Nhóm Ngân hàng thế giới sẽ cho Việt Nam vay hơn 4 tỷ USD trong 3 năm tới

Nhàđầutư
Sáng nay, Nhóm Ngân hàng thế giới (WBG) đã tổ chức lễ công bố Khung đối tác quốc gia Việt Nam – Nhóm Ngân hàng Thế giới. Theo đó, khoản kinh phí dự kiến của tổ chức này dành cho Việt Nam năm tài khóa 2018-2020 vào khoảng trên 4 tỷ USD.
NGUYỄN THOAN
14, Tháng 09, 2017 | 14:46

Nhàđầutư
Sáng nay, Nhóm Ngân hàng thế giới (WBG) đã tổ chức lễ công bố Khung đối tác quốc gia Việt Nam – Nhóm Ngân hàng Thế giới. Theo đó, khoản kinh phí dự kiến của tổ chức này dành cho Việt Nam năm tài khóa 2018-2020 vào khoảng trên 4 tỷ USD.

giam-doc-NHTG

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam 

Phát biểu tại lễ công bố, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định: Sau 24 năm Việt Nam chính thức kết nối với WBG, quan hệ hai bên ngày càng được tăng cường và phát triển. WBG đã trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam đồng hành cùng nhiều vấn đề như xóa đói giảm nghèo, giúp Việt Nam gặt hái được nhiều thành công, biến Việt Nam từ nước thu nhập thấp thành nước có thu nhập trung bình.

Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia trên thế giới sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ WBG. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Dũng, hiện nay Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức từ nguy cơ tụt hậu khi thế giới đang thay đổi không ngừng, thách thức từ việc rơi vào bẫy thu nhập trung bình. 

Do vậy, Việt Nam cần tăng cường khả năng cạnh tranh, tích cực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, biến thách thức thành cơ hội, tìm kiếm những cơ hội mới. Cùng với đó, Việt Nam quyết tâm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, ông Dũng nhấn mạnh. 

Chia sẻ những mong muốn của WBG, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, cho biết: 30 năm qua Việt Nam đã nỗ lực chuyển đổi tích cực từ nhóm các nước nghèo nhất thế giới thành nước có thu nhập trung bình.

Mặc dù đã có những thành tích ấn tượng nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thách thức tồn tại dài dẳng và mới nổi, đó là tiếp tục có được thành tựu lớn trong phát triển để trở thành nước thu nhập trung bình cận trên.

WBG cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện việc chuyển đổi và tiến hành những cải cách quan trọng, bao gồm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, tăng hiệu quả của khu vực công, hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp, thay đổi trên thị trường lao động, hoàn thành giảm nghèo, giải quyết vấn đề môi trường, tăng cường vai trò của nhà nước.  

Trao đổi về khung hợp tác giữa Việt Nam và WBG trong thời gian tới, đại diện tổ chức này cho biết: Khung đối tác quốc gia 2017-2022 được xây dựng trong bối cảnh chuyển tiếp khi WB có ban lãnh đạo mới dẫn tới việc có sự dịch chuyển chính sách. Thêm vào đó, Việt Nam được đánh giá là "đã tốt nghiệp hiệp hội phát triển quốc tế' và đạt trình độ của nước thu nhập trung bình, hoàn thành hầu hết các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Ngoài ra, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và đảm bảo tính hòa nhập; giảm nghèo; chỉ số phát triển con người tăng.

Theo đánh giá của WBG, thách thức còn tồn tại và mới nảy sinh đối với Việt Nam là áp lực tài khóa ngày càng tăng; mức nợ tăng; chưa giải quyết dứt điểm vấn đề nghèo đói; dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu và thiên tai; mức tăng năng suất lao động giảm; nhu cầu đầu tư hạ tầng lớn.

Trong thời gian tới, WBG sẽ tập trung hỗ trợ công cuộc phát triển của Việt Nam, tập trung vào nâng cao năng suất lao động, hòa nhập xã hội và kinh tế, bền vững môi trường.

Hỗ trợ của WBG sẽ xoay quanh 3 lĩnh vực trọng tâm và 11 mục tiêu. Cụ thể là: Tăng cường quản trị kinh tế và thể chế tăng trưởng; Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp nông nghiệp; Nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại, kết nối giao thông đa phương thức và dịch vụ logistics; Tăng cường quy hoạch, quản lý hạ tầng dịch vụ và đất đai tại địa bàn đô thị; Tăng cường sự tham gia vào hoạt động kinh tế của các đối tượng thiểu số, phụ nữ và đối tượng gặp khó khăn.

WBG cũng tập trung tăng cường hỗ trợ tăng cường tiếp cận và chất lượng dịch vụ y tế công và tư, giảm tình trạng suy dinh dưỡng; Tăng cường lồng ghép, tiết kiệm dịch vụ an sinh xã hội, hưu trí, bảo hiểm y tế; Đào tạo sau phổ thông có chất lượng hơn và đáp ứng đòi hỏi của tăng trưởng lao động tốt hơn.

Khuyến khích sản xuất điện ít phát thải, bao gồm sử dụng năng lượng tái tạo, tăng cường tiết kiệm điện, giảm phát thải GHG; Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thảm hoạ; Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, tăng cường an ninh nước.

Về chương trình cho vay, khung đối tác quy định Việt Nam sẽ chỉ được vay vốn từ Ngân hàng Quốc tế về tái thiết và phát triển. Lượng vốn vay Ngân hàng Quốc tế về tái thiết và phát triển dành cho Việt Nam phụ thuộc vào tình hình kinh tế và tài chính toàn cầu và nhu cầu vay của các nước khác.

Do lượng cung, cầu không chắc chắn nên chương trình cho vay của Ngân hàng Thế giới sẽ được điều chỉnh trong suốt kỳ khung đối tác quốc gia.

Đối với khoản kinh phí dự kiến trong giai đoạn 2018-2020, WBG sẽ cộng tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam nhằm lên kế hoạch vay vốn. Vốn vay mới sẽ tập trung vào tài trợ kế hoạch đầu tư trung hạn của Chính phủ.

Việt Nam sẽ được vay vốn hỗ trợ chuyển tiếp của Hiệp hội Phát triển Quốc tế (theo điều kiện giống như vay Ngân hàng Quốc tế về tái thiết và phát triển) là 2,2 tỷ USD; Dự kiến vốn của Ngân hàng Quốc tế về tái thiết và phát triển là 1,88 tỷ USD.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ