Pharmacity tiếp tục lỗ lớn

Nhàđầutư
Để thực hiện chiến lược mở rộng hệ thống, nguồn lực tài chính là bài toán lớn với Pharmacity. Theo ghi nhận của Nhadautu.vn, chuỗi nhà thuốc này đã kết hợp nhiều phương thức để gia tăng nguồn lực trong các năm qua, từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu, đến mời gọi quỹ đầu tư và cả tín dụng ngân hàng.
CHÂU SƠN
25, Tháng 09, 2020 | 18:34

Nhàđầutư
Để thực hiện chiến lược mở rộng hệ thống, nguồn lực tài chính là bài toán lớn với Pharmacity. Theo ghi nhận của Nhadautu.vn, chuỗi nhà thuốc này đã kết hợp nhiều phương thức để gia tăng nguồn lực trong các năm qua, từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu, đến mời gọi quỹ đầu tư và cả tín dụng ngân hàng.

chuoi-nha-thuoc-pharmacity-techmoss-1280x720

 

Theo báo cáo mới đây của CTCP Dược phẩm Pharmacity, doanh nghiệp này báo lỗ sau thuế 194,2 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020, tăng mạnh so với khoản lỗ 122,2 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Cả năm 2019, Pharmacity lỗ 265 tỷ đồng.

Dù thua lỗ lớn, song vốn chủ sở hữu của Pharmacity vẫn được tăng mạnh từ 99 tỷ đồng lên 408,2 tỷ đồng trong 1 năm qua. Tổng tài sản theo đó tăng hơn 4 lần, từ 128,7 tỷ đồng lên 530,4 tỷ đồng, tuy nhiên lại suy giảm đáng kể nếu so với cuối năm 2019 (652 tỷ đồng).

Pharmacity được thành lập năm 2012 với chiến lược phân phối dược phẩm qua hệ thống cửa hàng rộng khắp. Tới thời điểm hiện tại, chuỗi nhà thuốc này đã lên tới 469 cửa hàng tại khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Mục tiêu của Pharmacity là sẽ đạt được hệ thống 1.000 cửa hàng bán lẻ thuốc và thực phẩm chức năng vào năm 2021. Và bởi vậy, việc doanh nghiệp này báo lỗ lớn không mang lại nhiều bất ngờ. Chấp nhận chi phí đầu tư lớn để chiếm lĩnh thị trường, do đó, có thể coi là chiến lược của ban lãnh đạo doanh nghiệp này.

Trong 6 tháng đầu năm, dù lỗ gần 200 tỷ đồng, song Pharmacity cho biết vẫn nộp ngân sách nhà nước và thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn.

Để thực hiện chiến lược mở rộng hệ thống, nguồn lực tài chính là bài toán lớn với Pharmacity. Theo ghi nhận của Nhadautu.vn, chuỗi nhà thuốc này đã kết hợp nhiều phương thức để gia tăng nguồn lực trong các năm qua, từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu, đến mời gọi quỹ đầu tư và cả tín dụng ngân hàng.

Gần đây nhất, Pharmacity ngày 21/7/2020 đã hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 386,4 tỷ đồng lên 492,6 tỷ đồng, tất cả đều là vốn tư nhân trong nước. So với con số 37 tỷ đồng cuối năm 2018, thì trong hơn 1,5 năm, nguồn nội lực của Pharmacity đã tăng tới 13 lần.

Cuối năm 2019, Pharmacity đã hoàn tất phát hành 2 lô trái phiếu kỳ hạn 2 năm, với tổng giá trị 120,8 tỷ đồng, lãi suất khá cao: 13%/năm.

Trước đợt phát hành trái phiếu, quỹ Mekong Enterprise Fund III giữa năm ngoái công bố hỗ trợ tài chính cho Pharmacity. Đầu năm 2020, nhà phân phối dược phẩm này công bố nhận được thêm khoản đầu tư 31,8 triệu USD vòng series C. Ngoài ra, Pharmacity thời gian gần đây còn thế chấp một số tài sản tại HDBank hay MBBank.

Với dân số lớn và quá trình già hoá dân số khá nhanh, Việt Nam được đánh giá là thị trường dược phẩm rất tiềm năng. Sự hấp dẫn còn lớn hơn bội phần khi chưa có một thương hiệu nào đủ sức chi phối mảng bán lẻ. Bên cạnh những thương hiệu lâu đời như Guardian, Medicare, Phano, nhiều tập đoàn lớn trong nước cũng không giấu diếm tham vọng trong lĩnh vực này như FPT với chuỗi nhà thuốc Long Châu hay Vingroup với VinFa.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24460.00 24475.00 24795.00
EUR 26370.00 26476.00 27640.00
GBP 30908.00 31095.00 32048.00
HKD 3088.00 3100.00 3201.00
CHF 27529.00 27640.00 28516.00
JPY 163.53 164.19 171.99
AUD 15998.00 16062.00 16549.00
SGD 18169.00 18242.00 18789.00
THB 676.00 679.00 708.00
CAD 17937.00 18009.00 18544.00
NZD   14951.00 15444.00
KRW   17.97 19.65
DKK   3545.00 3677.00
SEK   2359.00 2454.00
NOK   2310.00 2404.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ