'Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường duy nhất để bứt phá'
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là con đường duy nhất để bứt phá, vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, vững mạnh, xã hội văn minh, hiện đại, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.
Sáng 13/1, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia.
Trình bày tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo về chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia
Thủ tướng cho biết, trong kỷ nguyên mới, KHCN là nền tảng, ĐMST là động lực, CĐS là kết nối, con người là trung tâm, là chủ thể. Để thực hiện Nghị quyết 57 có 3 việc rất quan trọng phải thực hiện nhanh, hiệu quả, gồm: Thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, con người thông minh; cùng các điều kiện khác và bảo đảm an ninh, an toàn mạng.

Bên cạnh đó, KHCN, ĐMST và CĐS đóng vai trò then chốt, là động lực mạnh mẽ để Việt Nam phát triển tăng tốc, bứt phá, bền vững.
"Khát vọng về một Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng, hiện đại, sớm gia nhập nhóm nước phát triển có thu nhập cao đã và đang cháy bỏng hơn bao giờ hết. Phát triển KHCN, ĐMST và CĐS không chỉ là xu thế tất yếu của thời đại mà còn là con đường duy nhất để bứt phá, vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, vững mạnh, xã hội văn minh, hiện đại, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới", Thủ tướng nói.
Bám sát nội dung của Nghị quyết số 57, Thủ tướng nêu rõ, chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 41 nhóm chỉ tiêu (gồm 35 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 và 6 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2045) và 7 nhóm nhiệm vụ với 140 nhiệm vụ cụ thể.
7 nhóm nhiệm vụ chính
Theo đó, nhóm thứ nhất là nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS (gồm 13 nhiệm vụ cụ thể).
Nhóm thứ hai là khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xoá bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển KHCN, ĐMST và CĐS (28 nhiệm vụ cụ thể).
Một số nhiệm vụ trọng tâm là tập trung xây dựng dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Luật Công nghiệp công nghệ số trình Quốc hội thông qua trong năm 2025 và các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật. Đồng thời, Chính phủ đề xuất Quốc hội xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung các Luật liên quan để góp phần thúc đẩy KHCN, ĐMST và CĐS.
Xây dựng cơ chế thử nghiệm, đặc thù trong lĩnh vực KHCN, ĐMST và CĐS, trình Quốc hội thông qua; trong đó có cơ chế đặc thù về đầu tư, đầu tư công, mua sắm công cho sản phẩm, dịch vụ số theo trình tự thủ tục rút gọn; cơ chế thí điểm thử nghiệm công nghệ mới có sự giám sát của Nhà nước (sandbox); triển khai thực hiện theo phương thức "vừa thiết kế, vừa thi công"…
Ban hành quy định Quỹ đầu tư mạo hiểm và các cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo để tạo động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Đây là bước đi chiến lược để xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số mạnh mẽ.
Nhóm thứ ba là tăng cường đầu tư hạ tầng cho KHCN, ĐMST và CĐS (34 nhiệm vụ cụ thể).
Một số nhiệm vụ trọng tâm là ban hành chương trình quốc gia phát triển công nghệ và công nghiệp chiến lược; đảm bảo ít nhất 15% ngân sách Nhà nước chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ là cần thiết để phục vụ nghiên cứu các công nghệ chiến lược. Đồng thời, rà soát các chiến lược nghiên cứu không gian biển, ngầm và vũ trụ để đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại, khắc phục khan hiếm đất đai.
Rà soát, đầu tư phát triển Trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm dữ liệu quốc gia; phát triển hạ tầng số hiện đại, hạ tầng viễn thông, Internet, hạ tầng vật lý số, hạ tầng tiện ích số, các nền tảng số quốc gia, nền tảng số dùng chung các ngành, lĩnh vực. Xây dựng chương trình phát triển kinh tế số, xã hội số. Xây dựng đề án ứng dụng internet vạn vật trong một số ngành, lĩnh vực như sản xuất, thương mại, năng lượng, nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, y tế thông minh… Quyết tâm phủ sóng viễn thông 5G trên phạm vi toàn quốc, phát triển mạnh Starlink…
Nhóm thứ tư là phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển KHCN, ĐMST và CĐS (12 nhiệm vụ cụ thể).
Cơ chế, chính sách, phát triển và trọng dụng nhân lực chất lượng cao chính là yếu tố then chốt, là "chìa khóa vạn năng" mở ra cánh cửa thành công. Mục tiêu là xây dựng một đội ngũ nhân lực hùng hậu, vừa đủ về số lượng, vừa đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của kỷ nguyên số. Đặc biệt, nguồn nhân lực này cần được đào tạo bài bản, chuyên sâu, phù hợp với đặc thù của từng ngành, lĩnh vực, sẵn sàng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của KHCN, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường, sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.

Nhóm thứ năm là đẩy mạnh CĐS, ứng dụng KHCN, ĐMST trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý Nhà nước, bảo đảm quốc phòng và an ninh (27 nhiệm vụ).
Một số nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng chương trình phát triển Chính phủ số, tạo ra một hệ thống quản trị hiện đại, minh bạch và hiệu quả; nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình hướng tới việc cung cấp các dịch vụ số cá nhân hóa dựa trên dữ liệu, không phụ thuộc vào địa giới hành chính; đẩy mạnh số hóa dữ liệu, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu để cắt giảm thủ tục hành chính, trọng tâm vào các lĩnh vực như tư pháp, giáo dục, y tế và đất đai…
Đồng thời, ứng dụng KHCN, ĐMST và CĐS trong các ngành, lĩnh vực quan trọng của đất nước, như văn hóa, tài nguyên, môi trường, giao thông, y tế, thương mại điện tử… Ứng dụng KHCN, ĐMST và CĐS trong bảo đảm quốc phòng và an ninh; hiện đại hóa lực lượng quân đội và công an; làm chủ các công nghệ chiến lược.
Nhóm thứ sáu là thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động KHCN, ĐMST và CĐS trong doanh nghiệp (16 nhiệm vụ cụ thể).
Một số nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng đề án hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp công nghệ số vươn ra toàn cầu; xây dựng đề án hình thành các doanh nghiệp công nghệ chiến lược quy mô lớn trong nước; thúc đẩy phát triển một số khu công nghiệp công nghệ số và công nghiệp công nghệ thông tin tập trung; đẩy mạnh thu hút các dự án FDI cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, thúc đẩy khởi nghiệp về KHCN, ĐMST và CĐS…
Nhóm thứ bảy là tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển KHCN, ĐMST và CĐS (9 nhiệm vụ).
Một số nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai ngoại giao kinh tế gắn với thu hút đầu tư KHCN, ĐMST và CĐS (ngoại giao công nghệ). Xây dựng đề án Việt Nam chủ động tham gia các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, đóng góp vào việc xây dựng các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong KHCN, ĐMST và CĐS, nhất là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), chuỗi khối (blockchain), dữ liệu lớn, công nghệ sinh học, công nghệ lượng tử, bán dẫn, năng lượng nguyên tử, vũ trụ và các công nghệ chiến lược khác để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ số phù hợp nhu cầu trong nước và thế giới.
Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch UBND các địa phương tập trung chỉ đạo quán triệt, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao;
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện hằng năm theo Nghị quyết số 57. Nguồn vốn Nhà nước đóng vai trò "vốn mồi", dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội.
- Cùng chuyên mục
Thủ tướng: Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đất đai là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Sự kiện - 10/07/2025 15:12
Thủ tướng: Khởi công giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt dịp 19/8
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt tổ chức khởi công các dự án giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/8/2025.
Sự kiện - 10/07/2025 13:46
Bộ Xây dựng làm việc với doanh nhân Đường 'bia' về sáng kiến làm đường cao tốc tiết kiệm
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà đánh giá cao đề xuất sử dụng công nghệ mới làm đường cao tốc của Công ty Hoà Bình. Tuy nhiên, giải pháp thiết kế và thử nghiệm phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, đảm bảo độ bền, tuổi thọ của công trình khi áp dụng thực tế.
Sự kiện - 10/07/2025 07:32
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Phát triển kinh tế biển cần tạo ra 4 đột phá'
Bước vào kỷ nguyên tăng trưởng xanh, kinh tế biển Việt Nam đối mặt nhiều thách thức phi truyền thống như biến đổi khí hậu, ô nhiễm biển, rác thải nhựa đại dương. Quy hoạch không gian biển và hợp nhất địa giới hành chính mở ra cơ hội định hình hành lang sinh học, tiếp cận tổng thể các mô hình phát triển bền vững toàn cầu.
Sự kiện - 09/07/2025 12:15
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Khơi thông các nguồn lực cho tăng trưởng 2 con số
Trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn biến nhanh và khó lường, Việt Nam cần phải hành động quyết liệt, đặc biệt khơi thông các nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số.
Sự kiện - 09/07/2025 06:45
Bí thư Hà Nội: Chính sách phải khả thi, đi vào cuộc sống
Bí thư Hà Nội cho rằng, các nghị quyết phải đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm. Chính sách ban hành phải khả thi, phải giảm bớt thủ tục, phải thực sự đi vào cuộc sống.
Sự kiện - 08/07/2025 14:06
Tổng Bí thư: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp bộ máy
Tổng Bí thư nêu rõ tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý các sai phạm, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong công tác bố trí, sắp xếp cán bộ và quản lý tài sản công liên quan sắp xếp bộ máy.
Sự kiện - 08/07/2025 06:45
Tạp chí Nhà đầu tư cùng nhà tài trợ trao 100 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Nghệ An
Tạp chí Nhà đầu tư phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An cùng với nhà tài trợ đã trao 100 suất quà trị giá 100 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở hai xã Nậm Cắn, Chiêu Lưu.
Sự kiện - 07/07/2025 20:06
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ quy hoạch trường đua ngựa
Xã Sóc Sơn (TP. Hà Nội) đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng trường đua ngựa.
Sự kiện - 07/07/2025 11:27
Đến 2030, Hà Nội phấn đấu kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 60% GRDP
Theo kế hoạch, đến năm 2030, TP. Hà Nội phấn đấu tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân đạt 55 - 60% GRDP.
Sự kiện - 07/07/2025 06:45
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Đầu tư cao tốc Sơn La - Điện Biên 3 làn theo hình thức PPP
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, đầu tư đoạn Sơn La - Điện Biên thực hiện theo hình thức PPP như kế hoạch ban đầu đã xây dựng nhưng quy mô phải thay đổi, làm 3 làn hoàn chỉnh.
Sự kiện - 06/07/2025 10:29
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil
Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và thực hiện các hoạt động song phương tại Brazil, trưa ngày 5/7/2025 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Sự kiện - 06/07/2025 10:25
Chính sách thuế đối ứng của Mỹ tác động như thế nào tới tăng trưởng GDP của Việt Nam?
Nếu mức thuế đối ứng thấp nhất của Mỹ áp dụng với Việt Nam là 10% thì tăng trường GDP của Việt Nam hầu như không bị tác động. Tuy nhiên với mức 20%, GDP sẽ bị giảm 0,7- 0,8%.
Sự kiện - 05/07/2025 16:01
Hà Nội bảo đảm tăng trưởng kinh tế, phục vụ tốt đời sống người dân
"Hà Nội tiếp kiểm tra rà soát, đánh giá về thể chế, nhân lực để đạt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số, phục vụ tốt đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân", Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội nhấn mạnh.
Sự kiện - 05/07/2025 09:50
[Café Cuối tuần] Chính quyền hai cấp: Khi những triết lý quản trị thành hiện thực
Ngày 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương hai cấp – cấp tỉnh và cấp xã – bắt đầu được vận hành trên phạm vi toàn quốc. Theo mô hình này, cấp trung gian (cấp huyện) được tinh giản, để chỉ còn hai cấp chính quyền: cấp chiến lược (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) và cấp hành chính – dịch vụ (xã, phường). Mỗi cấp chính quyền đều có cơ quan dân cử và cơ quan hành chính riêng, được phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm.
Sự kiện - 05/07/2025 09:49
Quảng Ninh đà tăng trưởng rõ nét, nhưng còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ
Bức tranh kinh tế Quảng Ninh nửa đầu năm 2025 ghi nhận nhiều gam màu sáng. Song, để bứt phá, tỉnh vẫn cần tháo gỡ các nút thắt trong đầu tư công, thu hút vốn FDI.
Sự kiện - 04/07/2025 16:58
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago