Những ngân hàng nào 'lỡ hẹn' lên sàn 2019

Nhàđầutư
Dù năm 2020 là hạn chót mà Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đưa ra để các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, nhưng nhiều ngân hàng tỏ ra vẫn khá đủng đỉnh.
ĐÌNH VŨ
09, Tháng 12, 2019 | 15:28

Nhàđầutư
Dù năm 2020 là hạn chót mà Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đưa ra để các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, nhưng nhiều ngân hàng tỏ ra vẫn khá đủng đỉnh.

Mới có 18/31 đã niêm yết

Một thông tin đáng lưu ý là cho tới thời điểm hiện tại mới có 18/31 ngân hàng Việt Nam thực hiện việc niêm yết trên sàn chứn khoán. Trong đó có 10 ngân hàng giao dịch trên HOSE gồm VCB, CTG, BID, TCB, MBB, VPB, HDB, EIB, STB, TPB; 3 ngân hàng trên HNX là ACB, SHB NVB và 5 ngân hàng đang trên UPCoM là LPB, VIB, VBB, BAB, KLB.

ngan-hang-len-san

Mới có 18/31 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán

Năm 2019, ghi nhận trường hợp duy nhất lên sàn UPCoM của VietBank (VBB) và MSB mới nộp hồ sơ niêm yết trên HOSE. Tuy nhiên, theo chia sẻ của MSB, có thể phải ra tết (ngoài tháng 2/2020) việc niêm yết mới có thể hoàn thành. Như vậy, đến thời điểm hiện tại vẫn còn 14/31 ngân hàng chưa thể niêm yết trên sàn chứng khoán.

Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối tháng 2/2019 đã đề ra một loạt giải pháp cơ cấu lại thị trường. Trong đó, bắt buộc các ngân hàng thương mại lên sàn là một trong các biện pháp nhằm đa dạng cơ sở hàng hóa trên thị trường. Đề án yêu cầu thực hiện việc niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu của các ngân hàng thương mại theo hướng đến hết năm 2020, 100% ngân hàng thương mại phải niêm yết trên sàn.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhiều lần đưa yêu cầu với thời gian cụ thể để "ép" các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán. Có nhiều lý do khiến Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải lên sàn. Một trong những lý do là việc niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch tập trung sẽ giúp nâng cao thanh khoản cổ phiếu, minh bạch trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Khi lên sàn, các ngân hàng phải có trách nhiệm công bố thông tin hoạt động rõ ràng và thường xuyên hơn. 

Cần sự kiên quyết từ phía cơ quan quản lý

Tại các cuộc họp ĐHĐCĐ năm 2019, việc "khi nào cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên sàn" tiếp tục làm nóng đại hội, nhiều cổ đông tỏ ra sốt ruột khi kế hoạch niêm yết bị lùi hết  năm này sang năm khác, cổ tức bằng tiền mặt thì bặt vô âm tín.

Tại ĐHĐCĐ của Ngân hàng An Bình (ABBank), trả lời câu hỏi của cổ đông khi nào sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán để nâng cao tính thanh khoản cho cổ phiếu, ông Đào Mạnh Kháng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng An Bình cho biết, ngay sau khi hoàn tất việc phát hành cổ phiếu chia cổ tức 7,4% của năm 2017 Ngân hàng tiến hành chốt danh sách cổ đông để lưu ký tập trung toàn bộ cổ phiếu tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD). Ngân hàng cũng sẽ nộp hồ sơ niêm yết cho Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).

Tại ngân hàng Phương Đông (OCB), trả lời về kế hoạch lên sàn, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB cho biết, sẽ không giao dịch cổ phiếu trên UPCoM, mà sẽ niêm yết ngay trên HOSE. Tuy nhiên, do điều kiện thị trường chứng khoán cuối năm 2019 diễn biến không thuận lợi nên OCB đã hoãn lại việc lên sàn. Theo đó, OCB sẽ niêm yết trong năm 2020 khi thị trường chứng khoán thuận lợi hơn và trước đó sẽ chốt tỷ lệ bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại.

Trong Đại hội vừa qua, Saigonbank cũng đã trình cổ đông phương án đăng ký giao dịch cổ phiếu Saigonbank trên sàn UPCoM vào cuối năm nay. Việc lên sàn UPCoM nhằm thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là tất cả các tổ chức tín dụng đều phải niêm yết trước năm 2020.

Tháng 4 vừa qua, HĐQT SeABank cho biết đã làm thủ tục đăng ký, lưu ký cổ phiếu tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) và đăng ký giao dịch trên UPCoM. Tuy nhiên, tháng 12/2018, SeABank đã tăng vốn điều lệ lên 7.688 tỷ đồng nên hồ sơ đăng ký, lưu ký phải bổ sung lại. Trong thời gian chưa niêm yết trên HOSE, SeABank sẽ ủy quyền cho HĐQT xem xét, quyết định việc đăng ký giao dịch trên UPCoM trong trường hợp cần thiết theo thực tế hoạt động của ngân hàng cũng như diễn biến của thị trường hoặc theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Ngân hàng Nam Á cũng có ý định niêm yết toàn bộ số cổ phiếu lên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) và kế hoạch này đã được cổ đông thông qua hồi cuối tháng 3 vừa qua.

Viet Capital Bank đã được Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán với mã BVB trong tháng 9/2019. Viet Capital Bank đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM, song hiện vẫn chưa thực hiện.

Ngoài những ngân hàng trên là có nhắc tới kế hoạch lên sàn tại ĐHĐCĐ với thời gian muộn nhất là 2020, thì hiện một vài ngân hàng như SCB, PVcomBank, PGBank, ngân hàng Bảo Việt, VietABank, ngân hàng Đông Á kế hoạch niêm yết vẫn bặt vô âm tín. 

Có thể thấy, đa số các ngân hàng chưa có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn là do đang trong quá trình tái cơ cấu hoặc chờ phương án sáp nhập như PGBank. Tuy nhiên, ngay cả các ngân hàng đã nhắc tới việc tại các ĐHĐCĐ gần đây thì kế hoạch vẫn rất chung chung, chưa có thời gian, trình tự cụ thể.

Theo các chuyên gia tài chính, nhiều ngân hàng đang tính toán chọn thời điểm thích hợp, để khi niêm yết tránh cổ phiếu bị bán hoặc bị nhóm khác thâu tóm. Một số ngân hàng lại chờ đối tác mạnh tham gia nhưng chưa chọn được đối tác thích hợp, chưa thỏa hiệp được những nguyên tắc hợp tác nên còn chần chờ.

Tuy nhiên thời hạn 2020 bắt buộc các NHTMCP lên sàn là giải pháp thúc đẩy các ngân hàng tái cơ cấu hoạt động và quản trị để sớm lành mạnh hóa hệ thống. Với định hướng đó, NHNN phải quyết liệt đốc thúc để tránh tình trạng các ngân hàng trì hoãn như đã xảy ra trong nhiều năm qua. 

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, những ngân hàng có các thông tin tài chính như tỷ lệ sinh lời, nợ xấu chưa thuận lợi, các khoản đầu tư có tính rủi ro cao hay cổ phiếu dưới mệnh giá, sẽ cân nhắc việc niêm yết. Bởi nếu lên sàn, những điểm bất lợi bộc lộ ra, các ngân hàng này không được thị trường chào đón, cổ phiếu bị đánh giá thấp, gây bất lợi tới quan hệ cổ đông và ảnh hưởng tới giá trị cổ phiếu, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh từ huy động vốn đến cho vay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ