Thách thức lớn cho tăng trưởng kinh tế 2021 do dịch COVID-19 bùng phát

DIỆP DIỆP
06:57 31/07/2021

Đợt dịch COVID-19 bùng phát ở TP.HCM và nhiều tỉnh phía Nam đang tàn phá “sức khỏe” doanh nghiệp và cản bước phục hồi của nền kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% mà Chính phủ đặt ra trước đó chưa bao giờ khó khăn và đầy thách thức như lúc này.

Lo ngại về mục tiêu tăng trưởng

Theo PGS.TS Tô Trung Thành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, GDP 6 tháng đầu năm 2021 đã hồi phục ở mức độ nhất định với mức tăng 5,64%, cao hơn nhiều so với mức tăng 1,82% của cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 mới bùng phát trở lại trên một số địa phương trọng điểm và nằm trong chuỗi sản xuất toàn cầu của Việt Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội... và mới đây nhất là đầu tầu kinh tế TP.HCM và một số tỉnh phía Nam đã đặt ra những thách thức rất lớn đến nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm.

“Gần như chắc chắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% của Chính phủ đề ra từ đầu năm là không thể đạt được”, PGS.TS Tô Trung Thành nhận định.

tphcm

Dịch Covid-19 bùng phát ở TP.HCM và nhiều tỉnh phía Nam đang tàn phá “sức khỏe” doanh nghiệp và cản bước phục hồi của nền kinh tế. (Ảnh minh họa: KT)

Ông Thành cho rằng, đại dịch COVID-19 với chủng mới Delta có tốc độ lây nhiễm mạnh có thể khiến con đường hồi phục tại các quốc gia như Mỹ, EU, Trung Quốc… bị đe dọa; theo đó, sẽ ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó, xu hướng tăng giá hàng hóa cơ bản và giá xăng dầu... vẫn đang tiếp diễn do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh duy trì mức sản lượng dầu thấp hơn nhu cầu sử dụng của thế giới. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất trong nước.

Về phía cầu, do đại dịch bùng phát và thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng ở rất nhiều địa phương trên cả nước, khiến thu nhập cũng như nhu cầu tiêu dùng giảm sút mạnh. Trong khi đó, một điểm nhấn quan trọng cho hỗ trợ tăng trưởng cho năm 2020 là đầu tư công thì lại chưa có đột phá. Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 chỉ bằng 36,8% kế hoạch, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước (so với mức tăng 20,5% của năm 2020).

to-trung-thanh

PGS.TS Tô Trung Thành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Về phía cung, sản xuất của các ngành quan trọng như vận tải - kho bãi, du lịch, giáo dục đào tạo, công nghiệp chế biến chế tạo… tiếp tục bị ảnh hưởng mạnh do nhu cầu giảm mạnh, chi phí sản xuất gia tăng và sự gián đoạn/đứt gẫy chuỗi cung ứng. Chỉ số PMI sụt giảm mạnh từ 53,1 điểm tháng 5/2021 xuống còn 44,1 điểm tháng 6/2021 đã dự báo trước những khó khăn sắp tới của khu vực sản xuất.

“Khả năng ứng phó đối với đại dịch của các doanh nghiệp cũng đang giảm dần khi đại dịch kéo dài quá lâu, bào mòn sức chịu đựng của doanh nghiệp. Không chỉ những các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng đã bắt đầu gặp khó khi đại dịch kéo dài và khó đoán định. Theo đó, các doanh nghiệp không những gặp khó khăn quá lớn từ phía tổng cầu suy giảm, mà còn từ những bất lợi gia tăng từ phía đầu vào như giá năng lượng, giá thuê đất, giá cả sản xuất tăng nhanh”, PGS.TS Tô Trung Thành chỉ rõ.

Bên cạnh đó, ông Thành cho rằng, những biện pháp phòng chống dịch bệnh cực đoan và thiếu nhất quán giữa các địa phương cũng đang ảnh hưởng lớn đến chi phí vận chuyển, logistics cũng như có khả năng làm đứt gẫy chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp... Rủi ro bất ổn vĩ mô sẽ gia tăng hơn. Lạm phát có thể bị ảnh hưởng do yếu tố chi phí đẩy. Việc cắt giảm lãi suất và nới lỏng tiền tệ có tác động còn hạn chế, khả năng hấp thụ vốn vay của nền kinh tế còn yếu, một phần dòng vốn đã và đang chuyển sang trú ẩn ở trái phiếu chính phủ và hướng đến thị trường tài sản như thị trường chứng khoán, bất động sản…

“Dư địa chính sách tài khóa thì hạn hẹp hơn, nếu đại dịch còn kéo dài, thu ngân sách trở nên khó khăn hơn do nền kinh tế rơi vào vòng xoáy suy giảm và thị trường tài sản điều chỉnh mạnh. Việc nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ để hỗ trợ kinh tế lại có thể làm gia tăng bất ổn vĩ mô. Các chính sách ứng phó với đại dịch về cơ bản được thiết kế nhanh nhưng quá trình thực thi còn chậm và chưa thực sự hiệu quả”, PGS.TS Tô Trung Thành lo ngại.

Giải pháp chính sách cần ứng xử phù hợp, linh hoạt

Theo nhận định của TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2021 sẽ chịu tác động tiêu cực bởi diễn biến phức tạp của dịch bệnh, trong khi đó, chiến lược phòng chống dịch của nước ta còn lúng túng, chiến lược tiêm phòng vaccine còn chậm so với nhiều nước.

Để đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao nhất, TS Cấn Văn Lực cho rằng, cần kiên định mục tiêu kép và có giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Giải pháp chính sách cần ứng xử phù hợp, linh hoạt.

can-van-luc

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế

“Kiên định mục tiêu tăng trưởng kép nhưng tùy từng địa phương, tùy từng thời điểm hoàn cảnh cụ thể thì cần ưu tiên mục tiêu nào hơn để có giải pháp phù hợp, tránh tập trung chống dịch thái quá thì sẽ rất căng như TP.HCM hiện nay", TS. Cấn Văn Lực nêu quan điểm.

Đặc biệt, cần có các giải pháp thiết thực vực dậy “sức khỏe” của các khu vực doanh nghiệp, bởi đây là động lực tăng trưởng thiết yếu của nền kinh tế. Theo khuyến nghị của ông Lực, cần tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, bên cạnh đó, cần có gói hỗ trợ mạnh cho DN nhỏ, gói hỗ trợ lãi suất có trọng tâm trọng điểm cho một số lĩnh vực ngành nghề, địa phương khoảng 50.000 – 60.000 tỷ đồng, lãi suất cho DN vay khoảng 3-4%, hỗ trợ trong vòng 1 năm.

“Cần tìm kiếm các động lực tăng trưởng bổ sung thay thế, tận dụng đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường sớm hồi phục, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công nhằm tạo tác động lan tỏa tới các lĩnh vực, đồng thời tăng cường phát triển kinh tế số, thúc đẩy hơn nữa cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh… để tạo nền tảng thuận lợi cho doanh nghiệp có thể sớm phục hồi khi dịch được kiểm soát”, TS Cấn Văn Lực khuyến nghị.

(Theo VOV)

  • Cùng chuyên mục
Sắp diễn ra chung kết Press cup 2024

Sắp diễn ra chung kết Press cup 2024

Sau 7 mùa giải với những thành công vang dội và nhiều dấu ấn khó quên, Giải bóng đá các Cơ quan Báo chí toàn quốc Press Cup đã trở thành sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước.

Sự kiện - 22/11/2024 17:01

Bổ nhiệm lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Hải quan Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An

Bổ nhiệm lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Hải quan Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An

Tổng cục Hải quan vừa công bố các Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan, lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và cục trưởng Hải quan các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An.

Sự kiện - 22/11/2024 14:21

Hà Nội khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô

Hà Nội khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã quyết định tặng Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức, triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Sự kiện - 22/11/2024 11:46

WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

Để trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045, WB cho rằng Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới.

Sự kiện - 22/11/2024 10:10

340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch

340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch

Chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” sẽ được triển khai từ nay đến hết quý I năm 2025 với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ dành cho khách du lịch được ưu đãi sâu lên đến 50%.

Sự kiện - 22/11/2024 08:00

Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06

Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06

Theo Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, đối với 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 tổ công tác Chính phủ giao, TP. Hà Nội hiện đã cơ bản hoàn thành 19/19 nhiệm vụ.

Sự kiện - 22/11/2024 07:30

TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã chỉ ra bốn điểm nghẽn thể chế cần khắc phục để thúc đẩy phát triển trong thời gian tới.

Sự kiện - 22/11/2024 06:26

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập trên ứng dụng iHanoi.

Sự kiện - 21/11/2024 23:28

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu đoàn TP. Hà Nội bày tỏ băn khoăn khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Sự kiện - 21/11/2024 23:25

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.

Sự kiện - 21/11/2024 17:22

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sự kiện - 21/11/2024 17:06

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.

Sự kiện - 21/11/2024 16:21

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.

Sự kiện - 21/11/2024 12:09

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".

Sự kiện - 21/11/2024 10:59

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Sự kiện - 21/11/2024 10:42

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56