 105 với Nghị quyết 128 thì lại cho thấy nhiều hiệu quả với mức độ tích cực, tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo ra một xung lực cho các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế hồi phục.

Điển hình như trong tháng 10 tỷ lệ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới rất cao, tăng gấp đôi so với tháng 9. Các chỉ số sản xuất công nghiệp, đặc biệt là xuất khẩu cũng ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc trong 2 tháng qua.

Trong hai Nghị quyết này, Chính phủ đã rất kịp thời, ban hành đúng thời điểm, đúng đối tượng để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Ở giai đoạn đầu triển khai, sẽ có một số ý kiến băn khoăn về Chính phủ chuyển hướng sang cách tiếp cận mới, đơn cử như việc lo ngại tỷ lệ lây nhiễm có thể tăng cao. Dù vậy, tôi cho rằng, chúng ta đã dự kiến được biến động của dịch bệnh, nên không còn tâm lý quá sợ hãi, nhiều cơ quan ban, ngành và cộng đồng doanh nghiệp đã có sự bình tĩnh, xử lý tình huống nhẹ nhàng, thuận lợi kể cả trong tình huống cách ly khoanh vùng.

Mặc dù chịu tác động bởi dịch bệnh nhưng thu hút đầu tư nước ngoài vẫn là điểm sáng, ông nhận định sao về diễn biến này?

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Hiện nay, số lượng cam kết của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vẫn tăng, đây là điều đáng mừng. Có thêm một kỳ vọng nữa là các chuyến công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại nước ngoài đều gắn với xúc tiến đầu tư, điều này tạo hiệu ứng tốt về triển vọng đầu tư nước ngoài trong năm 2022 sẽ tăng trưởng.

Xuất khẩu tăng cao nhưng tăng trưởng GDP lại thấp, ông cho rằng đâu là nguyên nhân?

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Xuất khẩu chỉ là một biến số trong tăng trưởng GDP. Trong khi đó chi tiêu và đầu tư lại bị dịch bệnh tác động rất nhiều, do vậy mà sự tăng lên của xuất khẩu khó thể bù lại được đà giảm của hai yếu tố còn lại.

Nếu làm tốt đề án phục hồi và phát triển kinh tế thì có thể lấy lại được tốc độ tăng trưởng khoảng 6% trong năm 2022 và có thể tăng cao hơn trong năm 2023.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương

Liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu, cần phải nói thêm rằng không chỉ riêng xuất khẩu hàng hóa bởi trong công thức tính GDP chênh lệch xuất nhập khẩu thì bao gồm cả xuất nhập khẩu dịch vụ.

Lấy ví dụ xuất khẩu hàng hóa thặng dư 2 tỷ USD thì xuất nhập khẩu dịch vụ thâm hụt khoảng 8 tỷ USD, hai chỉ tiêu này cộng lại với nhau thì cán cân thương mại tổng thể vẫn thâm hụt 6 tỷ USD, điều này làm âm GDP, chính vì vậy sự tăng trưởng của xuất khẩu chỉ phần nào hỗ trợ cho đà tăng của GDP thôi.

Theo ông, tốc độ tăng trưởng kinh tế khi nào sẽ quay trở lại?

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Theo kịch bản của Bộ KH&ĐT, nếu làm tốt đề án phục hồi thì có thể lấy lại được tốc độ tăng trưởng khoảng 6% trong năm 2022 và có thể tăng cao hơn trong năm 2023.

Động lực để thực hiện các mục tiêu và thông điệp trong năm 2022 là gì, thưa ông?

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Có rất nhiều động lực để thực hiện các mục tiêu. Đầu tiên nhìn ở khía cạnh sản xuất, công nghiệp, dịch vụ, chúng ta đang thiếu 1 động lực đấy là dịch vụ. Thông thường du lịch mỗi năm sẽ tăng trung bình trên 6% nhưng hiện nay thì đang âm. Do vậy, nếu động lực dịch vụ này quay lại thì chúng ta sẽ rất yên tâm về sự phục hồi của nền kinh tế. Dịch vụ quay lại thì có nghĩa là công nghiệp phát triển rất tốt.

Xét về phía cầu, thực tế hiện nay tổng cầu nền kinh tế đang rất yếu, tổng mức bán lẻ và dịch vụ tăng khá ít, chỉ từ 2-3%, trong khi đó ở các năm trước dịch (2017, 2018, 2019) chỉ tiêu này đều ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số. Lĩnh vực đầu tư cũng cần có thời gian để hồi phục, nhất là vấn đề đầu vào của các nguyên liệu như xi măng, sắt thép, năng lượng.

Kế hoạch năm 2022 đã được Quốc hội thông qua và sắp tới đây có chương trình phục hồi nữa thì đây sẽ là giải pháp cộng thêm từ đó giúp các giải pháp có hiệu ứng mạnh hơn.

Thông điệp đầu tiên của năm 2022 chính là niềm tin. Nghĩa là phải thể hiện được niềm tin rằng chúng ta phục hồi, có thể thích ứng an toàn với dịch bệnh và có thể vượt qua các khó khăn. Đây là niềm tin có cơ sở bởi nền tảng của chúng ta chưa mất. Mặc dù năm 2022 có thể gặp một số sức ép về lạm phát nhưng chúng ta không bị mất cân đối về ngân sách, về xuất nhập khẩu, lao động và cả về đầu tư.

Cơ sở thứ hai để chúng ta có niềm tin là chúng ta có sự quyết tâm của cả hệ thống, có sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp. Bên cạnh đó chúng ta có giải pháp phục hồi phù hợp, các thành phần kinh tế đặc biệt là khối doanh nghiệp cũng đang gia tăng hoạt động sản xuất.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Diễn đàn Vượt qua COVID diễn ra từ 15/9/2021 đến 31/12/2021 trên Nhadautu.vn. Bài tham dự diễn đàn vui lòng gửi về email: toasoan@nhadautu.vn, tiêu đề ghi rõ: Bài tham dự diễn đàn "Vượt qua COVID".

  • Cùng chuyên mục
Viện GGGI sẽ huy động 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam

Viện GGGI sẽ huy động 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam

GGGI sẽ thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ, chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên các lĩnh vực chuyển đổi xanh, công nghệ thông tin, nông nghiệp, năng lượng.

Sự kiện - 18/04/2025 08:32

EuroCham: Việt Nam có cơ hội chiến lược để khác biệt so với các điểm đến đầu tư khác

EuroCham: Việt Nam có cơ hội chiến lược để khác biệt so với các điểm đến đầu tư khác

Các đại biểu kêu gọi tăng cường hợp tác công – tư, ứng dụng đổi mới sáng tạo và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.

Sự kiện - 18/04/2025 07:31

Đà Nẵng sẽ còn 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu

Đà Nẵng sẽ còn 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu

TP. Đà Nẵng dự kiến điều chỉnh một phần diện tích các xã, phường để thành lập 15 phường, 3 xã và một đặc khu Hoàng Sa.

Sự kiện - 18/04/2025 06:45

Hội nghị thượng đỉnh P4G bế mạc, ra Tuyên bố Hà Nội

Hội nghị thượng đỉnh P4G bế mạc, ra Tuyên bố Hà Nội

Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục đồng hành cùng các nước thành viên và đối tác quốc tế trong việc hiện thực hóa các cam kết, sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị.

Sự kiện - 18/04/2025 05:33

Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh

Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh

Việt Nam ước tính cần tới 368 tỷ USD để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040, nhưng hệ thống tài chính còn nhiều hạn chế.

Sự kiện - 17/04/2025 16:33

Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?

Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?

Chính phủ đề xuất các cơ chế, chính sách trong Khu Thương mại tự do Hải Phòng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh....

Sự kiện - 17/04/2025 11:55

Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam

Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam

Tập đoàn Qualcomm đã nghiên cứu, phân tích và mong muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ AI lớn tại Việt Nam.

Sự kiện - 17/04/2025 06:36

Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo

Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo

Nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.

Sự kiện - 16/04/2025 17:55

Tổng Bí thư: Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư: Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư nêu rõ trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn.

Sự kiện - 16/04/2025 15:42

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày Chủ nhật, 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội.

Sự kiện - 16/04/2025 12:38

[Gặp gỡ thứ Tư] Giám đốc ADB: Khu vực tư nhân là tương lai của Việt Nam

[Gặp gỡ thứ Tư] Giám đốc ADB: Khu vực tư nhân là tương lai của Việt Nam

Giám đốc quốc gia ADB khuyến nghị cần có quy định pháp lý chắc chắn và cơ chế phân bổ rủi ro chặt chẽ để thu hút thêm vốn FDI vào lĩnh vực hạ tầng.

Sự kiện - 16/04/2025 10:08

Việt Nam khuyến khích Hàn Quốc đầu tư vào điện tử công nghệ cao, chất bán dẫn

Việt Nam khuyến khích Hàn Quốc đầu tư vào điện tử công nghệ cao, chất bán dẫn

Việt Nam hoan nghênh sự tham gia, mở rộng đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào các dự án LNG, các dự án dầu khí trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả đầu tư và hài hòa lợi ích.

Sự kiện - 16/04/2025 07:08

Quảng Ninh dẫn đầu chỉ số PAPI 2024, khẳng định hiệu quả quản trị công

Quảng Ninh dẫn đầu chỉ số PAPI 2024, khẳng định hiệu quả quản trị công

Ngày 15/4, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), phối hợp với các cơ quan liên quan, đã tổ chức lễ công bố kết quả Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024. Tỉnh Quảng Ninh đứng đầu toàn quốc với điểm số PAPI cao nhất.

Sự kiện - 16/04/2025 06:50

Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8: Điểm nhấn mới hạng mục 'Tôn vinh cá nhân'

Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8: Điểm nhấn mới hạng mục 'Tôn vinh cá nhân'

Nhà báo Nguyễn Bá Kiên, Tổng biên tập Tạp chí điện tử VietTimes cho biết, hạng mục "Tôn vinh cá nhân" là điểm nhấn mới quan trọng của giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8.

Sự kiện - 15/04/2025 17:45

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Sự kiện - 15/04/2025 17:08

Ông Tập Cận Bình: Thúc đẩy hợp tác Việt - Trung về 5G, trí tuệ nhân tạo

Ông Tập Cận Bình: Thúc đẩy hợp tác Việt - Trung về 5G, trí tuệ nhân tạo

Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị nâng tầm hợp tác Việt - Trung thực chất trên các lĩnh vực, trọng tâm là đưa hợp tác khoa học công nghệ trở thành trụ cột mới.

Sự kiện - 15/04/2025 16:30