Những thương vụ trăm, nghìn tỷ tại 'ông lớn' ngành điện Gelex

Nhàđầutư
Gelex là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện. Doanh nghiệp này còn sở hữu loạt đất vàng có vị trí đắc địa tại Hà Nội.
XUÂN TIÊN
19, Tháng 01, 2018 | 07:15

Nhàđầutư
Gelex là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện. Doanh nghiệp này còn sở hữu loạt đất vàng có vị trí đắc địa tại Hà Nội.

gelex-gex-nhadautu.vn

Nhiều đồn đoán xoay quanh các thương vụ mua bán cổ phần ông lớn ngành điện Gelex 

Nhà đầu tư chiến lược 'lướt sóng', nhẹ nhàng bỏ túi gần trăm tỷ

Ngày 29/5/2015, Bộ Công Thương có công văn số 5341/BCT-TC chấp thuận cho Tổng công ty CP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) phát hành thêm 15 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược.

Việc phát hành cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược được giải thích là phù hợp với chủ trương của Chính phủ và Bộ Công Thương về giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần. 

Tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược là có năng lực tài chính, có khả năng hỗ trợ Gelex về quản trị, thị trường và có ý định đầu tư lâu dài vào Tổng công ty. 

Dù vậy, cổ phần phát hành cho nhà đầu tư chiến lược chỉ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm, thấp hơn thời hạn 5 năm phổ biến hiện nay (theo Nghị định 59/2011). 

Với sự chấp thuận của Bộ Công Thương, Gelex ngày 26/6/2015 có Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường số 215/TBĐVN/NQ - ĐHCĐ thông qua phát hành 15 triệu cổ phần cho đối tác chiến lược là Công ty CP Chứng khoán Bản Việt. Giá phát hành là 14.434 đồng/ CP, tương đương giá trị sổ sách của Gelex tại thời điểm 31/12/2014. 

Chứng khoán Bản Việt hoàn tất thương vụ vào ngày 6/8/2015, chính thức sở hữu 9,68% vốn của Gelex. Ở chiều ngược lại, tỷ lệ vốn nhà nước do Bộ Công Thương đại diện sở hữu giảm từ 87% về còn 79%. 

Những tưởng cổ đông chiến lược Chứng khoán Bản Việt sẽ đồng hành trong thời gian dài với Gelex. Song ngày 18/8/2016, tức là hơn 1 năm sau khi đầu tư vào Gelex (hết thời hạn hạn chế chuyển nhượng cổ phần), Chứng khoán Bản Việt đã nhanh chóng 'sang tay' 10 triệu cổ phiếu Gelex cho Công ty TNHH MTV Đầu tư Gex, dự thu về khoảng 224 tỷ đồng. 

So với mức giá mua vào (14.434 đồng/ CP), Chứng khoán Bản Việt đã 'bỏ túi' khoảng 80 tỷ đồng trong thương vụ trên. Đó là chưa tính tới công ty này còn 5 triệu cổ phần Gelex tới nay không rõ đã được thoái hay chưa (không phải công bố thông tin do không còn là cổ đông lớn).

Lộ diện 'sếp' 8x

Công ty TNHH MTV Đầu tư Gex - pháp nhân nhận chuyển nhượng 10 triệu cổ phần Gex từ Chứng khoán Bản Việt - được thành lập vào cuối tháng 4/2016.

Đầu tư Gex là công ty con 100% vốn của Công ty TNHH Thiết bị và Xây lắp Huy Hoàng có trụ sở tại Gia Sàng, TP. Thái Nguyên.

Công ty Huy Hoàng được thành lập tháng 4/2012 với vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng. Để lập Công ty Đầu tư Gex nhằm mua lại cổ phần Gelex, Huy Hoàng giữa tháng 4/2016 tăng vốn gấp gần 300 lần lên 952 tỷ đồng. Trong đó 2 cổ đông lớn nhất là bà Dương Thị Hồng Hạnh, góp 51% và bà Đào Thị Lơ sở hữu 23%.

Với lượng vốn dồi dào, Công ty Đầu tư Gex bắt đầu quá trình thâu tóm Gelex với việc nâng tỷ lệ sở hữu lên 4,74% vào giữa tháng 7/2016 (nay là 23,18%).

Ngay sau đó, Gelex đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường và bầu ông Nguyễn Văn Tuấn làm thành viên HĐQT. Ông Tuấn chính là chồng bà Dương Thị Hồng Hạnh và là con ruột bà Đào Thị Lơ, những thể nhân vừa nêu ở trên. Bởi vậy có thể hiểu ông Nguyễn Văn Tuấn là người đại diện phần vốn của nhóm nhà đầu tư đến từ Thái Nguyên. 

Sau 1 tháng tham gia quản trị Gelex, doanh nhân sinh năm 1984 Nguyễn Văn Tuấn tiếp tục được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của tổng công ty này. Và với tỷ lệ sở hữu lớn dần của Đầu tư Gex, ông Tuấn ngày 3/1/2018 vừa qua đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT Gelex thay cho ông Nguyễn Hoa Cương - người trước đây là đại diện phần vốn của Bộ Công Thương. 

Ở diễn biến liên quan, trước khi Công ty Đầu tư Gex ồ ạt mua gom cổ phiếu Gelex vào nửa cuối năm 2016, Bộ Công Thương chỉ trong 30 phút đầu phiên sáng 25/12/2015 trên sàn UpCOM đã 'sang tay' toàn bộ hơn 122 triệu cổ phần, tương đương gần 79% vốn của Gelex với giá khớp chủ yếu ở mức 17.700 đồng. Tổng giá trị thu về hơn 2.100 tỷ đồng.

Đáng chú ý là dù có tới 79% vốn được chuyển nhượng, song không xuất hiện cổ đông lớn nào. Có nghĩa rằng tất cả các nhà đầu tư đều mua dưới 5% cổ phần của Gelex. Các cổ đông có tỷ lệ sở hữu nhỏ hơn mức này sẽ không phải công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. 

Những ai nhận chuyển nhượng số cổ phiếu khổng lồ trên từ Bộ Công Thương đến nay đều 'vớ bẫm'. Giá cổ phiếu Gelex trên Sàn GDCK TP.HCM (HOSE) chốt phiên 18/1/2018 ở mức 30.100 đồng, tăng 70% so với mức giá chuyển nhượng cách đây hơn 2 năm.

Thị giá giá gấp 3 lần mệnh giá phản ánh quan điểm của thị trường đối với doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện. Doanh thu của Gelex năm 2017 ước đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2015. Lãi trước thuế trong cùng khoảng thời gian tăng 266% lên 1.530 tỷ đồng.

Ngoài ra, Gelex đang nắm trong tay loạt đất vàng có giá trị lớn như toà nhà Gelex Tower diện tích 1.937 m2 tại 52 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội; sở hữu 35% vốn Khách sạn Melia 44B Lý Thường Kiệt; dự án số 10 Trần Nguyên Hãn (kết hợp cùng khu đất 27-29 Lý Thái Tổ) rộng 9.934 m2 tại trung tâm Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với tổng mức đầu tư gần 2.200 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ