PGS-TS. Kiều Đình Hùng đề xuất phương án phòng, chống chủng virus Delta

PGS-TS. KIỀU ĐÌNH HÙNG
14:51 01/08/2021

"Chủng virus Delta lây lan rất nhanh và nguy hiểm hơn nhiều so với chủng virus Alpha trước đây. Vì vậy, phương pháp phòng chống dịch COVID-19 phải nhanh, quyết liệt và linh hoạt hơn rất nhiều lần", PGS-TS. Kiều Đình Hùng cho biết.

pgsts-kieu-dinh-hung-dao-tao-nhan-luc-la-yeu-to-quan-trong-de-theo-kip-the-gioi1498789365

PGS.TS. Kiều Đình Hùng. Ảnh: Báo Sức khỏe đời sống.

Trước tình hình phức tạp của dịch COVID-19 với biến thể Delta, PGS-TS. Kiều Đình Hùng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã có bài viết đề xuất phương án phòng, chống chủng virus Delta. Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết này.

Bài viết nêu rõ, chủng mới lây lan rất nhanh và nguy hiểm. Vì vậy, phương pháp phòng chống dịch phải nhanh, quyết liệt và linh hoạt hơn rất nhiều lần. Các biện pháp phòng chống dịch cần phải thay đổi toàn diện so với những biện pháp đã áp dụng trước đây với chủng virus Alpha.

Điều quan trọng nhất chính là quyết định nhanh chóng của lãnh đạo, tốc độ cách ly, tốc độ kiểm soát, phân loại đánh giá nguy cơ, xét nghiệm khu vực nguy cơ và kiểm soát ngay được tình hình dịch tễ của vùng, thành phố, địa phương.

Theo đó, địa phương phải cho cách ly xã hội ngay lập tức (cách ly cứng, nghiêm ngặt) ở vùng địa phương đó ngay sau khi phát hiện ra dịch bệnh.

Tuy nhiên, các đơn vị quan trọng của nhà nước, đơn vị chống dịch và cơ quan trọng yếu kinh tế, các đơn vị cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho đời sống, xã hội vẫn được hoạt động nhưng phải thực hiện nghiêm túc theo Chỉ thị 16.

Các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp quan trọng ít có nguy cơ thì được hoạt động nhưng phải thực hiện theo Chỉ thị 16 hoặc cao hơn Chỉ thị 16.

Thời gian cách ly cứng của vùng, địa phương có thể từ 1 ngày đến 3 ngày hoặc từ 5 ngày đến 7 ngày tuỳ theo tình hình dịch tễ nếu kiểm soát được.

Các địa phương cần tận dụng khoảng thời gian này để khoanh vùng dịch, đánh giá nguy cơ, truy vết, xác định phân cấp, phân loại các đối tượng nguy hiểm và tiến hành cho xét nghiệm theo diện rộng ở khu vực này.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tiến hành xét nghiệm diện rộng những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao (những người tham gia hoạt động xã hội , shipper, taxi, các đơn vị y tế …), qua đó tiếp tục đưa ra những quyết định, chỉ đạo mới.

Sau khi phân loại, xác định được các khu vực trong vùng có nguy cơ, địa phương sẽ cách ly cứng tại các khu vực đó, còn lại áp dụng theo Chỉ thị 16 cho vùng, thành phố. Cùng lúc đấy, khu vực cách ly cứng vẫn phải tiếp tục cho phân loại, xét nghiệm để liên tục thu nhỏ khu vực cách ly cứng.

Như vậy, ta sẽ khoanh vùng, phong toả thật nhanh các khu để không lây lan dịch bệnh và khoanh vùng được ổ dịch trọng tâm của vùng. Lúc đấy ta có thể giảm dần cách ly xã hội ở một số các khu vực chuyển áp dụng Chỉ thị 16 hoặc Chỉ thị 15. Thời gian chống dịch quyết liệt ngay từ đầu, tốc độ phản ứng nhanh sẽ là yếu tố quyết định thành công của công tác chống dịch, để dịch không bị lan rộng, bùng phát.

Một số mục tiêu và giải pháp quan trọng, trong đó bao gồm: Khoanh vùng cứng ngay được vùng, thành phố có dịch (chỉ cần có dịch); không để dịch lây lan sang vùng hoặc thành phố khác (ngay lập tức); liên tiếp, nhanh chóng thu nhỏ các khu vực cách ly cứng để không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xã hội; quyết định thật nhanh, hết sức quyết liệt, mạnh mẽ của lãnh đạo trong từng thời điểm dịch tễ; nhanh chóng thu hẹp vùng dịch, các khu vực cách ly khi đã kiểm soát được dịch tễ để đảm bảo đời sống kinh tế xã hội.

Đề xuất này không luận bàn tới tầm quan trọng của chiến lược tiêm phòng vaccine COVID-19; cách ly cứng là cách ly người với người, gia đình với gia đình, gia đình với xã hội, nếu có tiếp xúc thì phải mặc đồ bảo hộ; trong vùng cách ly cứng nếu phải tiếp xúc, nếu có nhu cầu thiết yếu cần ra khỏi nhà yêu cầu phải mặc đồ bảo hộ và được phép của chính quyền địa phương đồng ý. (Đồ bảo hộ và các trang thiết bị khử khuẩn phải được cấp phát miễn phí).

Đề xuất tham khảo một số thành công của các nước trên thế giới như Trung Quốc.

Theo đó, trong năm 2021 nhiều đợt dịch xuất hiện từ ổ dịch liên quan chợ Tân Phát Địa ở thủ đô Bắc Kinh (tháng 6/2020), đợt phong tỏa lớn ở tỉnh Hà Bắc (tháng 1/2021), vùng dịch tại thành phố biên giới Thụy Lệ của tỉnh Vân Nam (tháng 4/2021), cho tới sự tái xuất hiện ca nhiễm trong cộng đồng ở tỉnh Liêu Ninh và An Huy (tháng 5/2021)... Tuy nhiên, Trung Quốc đều đã xử lý nhanh được những đợt này.

Tháng 5/2021 thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông có 15 triệu dân đã ghi nhận 20 ca nhiễm mới trong tuần. Con số này dù rất nhỏ so với hàng trăm ngàn ca nhiễm mỗi ngày ở Ấn Độ, song nhà chức trách Trung Quốc đã tỏ ra không hề chủ quan.

Theo đó, một số khu vực của quận Lệ Loan sẽ được đưa vào diện kiểm soát nghiêm nhất, gồm đường Hải Long, đường Bạch Hạc Động, đường Trung Nam, đường Đông Giác, đường Xung Khẩu.

Mọi người dân trong 5 khu này đều phải ở nhà và dừng mọi hoạt động không cần thiết. Hằng ngày, mỗi hộ chỉ được cử một người ra ngoài mua nhu yếu phẩm.

Tất cả địa điểm giải trí, nhà trẻ... đóng cửa, các trường học tạm dừng học trực tiếp trong khi việc xét nghiệm triển khai đến từng nhà. Khoảng 700.000 người tại Quảng Châu đã được xét nghiệm tính tới ngày 26/5.

Ở các khu vực khác của quận Lệ Loan cùng một số đường thuộc các quận khác của thành phố Quảng Châu, người dân được yêu cầu hạn chế ra ngoài, không tụ tập đông người.

  • Cùng chuyên mục
Có thể lấy ý kiến người dân về sửa Hiến pháp qua VNeID

Có thể lấy ý kiến người dân về sửa Hiến pháp qua VNeID

Hiến pháp dự kiến sẽ được sửa 8/120 điều và lấy ý kiến người dân trong một tháng, có thể thông qua ứng dụng VNeID.

Sự kiện - 04/05/2025 17:08

Quy định mới về hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức

Quy định mới về hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức

Tùy theo các mức độ vi phạm về xử lý vi phạm hành chính, cán bộ, công chức có thể bị các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc, bãi nhiệm.

Sự kiện - 04/05/2025 10:34

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban; Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Phó Trưởng Ban.

Sự kiện - 02/05/2025 07:51

Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công cuối năm 2025

Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công cuối năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo hoàn thành các thủ tục, khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. vào ngày 19/12/2025.

Sự kiện - 01/05/2025 06:13

Hợp long cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung

Hợp long cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung

Ngày 30/4, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An, công trình giao thông có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển hạ tầng và du lịch của địa phương này.

Sự kiện - 30/04/2025 15:14

Hào khí non sông – Lời thề tiếp nối trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hào khí non sông – Lời thề tiếp nối trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Năm mươi năm (30/4/1975-30/42025) – nửa thế kỷ đã đi qua kể từ ngày đại thắng mùa Xuân, khi dân tộc ta khép lại trang sử chiến tranh để mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và dựng xây đất nước.

Sự kiện - 30/04/2025 10:08

[Gặp gỡ thứ Tư] Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Tiềm năng kinh tế biển còn rất lớn

[Gặp gỡ thứ Tư] Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Tiềm năng kinh tế biển còn rất lớn

Nhiều mục tiêu của đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển gần như đã "về đích" trước 1 năm, tuy nhiên, tiềm năng từ kinh tế biển, trong đó có thủy sản vẫn chưa được khai thác. Nhadautu.vn phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến về vấn đề này.

Sự kiện - 30/04/2025 10:00

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư.

Sự kiện - 30/04/2025 09:11

'Hòn ngọc Viễn Đông' sẽ tỏa sáng trở lại

'Hòn ngọc Viễn Đông' sẽ tỏa sáng trở lại

Sài Gòn - TP.HCM từng là trung tâm kinh tế hàng đầu Đông Nam Á nhờ khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ. Sau 50 năm thống nhất, kinh tế tư nhân lấy lại vị thế, trở thành "bộ phận quan trọng nhất" của nền kinh tế, như lời Tổng Bí thư Tô Lâm. Để thực sự vươn tầm thế giới, Việt Nam cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ, tháo gỡ rào cản và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tỏa sáng.

Sự kiện - 30/04/2025 07:18

Tinh thần 30/4 và khát vọng vươn mình

Tinh thần 30/4 và khát vọng vươn mình

Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu mốc chói lọi của ý chí quật cường và khát vọng độc lập, thống nhất. Đó không chỉ là một chiến thắng quân sự mà là chiến thắng của một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên cường, biết đoàn kết, biết hy sinh và đặt lợi ích quốc gia trên tất cả.

Sự kiện - 30/04/2025 06:30

Thủ tướng: Đàm phán ký kết trong tháng 5/2025 các hợp đồng nhập khẩu mặt hàng từ Mỹ

Thủ tướng: Đàm phán ký kết trong tháng 5/2025 các hợp đồng nhập khẩu mặt hàng từ Mỹ

Theo Thủ tướng, các cơ quan phía Việt Nam đã và đang rất tích cực xử lý các vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa, phi thuế quan, sở hữu trí tuệ, bản quyền.

Sự kiện - 29/04/2025 19:20

Khánh thành Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ

Khánh thành Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ

Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance vừa tổ chức Đại lễ Khánh thành Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Sự kiện - 29/04/2025 07:42

Thủ tướng Nhật Bản: Tiềm năng hợp tác Việt - Nhật không có giới hạn

Thủ tướng Nhật Bản: Tiềm năng hợp tác Việt - Nhật không có giới hạn

Thủ tướng Nhật Bản khẳng định việc nâng cao trình độ ngành công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam, tăng cường khả năng chống chịu trước những cú sốc bên ngoài sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước.

Sự kiện - 29/04/2025 06:32

'Bến cảng số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Lào trong thời đại mới'

'Bến cảng số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Lào trong thời đại mới'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao 2 nước tham dự lễ khánh thành bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt tại tỉnh Hà Tĩnh.

Sự kiện - 28/04/2025 20:37

Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án hơn 20 tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam

Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án hơn 20 tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam

Hai Thủ tướng nhất trí xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương.

Sự kiện - 28/04/2025 15:54

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm Quân Khu 4

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm Quân Khu 4

Ngày 28/4, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Lào đã đến thăm Quân Khu 4.

Sự kiện - 28/04/2025 15:51