Nhật Bản ký kết nhiều hợp tác đầu tư với Đồng bằng sông Cửu Long

Nhàđầutư
Nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Nhật Bản, chiều 18/4, tại TP. Cần Thơ, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phối hợp với UBND TP. Cần Thơ và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Hội nghị Gặp gỡ Nhật Bản – Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
TRƯỜNG CA
19, Tháng 04, 2018 | 07:20

Nhàđầutư
Nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Nhật Bản, chiều 18/4, tại TP. Cần Thơ, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phối hợp với UBND TP. Cần Thơ và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Hội nghị Gặp gỡ Nhật Bản – Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước; Ngài Umeda Kunio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL cùng hơn 600 đại biểu, trong đó có 170 đại biểu đến từ Nhật Bản.

Trong khuôn khổ hội nghị gặp gỡ Nhật Bản – ĐBSCL, các đối tác của Nhật Bản và Việt Nam đã ký các biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, đồng thời tiến hành các phiên thảo luận về những lĩnh vực: Hạ tầng giao thông, y tế, biến đổi khí hậu, giao lưu văn hoá – du lịch, giáo dục, hợp tác phát triển nguồn nhân lực và hợp tác phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Nhân hội nghị này, dưới sự chứng kiến của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Đại sứ quán Nhật Bản, đại diện Cục Ngoại vụ và VietNam Airlines, Jestar; Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang và công ty Hagihara Nhật Bản; Trung tâm công nghệ sinh học tỉnh An Giang và công ty Daimasa Angineering; Hội hữu nghị Việt NMA - Nhật Bản TP. Cần Thơ và Hội hữu nghị Sakai-Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với nhau.

1

Tọa đàm hợp tác các lĩnh vực kinh tế - xã hội , văn hóa và du lịch giữa các đối tác Nhật Bản với ĐBSCL  

Phát biểu tại hội nghị, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: “Hội nghị Gặp gỡ Nhật Bản – ĐBSCL là cơ hội tốt để hai bên kết nối, thảo luận, trao đổi, thống nhất các phương hướng lớn và biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương vùng ĐBSCL với đối tác Nhật Bản, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của cả hai bên.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết: Nhật Bản hiện là đối tác hợp tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về viện trợ ODA, thứ hai về đầu tư trực tiếp FDI, thứ ba về du lịch và thứ tư về trao đổi thương mại.

“Trên cơ sở nền tảng hợp tác tốt đẹp đó, hợp tác cấp độ địa phương giữa hai nước cũng đang trên đà phát triển sôi động, thu hút sự tham gia của nhiều đối tác hai bên (đến nay đã thiết lập 35 cặp hợp tác giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Nhật Bản)”, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao nói.

Đề cập về sự hợp tác và phát triển giữ hai nước Việt Nam và Nhật Bản từ năm 1973 đến nay, phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản Uneda Kunio, cho rằng: “Hai nước chúng ta hiện có tổng cộng 53 biên bản ghi nhớ và hiệp định đã được ký kết giữa các địa phương.

Trong đó, có 14 văn kiện hợp tác vừa được ký kết trong vòng 1 năm trở lại đây, bao gồm 6 văn bản hợp tác có liên quan đến khu vực ĐBSCL, qua đó có thể thấy rằng mối quan tâm của các tỉnh thành địa phương Nhật Bản đang hướng dần về khu vực ĐBSCL.

Giao lưu nhân dân giữa hai nước cũng ngày càng mở rộng một cách chắc chắn và sâu sắc hơn. Vào tháng 2 năm nay, số doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã vượt qua số thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tai Thái Lan để đứng vị trí số 1 tại Đông Nam Á.

Năm vừa qua, doanh nghiệp Nhật Bản đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào Việt Nam đạt mức 9,1 tỉ USD (mức cao nhất từ trước đến nay).

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản cho biết, theo khảo sát gần đây nhất của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), mong muốn đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục ở mức cao, và có nhiều khách du lịch quan tâm đến Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư và khách Nhật Bản đến du lịch tại khu vực ĐBSCL vẫn còn ít so với khu vực phía Bắc với trọng tâm là Hà Nội, khu vực miền trung với trọng tâm là Đà Nẵng và khu vực phía nam với trọng tâm là TP.HCM, những điểm đến đầu tư và du lịch của Nhật Bản.

“Nhưng với mối quan tâm của Nhật Bản đang hướng về khu vực ĐBSCL, và tôi cho rằng việc tổ chức Hội nghị lần này là rất đúng thời điểm nhìn từ quan điểm nhằm thu hút các doanh nghiệp và khách du lịch Nhật Bản”, Ngài Uneda Kunio nhấn mạnh.

Ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết năm 2017, TP. Cần Thơ đã tổ chức hai chuyến công tác sang Nhật Bản, kết quả đã tạo nền tảng cho việc phát triển quan hệ hợp tác đối ngoại nhân dân theo chiều sâu, thúc đẩy và ký kết một bản tuyên bố chung hợp tác giữa TP. Cần Thơ và tỉnh Hyogo (trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ logistics) và thành phố Okayama (trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, du lịch).

Với mục tiêu thúc đẩy phát triển vùng ĐBSCL, trong đó Cần Thơ là hạt nhân của vùng, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ mong muốn trong thời gian tới Ngài đại sứ Nhật Bản tiếp tục quan tâm hỗ trợ giới thiệu nhiều doanh nhân và doanh nghiệp Nhật Bản đến Cần Thơ tìm hiểu và đầu tư, qua đó thúc đẩy các địa phương của Nhật Bản triển khai bản ghi nhớ hợp tác đã ký kết hợp tác với Cần Thơ và vùng ĐBSCL.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ