Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ ở dự án BOT Hòa Lạc - Hòa Bình

Nhàđầutư
Một nguồn tin riêng của PV Nhadautu.vn cho biết, để tháo gỡ vướng mắc dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT, Bộ GTVT tổ chức hội nghị do Thứ trưởng Nguyễn Văn Công chủ trì sẽ diễn ra hôm nay 25/1.
PHAN CHÍNH
25, Tháng 01, 2018 | 06:04

Nhàđầutư
Một nguồn tin riêng của PV Nhadautu.vn cho biết, để tháo gỡ vướng mắc dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT, Bộ GTVT tổ chức hội nghị do Thứ trưởng Nguyễn Văn Công chủ trì sẽ diễn ra hôm nay 25/1.

bOT

Bộ GTVT họp tháo gỡ vướng mắc cho dự án BOT Hòa Lạc - Hòa Bình. Ảnh: minh họa 

Cụ thể, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công, người phụ trách các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Bắc sẽ chủ trì cuộc họp tháo gỡ vướng mắc Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai  - Hòa Bình theo hình thức BOT cùng với các bên liên quan vào sáng ngày 25/1.

Trước đó, hồi cuối năm 2017, Văn phòng Chính phủ đã có công văn về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đảm bảo tính khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức hợp đồng BOT.

Công văn nêu rõ, về đề nghị của Bộ GTVT, ý kiến của các bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND thành phố Hà Nội, UNBD tỉnh Hòa Bình về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đảm bảo tính khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức hợp đồng BOT, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo, Bộ GTVT xem xét, thực hiện việc điều chỉnh Hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo thẩm quyền, đảm bảo theo đúng tinh thần Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21.10.2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quy định của pháp luật có liên quan.

UBND thành phố Hà Nội tập trung chỉ đạo công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đối với các đoạn còn vướng mắc thuộc dự án trên địa bàn thành phố, đáp ứng yêu cầu tiến độ, không để xảy ra khiếu kiện, phức tạp.

Do những sai sót, hạn chế trong quá trình triển khai xây dựng Dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT (Dự án) là không đáng kể nếu nhìn vào kết quả kiểm toán vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố.

Cụ thể, tổng số tiền mà nhà đầu tư là Công ty TNHH BOT Quốc lộ 6 - Hòa Lạc - Hòa Bình bị Kiểm toán Nhà nước yêu cầu giảm trừ khi tiến hành quyết toán tại Thông báo Kết quả kiểm toán số 58/TB - KTNN chỉ vào khoảng 13 tỷ đồng.

Số tiền được đề nghị giảm trừ khi tiến hành quyết toán này chỉ trị giá 8% tổng số kinh phí được đưa vào kiểm toán và bằng 3% so với tổng mức đầu tư Dự án, tương ứng với thời gian giảm trừ khi thu phí là 3 tháng hoặc giảm giá vé 1%.

Trước đó, cùng với việc chuyển đổi hình thức đầu tư từ BT (đổi đất lấy hạ tầng) sang BOT (thu phí hoàn vốn) vào tháng 2/2015, Dự  án đã được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) giao cho liên danh Tổng công ty 36 (Bộ Quốc phòng) - Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Hà Nội (HANCO) - Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc là nhà đầu tư.

Theo quyết định của Bộ GTVT, Dự án có tổng mức đầu tư là 2.942 tỷ đồng, bao gồm 2 hợp phần, trong đó hợp phần xây mới đường Hòa Lạc - Hòa Bình có chiều dài 25,7 km, tổng mức đầu tư 2.375 tỷ đồng và hợp phần cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình dài 30,6 km, tổng mức đầu tư 567,4 tỷ đồng. Tại mỗi hợp phần sẽ xây dựng 1 trạm thu giá dịch vụ để hoàn vốn. Thời gian hoàn vốn tạm tính trong hợp đồng BOT là 24 năm 11 tháng 8 ngày, riêng trạm thu giá dịch vụ trên Quốc lộ 1 được thu trước ngày 1/8/2016 (thực tế thu từ 20/10/2015).

Là sự “chữa cháy” cho Dự án Cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình theo hình thức BT của Geleximco thi công lay lắt trong nhiều năm, công trình này được kỳ vọng “đưa khu vực Tây Bắc gần hơn với Thủ đô Hà Nội”. Tuy nhiên, tiến độ đang là một trong những điểm hạn chế lớn nhất tại Dự án BOT đường Hòa Lạc - Hòa Bình và Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình.

Theo Kiểm toán Nhà nước, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư chưa tiến hành xác định rõ mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân và trách nhiệm gây chậm tiến độ từng gói thầu.

Liên quan tới công tác chấp hành chế độ quản lý tài chính, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, hiện nguồn vốn vay thương mại là không đáp ứng nhu cầu cần huy động vốn của Dự án. Theo Hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và doanh nghiệp dự án, nhà tài trợ chỉ cho Dự án vay với số tiền tối đa 1.999 tỷ đồng, đạt 77,69% so với nhu cầu vay vốn trên phương án tài chính của Hợp đồng BOT. Hiện nhà đầu tư chưa chứng minh được dòng tiền dự kiến bổ sung cho công trình để bù đắp phần vốn thiếu hụt.

Bên cạnh đó, sau khi Chính phủ cho phép ghép Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 Xuân Mai - Hòa Bình vào Dự án Đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình thành Dự án BOT đường Hòa Lạc - Hòa Bình và Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình, về nguyên tắc, Bộ GTVT phải chỉ đạo Ban quản lý dự án 2 (đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) tiến hành dứt điểm việc chấm dứt hợp đồng BT trước khi phê duyệt dự án BOT. Trên thực tế, do không thực hiện theo đúng quy trình, nên tổng mức đầu tư Dự án mới đã bị tính trùng một phần chi phí đã đầu tư. Quá trình thực hiện đầu tư cũng không có hồ sơ, biên bản bàn giao hiện trạng công trình đã thi công làm căn cứ pháp lý phân định khối lượng đã thực hiện.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ