Phấn đấu đến năm 2025 có 98% dân số vùng DTTS tham gia BHYT

Với 89,44% số ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, chiều 18/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
PV
18, Tháng 11, 2019 | 15:57

Với 89,44% số ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, chiều 18/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

quoc-hoi

Với 89,44% số ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, chiều 18/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Đề án nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức thu nhập so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân...

Theo đề án, đến năm 2025, phấn đấu mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; tỉ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS hàng năm giảm trên 3%; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% số dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% dân số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh. Tăng cường công tác y tế để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; 98% dân số DTTS tham gia BHYT; 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS.

Đến năm 2030, thu nhập bình quân của người DTTS bằng 1/2 bình quân chung của cả nước; giảm hộ nghèo xuống dưới 10%, cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; 70% số xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới; chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn vùng đồng bào DTTS, hằng năm thu hút 3% lao động sang làm các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Đến 2030 có 40% lao động người DTTS biết làm các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ; phấn đấu có 80% số hộ nông dân người DTTS làm kinh tế nông- lâm nghiệp hàng hóa; trên 85% số xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và đời sống của người dân; giải quyết căn bản tình trạng di cư không theo kế hoạch trong đồng bào DTTS; quy hoạch sắp xếp, di dời, bố trí 100% hộ dân DTTS đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở; cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra trong Chương trình MTQG về phát triển bền vững đến năm 2030.

Báo cáo giải trình, tiếp thu Đề án của Ủy ban TVQH cho thấy, về các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025 và 2030, một số ý kiến ĐBQH đề nghị việc đề xuất chỉ tiêu phải có căn cứ khoa học và thực tiễn, bảo đảm tính khả thi. Trong đó, nổi lên các ý kiến như: Chỉ tiêu về thu nhập đến năm 2025; chỉ tiêu về giải quyết nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt... chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; chỉ tiêu về đào tạo nghề khó đạt được... Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân chung của cả nước năm 2018 theo giá hiện hành là 3,88 triệu đồng/người/tháng; thu nhập của người DTTS khoảng 1,2 triệu đồng/người/tháng (bằng khoảng 30,9% so với bình quân chung của cả nước). Dự kiến đến năm 2020, thu nhập bình quân cả nước đạt khoảng 3.000 USD (tương đương 67 triệu đồng/người/năm), thu nhập của người DTTS khoảng 18 triệu đồng/người/năm (bằng khoảng 26,9% so với bình quân chung của cả nước)...

Do đó, theo Ủy ban TVQH, nếu đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân của người DTTS tăng gấp 2 lần, thì đạt khoảng 36 triệu đồng/người/năm. Trong khi dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng dự kiến định hướng chỉ tiêu đến năm 2025 đạt mức bình quân chung toàn quốc khoảng 5.000 USD/người/năm (tương đương 112 triệu đồng), thì thu nhập của người DTTS mới chỉ bằng 32,14% bình quân chung cả nước. Do vậy, Ủy ban TVQH đề nghị tăng chỉ tiêu về thu nhập của người DTTS đến năm 2025 lên trên 2 lần so với năm 2020 để phấn đấu thực hiện, thu hẹp khoảng cách về thu nhập của người DTTS so với bình quân chung của cả nước.

Về chỉ tiêu đào tạo nghề cho người DTTS trong độ tuổi, hiện nay lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ khoảng 6,2%; dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đề ra lao động qua đào tạo là 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ 25-30%. Đề án đề xuất lao động DTTS qua đào tạo khoảng 50%, có bằng cấp chứng chỉ 10-15%. Ủy ban TVQH nhận thấy, chỉ tiêu này là phù hợp; đồng thời đối với đồng bào DTTS cần tăng cường đào tạo, dạy nghề theo hướng “cầm tay, chỉ việc” để thực hành được trong quá trình sản xuất và tổ chức cuộc sống, nên đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ