'Nút thắt' cuối của cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận đã thông

“Nút thắt” cuối cùng của dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là vốn vay tín dụng đã được tháo gỡ khi ngân hàng chính thức giải ngân. Điều này, đồng nghĩa dự án sẽ được đưa vào khai thác đúng hạn vào năm 2021, kết thúc chuỗi ngày hơn 10 năm mong chờ của người dân Đồng bằng sông Cửu Long.
TRUNG CHÁNH
10, Tháng 03, 2020 | 13:25

“Nút thắt” cuối cùng của dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là vốn vay tín dụng đã được tháo gỡ khi ngân hàng chính thức giải ngân. Điều này, đồng nghĩa dự án sẽ được đưa vào khai thác đúng hạn vào năm 2021, kết thúc chuỗi ngày hơn 10 năm mong chờ của người dân Đồng bằng sông Cửu Long.

7ab1f_20200308_075335

Hơn 10 năm mong đợi, "nút thắt" cuối cùng của cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận đã thông. Trong ảnh là dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận dần được hình thành. Ảnh: Trung Chánh

Thông tin từ Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết, dự án đường cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận là tuyến nằm trong quy hoạch đường cao tốc từ TPHCM đến Cần Thơ. Đây là tuyến đường này có vai trò đặc biệt quan trọng trong kết nối trung tâm kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long với TPHCM và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Việc sớm hoàn thành tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ giúp kết nối đồng bộ tuyến cao tốc từ TPHCM đến Cần Thơ, góp phần tháo gỡ “điểm nghẽn” giao thông cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, hơn 10 năm qua (được khởi công lần đầu vào năm 2009), dự án này gặp rất nhiều khó khăn, việc triển khai thi công diễn ra khá ì ạch, thậm chí bị đình trệ.

Trước diễn biến như vậy, ngày 28-1-2019, Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã có văn bản đề xuất Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải bổ sung Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả tham gia vào dự án, thay thế cho Công ty TNHH Yên Khánh - vốn là 1 trong 6 công ty trong liên doanh Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận.

Về nguyên nhân Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đưa ra đề xuất nêu trên xuất phát từ việc Công ty Yên Khánh liên quan đến một vụ án hình sự trước đó, gây ảnh hưởng đến tiến độ, làm dự án rơi vào tình trạng bế tắc nếu không có điều chỉnh thay đổi nhà đầu tư để tái cơ cấu vốn.

Từ khi Tập đoàn Đèo Cả tham gia và thực hiện tái cơ cấu, những khó khăn của dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận cũng từng bước được “tháo gỡ”. Trong đó, khó khăn lớn nhất hiện nay, có ý nghĩa quyết định đến việc dự án có được thông tuyến vào cuối năm 2020 và đưa vào khai thác năm 2021 hay không nằm ở nguồn vốn vay tín dụng.

Xác nhận với TBKTSG Online vào tối hôm qua, 9-10, đại diện truyền thông của Công ty cổ phần BOT Trung Lương- Mỹ Thuận cho biết, nguồn vốn tín dụng đã chính thức được giải ngân, dù không tiết lộ con số cụ thể trong lần giải ngân đầu tiên.

Được biết, liên danh các ngân hàng cấp tín dụng cho dự án, gồm VietinBank (Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam), BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam), Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), VPBank (Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vương) cam kết tài trợ cho dự án 6.686 tỉ đồng.

Với việc “nút thắt” cuối cùng về nguồn vốn tín dụng cho dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận đã thông, trong khi trước đó, tiến độ giải phóng mặt bằng cơ bản đã hoàn thành 100%; vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ cũng đã có..., thì không còn lý do gì dự án tiếp tục bị đình trệ, không thể đưa vào khai thác đúng hạn. Điều này cũng đồng nghĩa, người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có đoạn cao tốc mới sau hơn 10 năm mong chờ.

(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ