Ồ ạt xây nhà cao tầng, điều gì xảy ra với người dân khi động đất?

Nhàđầutư
Mặc dù không nằm trên vành đai lửa, Việt Nam vẫn có mối hiểm họa động đất khá cao. Tuy nhiên, nhiều đơn vị còn chủ quan với hiện tượng động đất. Việc thẩm định thiết kế cơ sở đối với công trình cao tầng về độ kháng chấn còn mang tính hình thức…
PHAN CHÍNH
14, Tháng 06, 2017 | 06:38

Nhàđầutư
Mặc dù không nằm trên vành đai lửa, Việt Nam vẫn có mối hiểm họa động đất khá cao. Tuy nhiên, nhiều đơn vị còn chủ quan với hiện tượng động đất. Việc thẩm định thiết kế cơ sở đối với công trình cao tầng về độ kháng chấn còn mang tính hình thức…

Còn hình thức, chủ quan

Lịch sử ghi nhận những trận động đất mạnh nhất đạt tới 6,7-6,8 độ richter và tương đương từng xảy ra trên phần Tây Bắc lãnh thổ Việt Nam. Điển hình là vụ động đất ở Tuần Giáo (Lai Châu) mạnh 6,7 độ richter năm 1983; Điện Biên xảy ra động đất 6,8 độ richter năm 1935; động đất ở Lục Yên (Yên Bái) với cường độ 5,5 độ richter năm 1954 và năm 1958 Vĩnh Phúc xảy ra động đất 5,7 độ richter.

Đối với Thủ đô Hà Nội, do nằm trên đới đứt gẫy của sông Hồng, trong vùng động đất cấp 8, lại thêm có mật độ dân số cao, tốc độ đô thị hóa nhanh nên cũng được xếp vào diện khu vực có độ nhạy cảm cao về động đất. Gần đây nhất là vào tháng 5/2014, một số tòa nhà cao tầng ở Hà Nội đã xảy ra rung lắc nhẹ do ảnh hưởng của dư chấn động đất 6,2 độ Richter.

Thực tế dù ở nước ta, nguy cơ động đất không lớn như một số quốc gia (Nhật Bản, Trung Quốc…) nhưng trong thời đại của biến đổi khí hậu khó lường như hiện nay thì những nguy cơ thiên tai sẽ tăng lên. Thiệt hại khi động đất xảy ra phụ thuộc phần lớn vào chất lượng và khả năng chịu động đất của các công trình xây dựng. Với những tòa chung cư, cao ốc mọc lên ngày càng nhiều hiện nay, thì sự an toàn khi xảy ra động đất đang là lo lắng của nhiều gia đình. Công trình xây dựng nói chung và nhà cao tầng nói riêng đều phải tuân theo yêu cầu hết sức khắt khe về tính toán tải trọng tác động đặc biệt (tải trọng động đất, tải trọng gió bão).

Theo quy chuẩn quốc gia, đơn vị thiết kế, đơn vị tư vấn thiết kế chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế và họ phải hiểu trong thiết kế phải tính toán đến các loại tác động. Về mặt quản lý, chính quyền địa phương (Sở Xây dựng) chịu trách nhiệm thẩm định thiết kế và phải yêu cầu chủ đầu tư những công trình nằm trong vùng có tải trọng gió lớn, có xuất hiện động đất chứng minh việc đã tính toán an toàn phòng chống gió bão, động đất. Chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng công trình nên họ dứt khoát phải yêu cầu đơn vị tư vấn thẩm tra những điều kiện an toàn về chịu lực công trình, trong đó có chịu lực do động đất và gió bão.

415

 Tòa nhà Keangnam một trong những tòa nhà cao nhất Hà Nội được thiết kế kháng chấn theo tiêu chuẩn nước ngoài 

Tuy nhiên, các tiêu chí cần tuân theo đối với các công trình nhà cao tầng để ứng phó với động đất mới chỉ được triển khai từ năm 2006. Theo đó nếu Bộ tiêu chuẩn của Bộ xây dựng được thực hiện đúng thì các công trình mới có khả năng chịu được động đất đến cấp 8 (hiện các công trình xây dựng được thiết kế chịu động đất cấp 7 - Thang MSK-64 gồm 12 cấp áp dụng trong xây dựng, được quy đổi từ độ richter trong chuyên ngành vật lý). Nhưng đối với công trình nhà ở dạng nhà dân tự xây, chung cư mini, chung cư cũ thì không thể kiểm soát, thẩm định được.

Thêm vào đó, việc doanh nghiệp tự thẩm định kỹ thuật công trình cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao khi phải ứng biến với thiên tai khắc nghiệt vì từ trước tới nay, Việt Nam ít phải đối mặt với nguy cơ động đất. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, gần như không có sự kiểm soát về chất lượng và kỹ thuật đối với dạng nhà này.

Chưa kể, nhiều đơn vị còn chủ quan đối với hiện tượng động đất, nên khi thẩm định thiết kế cơ sở đối với công trình cao tầng về độ kháng chấn chỉ mang tính hình thức… UBND TP. Hà Nội cũng cho rằng, do động đất ít xảy ra ở Thủ đô, nếu có thì mức độ nhỏ, chưa gây thiệt hại nên các tổ chức, cá nhân còn tư tưởng chủ quan.

Quy chuẩn, tiêu chuẩn còn chung chung, lý thuyết

Trao đổi với Nhadautu.vn, PGS. TS Nguyễn Hồng Phương - Phó Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho rằng: “Những ngôi nhà cao tầng về nguyên tắc khi xây dựng phải có tính toán thiết kế kháng chấn, nghĩa là phải xem xét kết cấu cụ thể, độ cao cụ thể để khi có động đất xảy ra thì sức chịu đựng của tòa nhà được bao nhiều độ richter”.

Ts phuong

PGS. TS Nguyễn Hồng Phương - Phó Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu

“Thiết kế kháng chấn cho một tòa nhà cao tầng thường được tính toán cẩn thận, cụ thể bởi các chuyên gia về địa chấn, các kỹ sư xây dựng. Trong xây dựng luôn có những yêu cầu đối với những tòa nhà cao tầng xây dựng mới, có chức năng sử dụng quan trọng hoặc có tầm cao lớn”, ông Phương nói.

Theo PGS. TS Nguyễn Hồng Phương: “Trong tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam cũng đã có những đề xuất và luật của Bộ Xây dựng đề ra, thông thường những tòa nhà mới xây dựng ở thành phố lớn như Hà Nội thì người ta phải tham khảo các quy chuẩn về xây dựng và thiết kế thi công kháng chấn”.

“Dù vậy, các tiêu chuẩn, quy chuẩn mới chỉ đề ra một cách rất chung chung, lý thuyết. Do đó, ngoài việc tham khảo tiêu chuẩn, quy chuẩn thì khi xây dựng một nhà cụ thể, tại một vị trí cụ thể thì phải  khảo sát mức độ nguy hiểm, tầng địa chất tại nơi sẽ xây dựng. Ngôi nhà được thiết kế phải coi như là một hệ giao động, ứng với số tầng, với kết cấu để ra được mức chịu đựng của tòa nhà đối với những rung động cụ thể, tất cả các vấn đề này phải tiến hành trước khi xây dựng ngôi nhà mới”, ông Phương nói thêm.

“Chẳng hạn, Thủ đô Hà Nội hiện đang nằm trên vùng được dự báo phải chịu đựng chấn động cấp 8. Các khu vực dân cư và các công trình thủy điện lớn của đất nước tại Tây Bắc như Điện biên, Lai Châu, Sơn La… có thể phải chịu đựng những chấn động cấp 8-9 trong tương lai”, ông Phương nhận định.

Ông Phương cũng cho biết: “Miền Bắc Việt Nam có độ hoạt động động đất mãnh liệt hơn nhiều so với miền Nam Việt Nam. Những trận động đất mạnh nhất tập trung tại vùng Tây Bắc lãnh thổ Việt Nam. Trên phần phía Nam đất nước, động đất xảy ra chủ yếu ở ngoài khơi, trên vùng thềm lục địa miền Trung và Đông Nam Việt Nam”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ