Có thể lấy ý kiến người dân về sửa Hiến pháp qua VNeID
Hiến pháp dự kiến sẽ được sửa 8/120 điều và lấy ý kiến người dân trong một tháng, có thể thông qua ứng dụng VNeID.
Chiều 4/5, trả lời báo chí tại cuộc họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy thông tin, khi Bộ Chính trị nêu ra tại kết luận 127, Đảng ủy Quốc hội đã phối hợp với Đảng ủy Chính phủ và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.
Sửa 8/120 điều của Hiến pháp
Theo bà Thủy, kết quả nghiên cứu của Đảng ủy Quốc hội và các cơ quan đã được báo cáo Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có tờ trình gửi đại biểu và sẽ báo cáo Quốc hội tại phiên khai mạc ngày 5/5, trong đó có nội dung sửa đổi Hiến pháp.
Nội dung sửa đổi cụ thể chưa đề cập, nhưng các vấn đề tập trung nghiên cứu đã được nêu trong tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cụ thể là các nội dung liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các quy định tại Chương 9 Hiến pháp liên quan chính quyền địa phương các cấp.
Với nội dung phạm vi nghiên cứu sửa đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Quốc hội cho phép nghiên cứu theo hướng ban hành nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Số điều của Hiến pháp có khả năng sửa khoảng 8 điều trên tổng số 120 điều.

Ngay tại phiên khai mạc kỳ họp 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Quốc hội xem xét quyết định thành lập Ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Sau khi thành lập, Ủy ban này sẽ nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
Dự thảo nghị quyết này sẽ được công bố lấy ý kiến toàn dân. Nội dung này dự kiến thực hiện rất sớm, theo kế hoạch là từ 6/5, tức là sau khi ủy ban được thành lập sẽ công bố dự thảo lấy ý kiến Nhân dân trong khoảng 1 tháng.
Sau đó, Ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp sẽ tổng hợp tiếp thu ý kiến của nhân dân và đại biểu tại kỳ họp để báo cáo Quốc hội xem xét thông qua nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp chậm nhất là trước ngày 26/6 để làm cơ sở pháp lý để Quốc hội xem xét thông qua các luật liên quan đến tổ chức bộ máy và chính quyền địa phương 2 cấp.
"Có ý kiến cho rằng, việc lấy ý kiến Nhân dân trong 1 tháng là hơi gấp. Nhưng lần sửa đổi bổ sung này phạm vi không nhiều, chỉ 8/120 điều Hiến pháp, nội dung cũng tương đối cụ thể, rõ ràng", bà Thủy nói.
Trong lần lấy ý kiến Nhân dân lần này, Chính phủ đề xuất ngoài hình thức tổ chức lấy ý kiến truyền thống đã thực hiện trong các lần sửa Hiến pháp trước đây, thì có thể áp dụng hình thức tham gia ý kiến, lấy ý kiến thông qua ứng dụng VNeID. Hiện Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Công an tích cực triển khai để lấy ý kiến nhân dân thông qua ứng dụng này. Đây cũng là điểm mới trong lấy ý kiến Nhân dân
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cũng cho hay, Quốc hội, Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị cần nỗ lực tối đa trong việc hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện thể chế. Trong đó, việc tháo gỡ các điểm nghẽn pháp lý được xác định là khâu then chốt. Đây là những rào cản lớn đối với hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Thực tế cho thấy, công tác rà soát, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật đã được các cơ quan của Quốc hội triển khai thường xuyên từ cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa X. Những nội dung bất cập, chồng chéo luôn được đưa ra xem xét sửa đổi, bổ sung tại các kỳ họp. Tinh thần đó tiếp tục được phát huy tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV - kỳ họp có khối lượng công tác lập pháp lớn nhất từ trước đến nay.
Chỉ định nhân sự ở nơi sắp xếp đơn vị hành chính
Để có cơ sở tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét, quyết định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ đề xuất phương án thể chế hóa quy định không bầu mà chỉ định các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND… tỉnh sau sáp nhập và xã, phường, đặc khu mới thành lập theo Kết luận 150 ngày 14/4 của Bộ Chính trị về hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.

Về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho biết, nội dung này đã được cấp có thẩm quyền nghiên cứu, thảo luận và được nêu rõ trong Kết luận 150 của Bộ Chính trị về cơ chế chỉ định, bổ nhiệm người giữ chức vụ trong HĐND, UBND ở đơn vị sau sắp xếp thay cho việc bầu ở HĐND như lâu nay.
Theo đó, khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc thành lập mới đơn vị hành chính cấp xã, không bầu cử các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND; trưởng, phó đoàn đại biểu Quốc hội; trưởng các ban của HĐND và ủy viên UBND theo quy định.
Thay vào đó, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp xã căn cứ thông báo của cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ, tiến hành chỉ định, bổ nhiệm nhân sự đảm nhiệm các chức danh nêu trên.
Trường hợp đặc biệt, cho phép chỉ định nhân sự không phải là đại biểu HĐND giữ các chức danh lãnh đạo HĐND cấp tỉnh, cấp xã mới thành lập. Cơ chế này trước đây chưa thực hiện, nhưng sắp xếp đơn vị hành chính lần này có điểm hết sức khác biệt là ngoài nhập các tỉnh, xã thì còn chủ trương rất lớn là không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện.
"Để dáp ứng yêu cầu bố trí sắp xếp cán bộ, khai thác tối đa nguồn nhân lực hiện có thì Bộ Chính trị chỉ đạo trong lần này thực hiện cơ chế chỉ định ở nơi sắp xếp chỉ thực hiện trong năm 2025. Còn về sau, vẫn trở về cơ chế bình thường là HĐND bầu chức danh trong HĐND, UBND. Việc này cũng sẽ được ghi nhận trong nghị quyết của Quốc hội để làm cơ sở pháp lý cho thực hiện", bà Nguyễn Phương Thủy nhấn mạnh.
Thông qua 34 luật
Thông tin về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào ngày 5/5/2025, dự kiến bế mạc chiều ngày 30/6/2025, theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Kỳ họp được tiến hành theo 2 đợt, cụ thể: Đợt 1 từ ngày 5/5 đến ngày 30/5/2025; Đợt 2 bắt đầu từ ngày 11/6 đến ngày 30/6/2025. Dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 37 ngày và có bố trí làm việc một số ngày cuối tuần.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của đất nước.
Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định: 3 nghị quyết về công tác lập hiến; 51 luật, nghị quyết thuộc công tác lập pháp; 14 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; đồng thời có 8 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để các đại biểu Quốc hội nghiên cứu, làm cơ sở để thực hiện quyền giám sát và xem xét các nội dung theo quy định.
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; xem xét, thông qua 34 luật, 11 nghị quyết, cho ý kiến về 6 dự án luật khác.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sớm hơn thông lệ với nhiều nội dung quan trọng để xem xét, quyết định các vấn đề thực sự cấp thiết vừa được Trung ương thống nhất chủ trương tại Hội nghị lần thứ 11 phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy; điều chỉnh những luật, nghị quyết có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
"Đề nghị các cơ quan báo chí cần tập trung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của kỳ họp thứ 9; tuyên truyền về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nhất là việc thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, chú trọng thông tin tại vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số", ông Tuấn nói.
- Cùng chuyên mục
Quy định mới về hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức
Tùy theo các mức độ vi phạm về xử lý vi phạm hành chính, cán bộ, công chức có thể bị các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc, bãi nhiệm.
Sự kiện - 04/05/2025 10:34
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật
Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban; Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Phó Trưởng Ban.
Sự kiện - 02/05/2025 07:51
Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công cuối năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo hoàn thành các thủ tục, khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. vào ngày 19/12/2025.
Sự kiện - 01/05/2025 06:13
Hợp long cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung
Ngày 30/4, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An, công trình giao thông có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển hạ tầng và du lịch của địa phương này.
Sự kiện - 30/04/2025 15:14
Hào khí non sông – Lời thề tiếp nối trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Năm mươi năm (30/4/1975-30/42025) – nửa thế kỷ đã đi qua kể từ ngày đại thắng mùa Xuân, khi dân tộc ta khép lại trang sử chiến tranh để mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và dựng xây đất nước.
Sự kiện - 30/04/2025 10:08
[Gặp gỡ thứ Tư] Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Tiềm năng kinh tế biển còn rất lớn
Nhiều mục tiêu của đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển gần như đã "về đích" trước 1 năm, tuy nhiên, tiềm năng từ kinh tế biển, trong đó có thủy sản vẫn chưa được khai thác. Nhadautu.vn phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến về vấn đề này.
Sự kiện - 30/04/2025 10:00
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư.
Sự kiện - 30/04/2025 09:11
'Hòn ngọc Viễn Đông' sẽ tỏa sáng trở lại
Sài Gòn - TP.HCM từng là trung tâm kinh tế hàng đầu Đông Nam Á nhờ khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ. Sau 50 năm thống nhất, kinh tế tư nhân lấy lại vị thế, trở thành "bộ phận quan trọng nhất" của nền kinh tế, như lời Tổng Bí thư Tô Lâm. Để thực sự vươn tầm thế giới, Việt Nam cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ, tháo gỡ rào cản và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tỏa sáng.
Sự kiện - 30/04/2025 07:18
Tinh thần 30/4 và khát vọng vươn mình
Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu mốc chói lọi của ý chí quật cường và khát vọng độc lập, thống nhất. Đó không chỉ là một chiến thắng quân sự mà là chiến thắng của một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên cường, biết đoàn kết, biết hy sinh và đặt lợi ích quốc gia trên tất cả.
Sự kiện - 30/04/2025 06:30
Thủ tướng: Đàm phán ký kết trong tháng 5/2025 các hợp đồng nhập khẩu mặt hàng từ Mỹ
Theo Thủ tướng, các cơ quan phía Việt Nam đã và đang rất tích cực xử lý các vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa, phi thuế quan, sở hữu trí tuệ, bản quyền.
Sự kiện - 29/04/2025 19:20
Khánh thành Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ
Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance vừa tổ chức Đại lễ Khánh thành Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Sự kiện - 29/04/2025 07:42
Thủ tướng Nhật Bản: Tiềm năng hợp tác Việt - Nhật không có giới hạn
Thủ tướng Nhật Bản khẳng định việc nâng cao trình độ ngành công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam, tăng cường khả năng chống chịu trước những cú sốc bên ngoài sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước.
Sự kiện - 29/04/2025 06:32
'Bến cảng số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Lào trong thời đại mới'
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao 2 nước tham dự lễ khánh thành bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt tại tỉnh Hà Tĩnh.
Sự kiện - 28/04/2025 20:37
Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án hơn 20 tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam
Hai Thủ tướng nhất trí xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương.
Sự kiện - 28/04/2025 15:54
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm Quân Khu 4
Ngày 28/4, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Lào đã đến thăm Quân Khu 4.
Sự kiện - 28/04/2025 15:51
Ông Y Thanh Hà Niê K’Đăm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng
Ông Y Thanh Hà Niê K'Đăm, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.
Sự kiện - 28/04/2025 13:38
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago