Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

PGS.TS NGUYỄN THÙY DƯƠNG (*) -TS. ĐỖ THỊ THU HÀ
08:01 28/05/2025

Mặc dù các ngân hàng đã triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi, song khu vực doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn do hạn chế về tài sản đảm bảo, năng lực quản trị và minh bạch tài chính.

Cung ứng tín dụng cho kinh tế tư nhân đang được quan tâm và đẩy mạnh, tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp phát triển. Ảnh VOV.

Doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên khu vực này vẫn còn nhiều khó khăn thách thức liên quan đến quản trị, nhân sự và tiếp cận tài chính. Vì vậy cung ứng tín dụng cho kinh tế tư nhân đang được quan tâm và đẩy mạnh, tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp phát triển.

Tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, doanh nghiệp tư nhân được quy định là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân sở hữu và quản lý. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm giám sát mọi mặt, bao gồm các vấn đề tài chính, pháp lý và hoạt động. Mặc dù doanh nghiệp tư nhân có lợi thế về tính linh hoạt trong hoạt động, nhưng chủ sở hữu cũng phải đối mặt với những rủi ro, đặc biệt liên quan đến trách nhiệm cá nhân đối với tài sản trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn. khả năng tiếp cận tín dụng vẫn là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp này. Bài viết này tổng quan về tình hình tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân, những khó khăn, cũng như giải pháp nhằm phát triển tín dụng bền vững.

Số lượng doanh nghiệp tư nhân giai đoạn 2019-2024. Nguồn: Ngô Tuấn Anh (2023) và tổng hợp của tác giả.

Thực tế hoạt động doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê (2024), đến hết tháng 12/2024, toàn quốc trên 930.000 doanh nghiệp tư nhân. Một số doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt Nam đã khẳng định vị thế tại thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế, như: VinGroup, VietJet… Việt Nam có khoảng 30 doanh nghiệp tư nhân có giá trị trên 1 tỷ USD trên thị trường chứng khoán. Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp đáng kể, hơn 40% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), khoảng 30% vào ngân sách nhà nước và là nơi sử dụng lao động chính cho khoảng 85% lao động cả nước trong những năm qua.

Thực tế hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân

Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân tại các tổ chức tín dụng đạt khoảng 6,91 triệu tỷ đồng tính đến cuối năm 2024, tăng 14,72% so với năm 2023, chiếm khoảng 44% dư nợ tín dụng nền kinh tế. Có 100 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa với tổng dư nợ đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2023, chiếm 17,6% dư nợ nền kinh tế, có 208.992 doanh nghiệp nhỏ và vừa còn dư nợ. Trong đó, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 2.746.308 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2023.

Tính đến cuối năm 2024, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân tại các TCTD đạt khoảng 6,91 triệu tỷ đồng, tăng 14,72% so với năm 2023, chiếm khoảng 44% dư nợ tín dụng nền kinh tế.

Trong đó, có 100 TCTD phát sinh dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa với tổng dư nợ đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2023, chiếm 17,6% dư nợ nền kinh tế.

Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi dành riêng cho khu vực doanh nghiệp tư nhân, góp phần mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế quan trọng này. Năm 2025, một số gói tín dụng tiêu biểu có thể kể đến như: Agribank với tổng quy mô trên 210.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi chỉ từ 2,4%/năm; VietinBank dành riêng 60.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, với lãi suất từ 3,8%/năm; LPBank, SHB và BVBank cũng đồng loạt triển khai các chương trình tín dụng quy mô từ vài trăm tỷ đến hàng chục nghìn tỷ đồng, tập trung vào đối tượng doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ.

So sánh một số chương trình tín dụng tiêu biểu năm 2025. Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tổng quy mô gói tín dụng ưu đãi năm 2025. Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

Các chương trình này không chỉ góp phần cải thiện khả năng tiếp cận vốn mà còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng linh hoạt, hiện đại. Tuy nhiên, trên thực tế có những khó khăn trong tiếp cận tín dụng với doanh nghiệp tư nhân vì những nguyên nhân:

Khó đáp ứng điều kiện về bảo đảm tiền vay: Nhiều DNTN có quy mô nhỏ và không đủ tài sản thế chấp đáp ứng yêu cầu vay.

Hạn chế về minh chứng tính khả thi của phương án, đề xuất vay vốn: Một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về xây dựng phương án vay vốn rõ ràng khả thi. Điều này do năng lực thực tế của doanh nghiệp chưa xác định rõ ràng. Sự liên kết hợp tác của các doanh nghiệp còn hạn chế mang tính co cụm chưa tận dụng sự đổi mới sáng tạo ứng dụng khoa học và công nghệ của nền kinh tế.

Lãi suất cao: Các gói tín dụng cho DNTN thường có lãi suất cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp lớn.

Thủ tục vay chưa tinh gọn phù hợp với đối tượng doanh nghiệp tư nhân do chưa rõ ràng hệ thống cung cấp tài chính nói chung, thông tin giao dịch giữa ngân hàng và doanh nghiệp tư nhân. Trong quan hệ gioa dịch giữa Ngân hàng và doanh nghiệp tư nhân, do thông tin hai chiều còn hạn chế xuất phát từ hạn chế riêng của các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ như mặt bằng kinh doanh và sản xuất thiếu ổn định, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết trong giao dịch với ngân hàng; hoạt động phân tán địa điểm, đa dạng ngành nghề gây tốn kém chi phí giao dịch trong thu thập và xử lý thông tin. Vì vậy, ngân hàng đòi hỏi khách hàng cung cấp thêm thông tin và yêu cầu về bảo đảm tiền vay vì vậy thời gian phê duyệt cho vay sẽ kéo dài.

Đề xuất khuyến nghị

Khi so sánh với các quốc gia phát triển, có thể nhận thấy sự khác biệt đáng kể về cách thức hỗ trợ tín dụng (Jianu, I., 2020). Tại Hoa Kỳ, hệ thống Tín dụng Nông nghiệp (Farm Credit System) đã phát triển thành một cơ chế chuyên biệt, chiếm hơn 45% thị phần tín dụng nông nghiệp toàn quốc, trong khi các ngân hàng lớn như JPMorgan cũng đang chủ động mở rộng tín dụng tư nhân với kỳ vọng thị trường đạt 3.000 tỷ USD vào năm 2028. Đức và Nhật Bản lại nổi bật với mô hình hỗ trợ trung gian thông qua các ngân hàng phát triển (như KfW) hoặc tập đoàn tài chính tích hợp (như SMBC), giúp tăng hiệu quả phân bổ vốn mà không gây áp lực trực tiếp đến hệ thống ngân hàng thương mại.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày càng gay gắt, tín dụng ngân hàng đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ sự phát triển bền vững của khu vực doanh nghiệp tư nhân (International Monetary Fund, 2024). Để phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau:

Thứ nhất, Ngân hàng thương mại xây dựng sản phẩm tín dụng đặc thù phù hợp với Doanh nghiệp tư nhân:

Các ngân hàng nên thiết kế các sản phẩm tài chính chuyên biệt như khoản vay tín chấp dựa trên dòng tiền kinh doanh, khoản vay theo hợp đồng đầu ra hoặc khoản vay dựa trên tài sản hình thành từ vốn vay. Ngoài ra, cần mở rộng mô hình đánh giá tín dụng dựa trên dữ liệu giao dịch thực tế của doanh nghiệp thay vì chỉ tập trung vào tài sản đảm bảo.

Hỗ trợ từ quỹ bảo lãnh tín dụng và phát triển sản phẩm tín dụng chuyên biệt theo ngành nghề là những hướng đi cần thiết để nâng cao hiệu quả triển khai các chương trình tín dụng và phát huy tiềm năng phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong dài hạn

Thứ hai, Cải tiến quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân:

Áp dụng mô hình thẩm định tín dụng theo rủi ro, kết hợp đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp bằng các tiêu chí linh hoạt, giảm bớt yêu cầu giấy tờ không cần thiết và tự động hóa một số bước xét duyệt để tăng tốc độ giải ngân.

Thứ ba, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân:

Khu vực kinh tế tư nhân đã có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng các doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mở rộng quy mô sản xuất và cải thiện vị thế cạnh tranh cả trong nước và quốc tế... các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ và tạo thành chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp để sát cánh cùng phát triển. Những giải pháp này đang trở thành chất xúc tác quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân, tạo ra những giá trị bền vững cho nền kinh tế.

Kết luận

Mặc dù Việt Nam đang từng bước mở rộng quy mô tín dụng và tăng tính linh hoạt trong điều hành chính sách, việc thiết lập một hệ sinh thái tín dụng bền vững cho khu vực tư nhân — đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp siêu nhỏ — vẫn đòi hỏi sự hỗ trợ phối hợp từ cả chính sách nhà nước, cải cách thể chế tài chính, và đổi mới sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc thù ngành nghề. Việc học hỏi từ các mô hình thành công trên thế giới là hướng đi cần thiết để Việt Nam có thể xây dựng một nền tảng tín dụng công bằng, hiệu quả và thích ứng với biến động kinh tế toàn cầu.

(*) PGS.TS Nguyễn Thùy Dương, Trưởng khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng

  • Cùng chuyên mục
TNH lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi 4 năm liên tiếp

TNH lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi 4 năm liên tiếp

Việc có thêm bệnh viện mới đi vào hoạt động khiến chi phí tăng cao, ảnh hưởng lợi nhuận của TNH. Doanh nghiệp báo lỗ kỷ lục ngay trong quý đầu năm.

Tài chính - 28/05/2025 14:43

Saigon Water sau 2 năm về chung nhà với DNP Water

Saigon Water sau 2 năm về chung nhà với DNP Water

Saigon Water lãi lớn 2024 cùng cơ cấu tài chính khỏe hơn nhờ bán tài sản sinh lời hiệu quả. Song, công ty dự kiến lỗ lại trong năm 2025.

Tài chính - 28/05/2025 10:11

Vốn ngoại dịch chuyển vào châu Á

Vốn ngoại dịch chuyển vào châu Á

Theo ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS), dòng chảy vốn đầu tư toàn cầu đang có sự dịch chuyển mạnh vào thị trường châu Á, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi.

Tài chính - 28/05/2025 09:08

Đẩy nhanh xử lý tài sản, giảm áp lực thu hồi nợ xấu

Đẩy nhanh xử lý tài sản, giảm áp lực thu hồi nợ xấu

Xử lý nợ xấu không chỉ là thu hồi nợ mà còn là cơ hội phục hồi thị trường, do đó cần xem xét ban hành cơ chế đặc thù để xử lý nợ xấu một cách quyết liệt, đồng bộ, minh bạch và hạn chế tranh chấp trong phát mãi tài sản.

Tài chính - 28/05/2025 09:01

HHS bắt đầu thu tiền từ đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ

HHS bắt đầu thu tiền từ đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ

HHS chào bán 64 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho công ty mẹ là Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy. Thời hạn nộp tiền từ 27/5 đến 10/6.

Tài chính - 27/05/2025 20:03

Nhà ở xã hội: Những vấn đề còn trăn trở và kiến nghị

Nhà ở xã hội: Những vấn đề còn trăn trở và kiến nghị

Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính đã có bài viết chia sẻ những điểm nghẽn và kiến nghị trong việc phát triển các dự án nhà ở xã hội.

Tài chính - 27/05/2025 14:16

Thành lập và vận hành Quỹ Nhà ở quốc gia: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị với Việt Nam

Thành lập và vận hành Quỹ Nhà ở quốc gia: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị với Việt Nam

Dưới đây là kinh nghiệm của một số nước và bài học với Việt Nam trong thành lập, vận hành Quỹ Nhà ở quốc gia.

Tài chính - 27/05/2025 14:14

Những điểm mới tại Dự thảo Nghị quyết Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Những điểm mới tại Dự thảo Nghị quyết Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, việc giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Tài chính - 27/05/2025 14:00

Phát triển nhà ở xã hội: Một số điểm nghẽn và đề xuất giải pháp

Phát triển nhà ở xã hội: Một số điểm nghẽn và đề xuất giải pháp

Năm 2025 mở ra một giai đoạn phát triển mới của Việt Nam trong 20 năm tới (2025 – 2045) với mục tiêu trở thành quốc gia thịnh vượng. Trong tiến trình đó, thị trường bất động sản (BĐS) đóng vai trò quan trọng, phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội. Đòi hỏi các cấp các ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn của thị trường BĐS nói chung, trong đó có phân khúc nhà ở xã hội.

Tài chính - 27/05/2025 14:00

Giải quyết quỹ đất cho nhà ở xã hội

Giải quyết quỹ đất cho nhà ở xã hội

Hiện trạng thiếu quỹ đất sạch và phù hợp đang là một trong những thách thức lớn đối với phát triển nhà ở xã hội. Tốc độ đô thị hóa nhanh làm gia tăng nhu cầu nhà ở trong khi quỹ đất tại các đô thị ngày càng thu hẹp.

Tài chính - 27/05/2025 10:00

VN-Index hồi mạnh, cơ hội đầu tư còn không?

VN-Index hồi mạnh, cơ hội đầu tư còn không?

VN-Index hồi mạnh nhưng dòng tiền phân hóa, cơ hội đầu tư ở các nhóm chưa phục hồi như thủy sản, dệt may, chứng khoán còn nhiều.

Tài chính - 27/05/2025 07:19

Áp dụng AI, chuyển đổi số vào phát triển quản lý nhà ở xã hội

Áp dụng AI, chuyển đổi số vào phát triển quản lý nhà ở xã hội

Việc chuyển đổi số được tích hợp vào khung pháp lý và hệ thống quản lý, sẽ tạo nên một hệ sinh thái nhà ở xã hội công bằng, minh bạch và hiệu quả, giúp người dân thực sự có nhu cầu tiếp cận nhà ở một cách thuận lợi hơn.

Tài chính - 27/05/2025 07:00

Giải pháp triển khai thành công Quỹ nhà ở quốc gia

Giải pháp triển khai thành công Quỹ nhà ở quốc gia

Nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân tại các khu vực đô thị ở Việt Nam đang ngày càng trở nên cấp thiết. Để giải quyết thách thức này một cách hiệu quả và bền vững, việc nghiên cứu và thành lập một Quỹ nhà ở quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tài chính - 27/05/2025 07:00

VN-Index 'ngược dòng' ngoạn mục, chốt phiên tăng hơn 18 điểm

VN-Index 'ngược dòng' ngoạn mục, chốt phiên tăng hơn 18 điểm

Nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, thủy sản, dệt may trở thành điểm sáng đáng chú ý trong phiên 26/5 khi có nhiều cổ phiếu tăng hết biên độ.

Tài chính - 26/05/2025 16:27

Thúc đẩy nhà ở xã hội: Bài học quốc tế và giải pháp chính sách về nguồn vốn

Thúc đẩy nhà ở xã hội: Bài học quốc tế và giải pháp chính sách về nguồn vốn

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các mô hình phát triển nhà ở xã hội thành công thường có chiến lược dài hạn, cơ quan điều phối hiệu quả, và nguồn vốn đa dạng.

Tài chính - 26/05/2025 07:39