Những ưu tiên và thử thách của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính nói ông nhận rõ trách nhiệm của mình phải kế thừa và phát huy những thành tựu, kết quả đạt được qua các thời kỳ; tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
PV
30, Tháng 04, 2021 | 06:30

Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính nói ông nhận rõ trách nhiệm của mình phải kế thừa và phát huy những thành tựu, kết quả đạt được qua các thời kỳ; tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

pham-minh-chinh2

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Vietnamnet.

Tại kỳ họp thứ 11 (Quốc hội khóa XIV) vừabế mạc, sau khi tuyên thệ nhậm chức, tânThủ tướng Phạm Minh Chính đã có bàiphát biểu trước Quốc hội và đồng bào, cửtri cả nước. Ông nhấn mạnh, đây là vinh dự đối với cánhân ông, đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nềmà Đảng, Nhà nước, và Nhân dân tin tưởng giao phó.

5 ưu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Trong bài phát biểu nhậm chức, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Chính phủ và hoạt động của Chính phủ có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, tuân thủ hiến pháp và pháp luật.

Theo ông Phạm Minh Chính, hơn 75 năm qua, đặc biệt là trong 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Chính phủ qua các nhiệm kỳ đã đạt được những thành tựu to lớn; đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính phủ và Thủ tướng nhiệm kỳ này đã tiếp tục khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo, ý chí khát vọng vươn lên và đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Trong đó, công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 đã triển khai rất hiệu quả và được nhân dân, cộng đồng quốc tế ủng hộ, ngưỡng mộ và đánh giá cao.

Trước yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chính phủ, tân Thủ tướng nhận thức rõ trách nhiệm của mình phải kế thừa và phát huy những thành tựu, kết quả đạt được qua các thời kỳ; tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Một là xây dựng chương trình hành động để cụ thểhóa thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong đó tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược; tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; tăng cường phân cấp, phân quyền, đồng thời xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành.

Hai là tiếp tục đẩy mạnh Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính nhà nước và toàn xã hội. Cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, dựa vào Nhân dân trong giám sát và kiểm soát quyền lực; chủ động phòng ngừa, kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực bằng thể chế, cơ chế, giải pháp mạnh mẽ, chặt chẽ, hiệu quả. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Ba là quản lý, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển đất nước; đẩy mạnh phát triển hạ tầng chiến lược có trọng tâm, trọng điểm; coitrọng chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số dựa trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cấp,các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và người dân; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi hơn nữa để sản xuất kinh doanh phát triển; chủ động phòng, chống và có giải pháp hiệu quả để khắc phục những tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịchCOVID-19.

Bốn là kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa vì hòa bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, là thành viên có trách nhiệm và có uy tín với cộng đồng quốc tế.

Năm là xây dựng cơ chế, chính sách, điều kiện để phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam trở thành nguồn lực, động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội; có giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và đào tạo; coi trọng phát triển nguồn lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, trong đó quan tâm, chú ý hơn đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng yếu thế trong xã hội. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, để mỗi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an toàn, văn minh.

Với trọng trách mới được giao, Thủ tướng Phạm Minh Chính nguyện sẽ mang hết sức mình, vượt qua mọi khó khăn, thách thức; kế thừa, phát huy truyền thống và kinh nghiệm quý báu của các Thủ tướng qua các thời kỳ; nỗ lực cùng Thường trực Chính phủ, thành viên Chính phủ đoàn kết, liêm chính, hành động quyết liệt, hiệu quả, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, tấ tcả vì lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc.

Lợi thế và thách thức với tân Thủ tướng

Trao đổi với Tạp chí Nhà Đầu tư/Nhadautu.vn dịp ông Phạm Minh Chính được bầu làm Thủ tướng, các đại biểu Quốc hội và chuyên gia đã gửi gắm niềm tin, kỳ vọng vào người đứng đầu Chính phủ.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng tân Thủ tướng có nhiều lợi thế, cụ thể, ông là con người hành động. Theo đại biểu Lê Thanh Vân, giai đoạn ông Phạm Minh Chính giữ chức Bí thư tỉnh Quảng Ninh đã góp phần tạo ra những kết quả rất rõ nét, từ tổ chức bộ máy cho đến vận hành thiết chế kinh tế ở địa bàn có nhiều lợi thế. Đặc biệt, ông đã thể hiện vai trò người đứng đầu trong tìm kiếm chính sách ,biến thách thức thành cơ hội.

“Thành quả mà Quảng Ninh đạt được không thể không nói đến vai trò của ông Phạm Minh Chính. Lợi thế về kinh nghiệm và tầm nhìn chính sách sẽ giúp tân Thủ tướng tạo xung lực mới trong đột phá chính sách, huy động nguồn lực của cả nước cho đầu tư phát triển”, đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng đánh giá trên cương vị Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ông Phạm Minh Chính là người đề xuất, tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương ban hành nhiều văn bản về thể chế tổ chức, nhân sự.

“Đây cũngchính là lợi thế để tân Thủ tướng cầm cương duy trì trật tự, kỷ cương trong bộ máy và công tác nhân sự. Đặc biệt là việc biết vận hành đội ngũ cộng sự của mình trong Chính phủ, đánh giá đúng điểm mạnh của từng thành viên Chính phủ để sắp xếp, sử dụng con người”, ông Lê Thanh Vân nói.

Tuy nhiên, vị đại biểu này cũng cho rằng có nhiều khó khăn,trở ngại tân Thủ tướng phải đối mặt. Đầu tiên là thể chế, chính sách còn ngổn ngang nhiều vấn đề như: Thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện, thể chế về tổ chức bộ máy đang trong quá trình hoàn thiện. Đặc biệt, thể chế về nhân sự còn rất nhiều vấn đề bất cập, từ lựa chọn theo tiêu chí hình thức hay nội dung, theo tiêu chí về bằng cấp hay thực chứng…

“Áp lực về những tồn tại trong đầu tư công, tài chính công. Vận hành như thế nào đó để tạo ra những xung lực mới trong bối cảnh gần như không có thay đổi về nguồn lực, thậm chí dư địa huy động nguồn lực cònhẹp hơn. Đó cũng là bài toán cho Chính phủ của tân Thủ tướng”, ông Vân chia sẻ.

Ông Takahisa Onose, Trưởng ban Tài chính - Thuế - Hải quan của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. HCM (JCCI), PhóTổng giám đốc Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY ViệtNam), Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng,phân tích, trong 5 năm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ đã làm rất tốt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn. Dù vậy, theo ông cũng cần thẳng thắn rằng Việt Nam không nên hài lòng quá sớm với những kết quả này. So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam vẫn còn đứng sau Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore.

Nói về vai trò của Chính phủ trong thu hút dòng FDI khi nền chính trị ổn định và có sự cởi mở, ông Takahisa Onose đánh giá Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị rất ổn định so với nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Philippines hay Myanmar.

“Các chính sách, bộ luật về thuế, đầu tư được duy trì và ngày một minh bạch hơn. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, sự ổn định trong các chính sách về đầu tư có vai trò rất quan trọng trong hoạt động phát triển kinh doanh của họ. Đây là một cơ sở quan trọng khiến tôi có niềm tin về sự phát triển ngoạn mục của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam cần phải duy trì những chính sách ổn định này để tăng cường niềm tin đối với các nhà đầu tư”, ông Takahisa Onose nhận định.

Chuyên gia người Nhật Bản còn cho rằng cần khẳng định, năm 2021 là một cơ hội hiếm có của Việt Nam trong việc tạo ra sự phát triển đột phá. Trong khi, các nền kinh tế khác vẫn đang phải xoay xở với những tác động tiêu cực của dịch bệnh thì Việt Nam cần nắm bắt cơ hội này, đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của Chính phủ mới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ