Đằng sau khoản lỗ kỷ lục của chuỗi nhà thuốc Pharmacity

Nhàđầutư
Khoản lỗ lớn không những không phải là dấu hiệu tiêu cực, mà còn cho thấy tham vọng "khủng" của nữ doanh nhân Phạm Thị Thanh Hoài cùng các cộng sự trong lĩnh vực phân phối dược phẩm.
XUÂN TIÊN
28, Tháng 04, 2020 | 16:07

Nhàđầutư
Khoản lỗ lớn không những không phải là dấu hiệu tiêu cực, mà còn cho thấy tham vọng "khủng" của nữ doanh nhân Phạm Thị Thanh Hoài cùng các cộng sự trong lĩnh vực phân phối dược phẩm.

pharmacity-15807026713441535726847-15845016632502002320627

Với 315 cửa hàng, Pharmacity là chuỗi nhà thuốc lớn nhất Việt Nam hiện nay

Theo dữ liệu của Nhadautu.vn, năm 2019, CTCP Dược phẩm Pharmacity báo lỗ sau thuế 265 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tới cuối kỳ tài chính là 163 tỷ đồng, tổng tài sản 652 tỷ đồng.

Pharmacity là chủ sở hữu chuỗi nhà thuốc cùng tên lớn nhất cả nước, với 315 cửa hàng tới thời điểm hiện nay, chủ yếu tập trung tại TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh thành phía Nam.

Thành lập từ năm 2012 với chiến lược phân phối dược phẩm qua hệ thống cửa hàng rộng khắp, Pharmacity có vốn điều lệ ban đầu chỉ là 7 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn nhất là bà Phạm Thị Thanh Hoài với tỷ lệ 90%, 4 cổ đông khác chia đều 10% còn lại là bà Phạm Thị Thanh Hoà, ông Lê Bảo Chân Thiện, bà Trần Minh Ngọc Thu và bà Trương Ngọc Phụng.

Tháng 9/2017, ông Chris Blank làm Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của Pharmacity thay bà Phạm Thị Thanh Hoài. Dù vậy, nữ doanh nhân sinh năm 1987 vẫn là Chủ tịch HĐQT Pharmacity cho tới nay. 

Pharmacity sau đó trở thành hiện tượng khi mở rộng hệ thống phân phối với cấp số nhân. Bên cạnh đó, nguồn nội lực cũng liên tục được tăng cường, khi vốn điều lệ tăng mạnh từ 37 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng cuối năm 2018, rồi 386,4 tỷ đồng cuối năm 2019.

Sau khi dồn dập tăng vốn, Pharmacity năm 2019 đã mở thêm 95 cửa hàng, đạt tới 252 cửa hàng và dự kiến năm 2020 tiếp tục mở mới 350 cửa hàng và đạt con số 1.000 cửa hàng trên toàn quốc vào năm 2021. Không chỉ dược phẩm đơn thuần, mỗi cửa hàng Pharmacity còn hướng tới cung cấp cả thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp, thực phẩm bổ sung Vitamin và khoáng chất, cùng sản phẩm bách hoá gia đình.

photo-1-1561082180050344159573

CEO Chris Blank thường xuyên xuất hiện trước công chúng 

Để phục vụ cho tham vọng của mình, không chỉ tăng cường nội lực, Pharmacity đã đẩy mạnh sử dụng đòn bẩy tài chính trong thời gian ngắn vừa qua.

Ba tháng cuối năm 2019, Pharmacity phát hành thành công 150 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn hai năm, chủ yếu cho các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Đáng chú ý là lãi suất phát hành khá cao: 13%/năm. Nếu cộng cả chi phí phát hành, lưu ký, thì chi phí thực có thể lên tới 14-14,5%, cao hơn khá nhiều so với lãi vay ngân hàng từ 9,5-12% hiện nay.

Tất nhiên, bởi lô trái phiếu không có tài sản bảo đảm nên cả Pharmacity lẫn các trái chủ của mình có thể hài lòng với mức chi phí/lợi tức này. Dù vậy, việc huy động vốn với chi phí lớn cho thấy ông lớn phân phối dược phẩm này đang rất cần vốn.

Trước đợt phát hành trái phiếu, quỹ Mekong Enterprise Fund III giữa năm ngoái công bố hỗ trợ tài chính cho Pharmacity. Đầu năm 2020, nhà phân phối dược phẩm này công bố nhận được thêm khoản đầu tư 31,8 triệu USD vòng series C.

Ở một diễn biến đáng chú ý, Chủ tịch Pharmacity Phạm Thị Thanh Hoài cùng cổ đông Trần Minh Ngọc Thu cuối tháng 11/2019 đứng tên thành lập CTCP TR Infinity Pharma và CTCP TR Pharma Focus cùng có trụ sở tại Vincom Center Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP.HCM. Tuy nhiên cho tới cuối tháng 3/2020, bộ đôi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực "hoạt động tư vấn quản lý" đã được lần lượt chuyển giao cho TR Best Pharma Pte Ltd và Tr Best Pharm Pte Ltd - các pháp nhân đến từ Singapore.

Nguồn lực rất lớn đổ vào Pharmacity giải thích vì sao startup này không ngần ngại chịu lỗ để mở rộng hệ thống.

Đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 30/12/2019 thể hiện vốn điều lệ của Pharmacity là 386,4 tỷ đồng. So sánh với vốn chủ sở hữu tới cuối năm 2019 là 163 tỷ đồng, có nghĩa rằng lỗ luỹ kế đã lên khoảng 223 tỷ đồng, phần lớn do mức lỗ khổng lồ 265 tỷ đồng trong năm ngoái.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ