Nhóm cổ đông mới từ Singapore hoàn tất giao dịch mua 35,95% cổ phần Golden Gate

Nhàđầutư
Thương vụ M&A quan trọng đầu năm 2022 vừa diễn ra, đó là công ty sở hữu chuỗi nhà hàng lớn nhất Việt Nam, Golden Gate mới công bố thông tin về giao dịch chuyển nhượng 35,95% cổ phần cho nhóm 3 cổ đông mới đến từ Singapore và chia tay nhà đầu tư cũ, Prosperity Food Concepts (PFC) Pte Ltd của Singapore.
THÀNH TRUNG
11, Tháng 03, 2022 | 08:04

Nhàđầutư
Thương vụ M&A quan trọng đầu năm 2022 vừa diễn ra, đó là công ty sở hữu chuỗi nhà hàng lớn nhất Việt Nam, Golden Gate mới công bố thông tin về giao dịch chuyển nhượng 35,95% cổ phần cho nhóm 3 cổ đông mới đến từ Singapore và chia tay nhà đầu tư cũ, Prosperity Food Concepts (PFC) Pte Ltd của Singapore.

B5F49B71-29E7-4261-B7E3-FEA41951ED55

Chuỗi các cửa hàng thuộc Golden Gate tại các thành phố lớn rất cao. Ảnh: Chí Hùng - Zing

Theo nguồn tin từ công ty Golden Gate, ngày 10/3/2022, công ty đã gửi báo cáo lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), đồng thời công bố thông tin về giao dịch chuyển nhượng này. Theo đó, cơ cấu cổ đông của Golden Gate đã thay đổi với việc 32,92% vốn góp của nhà đầu tư cũ Prosperity Food Concepts Pte Ltd (Singapore) và một phần nhỏ vốn góp của 2 nhà đồng sáng lập công ty sẽ được chuyển đổi sang các nhà đầu tư mới, Temasek, SeaTown Private Capital Master Fund (Singapore) và Periwinkle Pte Ltd cũng của Singapore. Tổng số cổ phần chuyển nhượng cho nhóm cổ đông mới là 35,95%.

Tại Việt Nam, Temasek đã đầu tư lâu dài vào một số công ty như VNG, Scommerce, Vinhomes. Trong đó, Golden Gate là một trong những doanh nghiệp F&B của Việt Nam được Temasek đầu tư cho đến thời điểm này.

Đây là một thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập doanh nghiệp) có ý nghĩa quan trọng đối với Golden Gate nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung, đặc biệt trong bối cảnh ngành F&B (thực phẩm và đồ uống) của nước ta bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 kéo dài sang năm thứ 3.

Chưa có con số thống kê chính xác, song đã có rất nhiều doanh nghiệp F&B và các nhà hàng lớn, nhỏ tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM phải đóng cửa, thậm chí phá sản do ảnh hưởng của dịch bệnh. Vì vậy, theo nhận định của một chuyên gia M&A đề nghị không nêu tên, thương vụ này có thể được coi như một chỉ dấu chứng tỏ rằng lĩnh vực F&B của Việt Nam không những không bị lụi tàn bởi đại dịch COVID-19, mà ngược lại ngành này có sức sống mãnh liệt.

“Việc các nhà đầu tư lớn của Singapore quyết định rót vốn vào công ty sở hữu chuỗi nhà hàng lớn nhất Việt Nam cho thấy sức hấp dẫn lớn của một thị trường ẩm thực có 100 triệu dân, dân số trẻ trung và năng động, có nhu cầu lớn về ẩm thực. Theo tôi, đây là tín hiệu rất tích cực”, vị chuyên gia chia sẻ với Nhadautu.vn.

Theo ông Hoàng Quốc Khánh, Giám đốc khối Vận hành Công ty Golden Gate, tổng giá trị chuyển nhượng của thương vụ này là thông tin bảo mật theo thỏa thuận của các bên. Ông Khánh cho rằng, việc 3 nhà đầu tư lớn củaSingapore bao gồm Temasek, SeaTown Private Capital Master Fund và Periwinkle Pte Ltd chọn Golden Gate để đầu tư trong bối cảnh đại địch COVID-19 vẫn căng thẳng tại Việt Nam cho thấy sức hút rất lớn về tiềm năng phát triển của Golden Gate.

Tính đến hết tháng 3/2021, Temasek có tổng danh mục đầu tư ròng đạt 283 tỷ USD. Danh mục đầu tư của tập đoàn này vẫn chủ yếu duy trì tại châu Á, chiếm 64% tỷ trọng tính theo giá trị tài sản của các công ty trong danh mục (theo số liệu công bố tại www.temasekreview.com.sg.). Tại Việt Nam, Temasek đã đầu tư lâu dài vào một số công ty như VNG, Scommerce, Vinhomes. Trong đó, Golden Gate là một trong những doanh nghiệp F&B của Việt Nam được Temasek đầu tư cho đến thời điểm này.

Theo ông Hoàng Quốc Khánh, nhóm cổ đông chiến lược mới sẽ tham gia vào HĐQT Golden Gate và hỗ trợ công ty Việt Nam trong công việc hoạch định chiến lược kinh doanh, tiếp tục xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại theo tiêu chuẩn thế giới. Trả lời câu hỏi của Nhadautu.vn về lý do vì sao Golden Gate thu hút được các nhà đầu tư Singapore trong bối cảnh COVID-19 đang căng thẳng, ông Khánh cho rằng, Golden Gate thực sự đã thích nghi rất nhanh chóng với môi trường đầy thách thức khi đại dịch đang hoành hành. Khi Việt Nam dự định sẽ tái mở cửa nền kinh tế trong thời gian trước mắt, tiềm năng tăng trưởng của ngành F&B và đặc biệt là tiềm năng của Golden Gate với tư cách công ty hàng đầu trên thị trường này là rất lạc quan.

Trong thời gian phải đối phó với dịch bệnh, doanh nghiệp này tập trung nhiều hơn vào các chương trình chăm sóc, ưu đãi dành cho thành viên thân thiết, nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua ứng dụng The Golden Spoon. Công ty cũng đẩy mạnh phát triển các kênh bán hàng trực tuyến thông qua các web G-delivery, Icook; tích hợp các hình thức thanh toán thông qua ví điện tử, thẻ… giúp khách hàng có thể đặt các sản phẩm của Golden Gate để thưởng thức tại nhà, đặc biệt trong giai đoạn chuỗi nhà hàng phải đóng cửa do lệnh giãn cách xã hội của Chính phủ để phòng chống dịch bệnh.

Năm 2021, bất chấp việc chuỗi nhà hàng của công ty phải đóng cửa 1/3 số thời gian hoạt động trong năm nhằm tuân thủ nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch của Chính phủ, Golden Gate vẫn đạt doanh thu 3.320 tỷ đồng, bằng 73% kết quả của năm 2020. Doanh nghiệp F&B lớn nhất Việt Nam hiện đang sở hữu hơn 400 nhà hàng tại hơn 40 tỉnh, thành phố trên cả nước, bao gồm nhiều thương hiệu ẩm thực nổi tiếng chủ yếu về lẩu và nướng như Kichi-Kichi, Gogi, Sumo BBQ, Manwah, Hutong...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ