Nguy cơ bong bóng cổ phiếu dược phẩm

NHẬT HUỲNH
08:00 31/08/2021

Cổ phiếu dược phẩm tăng mạnh thời gian qua nhờ 2 yếu tố: sóng ngành trên thị trường chứng khoán và động lực nhập khẩu vaccine COVID-19. Cả 2 động lực này đều không rõ ràng và thiếu bền vững trong trung, dài hạn.

tai-sao-thi-truong-ban-le-duoc-pham-lai-duoc-danh-gia-la-xu-huong-cua-tuong-lai-2

Ảnh: Internet

Sau giai đoạn bùng nổ nửa đầu năm, nhiều nhóm cổ phiếu tăng "nóng" như ngân hàng, chứng khoán, thép đã không còn hấp dẫn về định giá trong ngắn hạn. Trong bối cảnh thiếu vắng kênh đầu tư cùng môi trường lãi suất thấp, dòng tiền vẫn ở lại thị trường chứng khoán và lần lượt tìm kiếm cơ hội tại các nhóm ngành chưa tăng nhiều như phân đạm, logistics cảng biển, vật liệu xây dựng, bất động sản và mới đây nhất là dược phẩm.

Ghi nhận trong phiên 30/8, hàng loạt đại diện ngành này đã ghi nhận mức tăng trần ngay từ đầu phiên như DBT, DP1, DHG, VMD, DDN, DVN, DP3, AGP, một số mã khác còn lại trong nhóm cũng tăng điểm mạnh là PBC (+10,10%), IMP (5,05%), DBD (+4,4%)...

Nhìn rộng ra, cổ phiếu dược phẩm đã tăng rất mạnh từ đầu tháng 8, có những mã tăng bằng lần.

Cùng với những thông tin tích cực tìm kiếm nguồn nhập khẩu vaccine COVID-19, cổ phiếu VMD của CTCP Y dược phẩm Vimedimex (Vimedimex) đang chứng kiến chuỗi tăng điểm "điên rồ" nhất trong lịch sử doanh nghiệp này, khi tăng 16 phiên liên tiếp, trong đó có đến 14 phiên tăng trần, đưa thị giá từ mức 24.700 đồng/CP ngày 9/8 lên gấp 3 lần, đạt 72.100 đồng/CP chốt phiên 30/8.

Screenshot (1107)

Một cái tên khác là SPM của Công ty cổ phần S.P.M cũng lên tục tăng giá trong 10 phiên gần đây, với 8 phiên tăng trần. Hiện SPM dừng lại ở 24.700 đồng, tăng 102% so với mức 13.100 đồng đầu tháng 8.

Hay như cổ phiếu TRA của Traphaco cũng tăng 23%, đưa mức giá từ 79.900 đồng/CP lên 98.200 đồng/CP nhờ vào kỳ vọng mở rộng danh mục sản phẩm và thông tin đối tác chiến lược Daewoong hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 2 thuốc điều trị COVID-19. Về phần mình, tuy không tăng kịch biên độ trong phiên 30/8, song cổ phiếu CDP của Dược phẩm Trung ương Codupha cũng tăng lên mức 29.500 đồng/CP, tương ứng tăng 120% sau 1 tháng.

Dược Becamex (mã BCP) là một đơn vị trẻ và chiếm thị phần khiêm tốn trên thị trường cũng đã tăng tới 26% kể từ đầu tháng 8 đến nay, trong khi trước đó, cổ phiếu chỉ đứng tại mốc 11.500 đồng/CP với thanh khoản hạn chế.

Nhiều đại diện khác của ngành dược phẩm cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh kể từ đầu tháng 8 là DDN (+72%), AMV (+54%), DBT (+43%)...

Tăng trưởng thiếu động lực bền vững

Ngoài câu chuyện sóng ngành, khi dòng tiền quanh quẩn tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán, thì nhóm cổ phiếu dược phẩm còn đó động lực từ câu chuyện vaccine COVID-19. Trước đó, vào tháng 6, không ít mã dược phẩm đã tăng kịch biên độ trong nhiều phiên liền khi Bộ Y tế công bố danh sách 36 đơn vị được cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu, kinh doanh vaccine COVID-19.

Dẫu vậy, với đợt điều chỉnh sâu của thị trường trong tháng 7, chỉ số chính VN-Index có thời điểm mất tới 200 điểm so với mức đỉnh 1.420 ngày 2/7 thì phần lớn các mã cổ phiếu dược phẩm đã không giữ được đà tăng và mất hàng chục % chỉ sau một tháng như DP1 (-15%), DDN (-13%), VMD (-16%), DNM (-17%)...

Thực tế hiện nay, chưa có doanh nghiệp tư nhân nào nhập khẩu thành công vaccine COVID-19, khi các tập đoàn dược phẩm trên thế giới khẳng định chỉ làm việc và cung cấp vaccine cho các Chính phủ, không thông qua các đơn vị tư nhân. Viễn cảnh nhập khẩu thành công vaccine COVID-19 của VMD cùng một số doanh nghiệp khác bởi vậy là chưa rõ ràng.

Trong bối cảnh đó, nhiều nhà đầu tư lo ngại đợt sóng đang diễn ra có thể chỉ là một nhịp tăng trong ngắn hạn và tiềm ẩn không ít rủi ro, nhất là khi các doanh nghiệp dược không có nhiều đột phá trong kết quả kinh doanh nửa đầu năm và dự báo cho nửa cuối năm.

Screenshot (1111)

Lợi nhuận trước thuế của một số doanh nghiệp ngành dược (ĐVT: Tỷ đồng)

Đơn cử như CTCP Traphaco (mã CK: TRA) trong 6 tháng đầu năm đạt 1.028 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi trước thuế đạt 157 tỷ đồng, qua đó chỉ mới hoàn thành 49% kế hoạch doanh thu và gần 65% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Dược phẩm Imexpharm (mã CK: IMP) - thương hiệu có tiếng trên thị trường sở hữu hai nhà máy đạt chuẩn EU-GMP, có khả năng sản xuất thuốc chất lượng cao cho kênh bệnh viện cũng chỉ mới hoàn thành 40% kế hoạch năm với số lãi 117 tỷ đồng nửa đầu năm do chi phí bán hàng tăng cao.

Với Tổng CTCP Y tế Danameco (HNX: DNM), trong nửa đầu năm 2021, thị trường khẩu trang, trang phục chống dịch đã được bình ổn khiến DNM lãi rất thấp, đặc biệt là quý 2/2021. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, DNM đạt 144 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 61% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế đạt 5,2 tỷ đồng, giảm tới 84%.

Về phần mình, Vimedimex - công ty sở hữu cổ phiếu có tốc độ tăng mạnh nhất nhóm là VMD cũng chỉ mới hoàn thành 42% kế hoạch doanh thu và 51,6% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra trong năm với 7.937 tỷ đồng doanh thu và 19,2 tỷ đồng lãi ròng thu được trong 6 tháng đầu năm 2021.

Theo CTCP Chứng khoán Phú Hưng (PHS), ngành dược sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm.

Cụ thể, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh, làm suy giảm nhu cầu khám bệnh của người dân, tác động đến doanh thu kênh ETC (kênh bán thuốc qua bệnh viện, bác sĩ). Bên cạnh đó, nguồn cung thuốc thành phẩm nhập khẩu vẫn có thể bị hạn chế và khả năng sẽ gây áp lực đến giá thuốc trên thị trường.

“Dịch COVID-19 bùng phát gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào (API) nghiêm trọng do việc sản xuất API ở cả Trung Quốc và Ấn Độ đều bị gián đoạn trong thời gian phong tỏa. Hơn nữa, tiến độ hợp tác giữa các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam và đối tác nước ngoài tiếp tục bị trì hoãn bởi việc hạn chế di chuyển. Điều này cản trở tiến độ đánh giá nhà máy đạt tiêu chuẩn cao và xét duyệt quá trình chuyển giao công nghệ”, PHS phân tích.

Do đó, PHS đánh giá triển vọng ngành dược trong thời gian tới sẽ phụ thuộc lớn vào tình hình kiểm soát dịch của Việt Nam trong năm nay. Trong đó kênh ETC vẫn sẽ dẫn dắt đà tăng trưởng của ngành dược nhờ xu hướng thay thế thuốc ngoại bằng thuốc sản xuất trong nước đang ngày càng nhanh. Độ bao phủ bảo hiểm xã hội toàn dân lớn và sự phát triển mạnh mẽ của khối bệnh viện tư nhân cũng góp phần gia tăng chi tiêu thuốc trong kênh bệnh viện.

Tương tự, Công ty Chứng khoán Vietcombank nhìn nhận, sự tăng giá và khan hiếm của nhiều loại nguyên vật liệu, bên cạnh đó là khó khăn trong khâu nhập khẩu và vận chuyển, tiêu thụ tiếp tục đối mặt với tình hình ngưng trệ của thị trường, các hồ sơ đăng ký sản phẩm mới, kế hoạch xét duyệt và tái xét duyệt nhà máy từ chuyên gia nước ngoài tiếp tục trong tình trạng chờ đợi sẽ làm gia tăng khó khăn của các doanh nghiệp trong ngành.

  • Cùng chuyên mục
Viglacera sẽ tái cấu trúc toàn diện

Viglacera sẽ tái cấu trúc toàn diện

Với việc được ĐHĐCĐ thường niên thông qua, mục tiêu chiến lược quan trọng Viglacera trong giai đoạn phát triển tiếp theo là trở thành tập đoàn kinh tế mạnh ở lĩnh vực vật liệu xây dựng và bất động sản.

Tài chính - 10/06/2025 17:13

Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?

Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?

Dù thanh khoản thị trường chứng khoán cải thiện, song các chuyên gia nhìn nhận có nhiều yếu tố khiến VN-Index chỉ loanh quanh mốc 1.300 điểm.

Tài chính - 10/06/2025 11:57

Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ

Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ

Chứng khoán LPBank sẽ chào bán 878 triệu cổ phiếu để nâng vốn gấp 3 lên 12.668 tỷ đồng, lọt vào số ít các đơn vị có vốn trên vạn tỷ đồng.

Tài chính - 10/06/2025 11:47

Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?

Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?

Với sự hiện diện của nhiều thương hiệu lớn trong nước và quốc tế cũng như sự mạnh tay trong việc triệt phá các đường dây thực phẩm chức năng giả, thị trường TPCN trong nước được kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Tài chính - 10/06/2025 08:29

Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?

Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?

Áp lực bán hiện hữu, các đơn vị phân tích khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời và chờ mua ở nhịp chỉnh với nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý II tốt.

Tài chính - 09/06/2025 14:59

Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS

Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS

Liên đới với nhóm Bamboo Capital sẽ là đề tài nóng được quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Chứng khoán TPS.

Tài chính - 09/06/2025 06:45

Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu

Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu

Sau giai đoạn lắng dịu, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang nóng trở lại trong tháng 5/2025, với nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chậm trả, đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ.

Tài chính - 08/06/2025 09:00

Cuộc chơi mới của HAGL

Cuộc chơi mới của HAGL

Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.

Tài chính - 07/06/2025 06:45

Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản

Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản

Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm nhiều trong tháng 4 và 5, thời điểm diễn ra biến cố thuế quan khiến thị trường biến động mạnh.

Tài chính - 06/06/2025 21:45

Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao

Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao

Việc chia cổ tức bằng tiền cao, kết hợp kỳ vọng vào sự hồi phục của nhóm ngành là động lực giúp nhiều mã cổ phiếu địa ốc tăng điểm tốt trong 1 tháng trở lại đây.

Tài chính - 06/06/2025 12:24

Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa

Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa

Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nếu thực hiện được phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, HAGL sẽ được miễn, giảm khoảng 1.400 tỷ nợ và ghi nhận lợi nhuận.

Tài chính - 06/06/2025 11:17

HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV

HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV

CRV sở hữu nhiều dự án lớn bước vào giai đoạn hái quả ngọt, việc hợp nhất được giới phân tích kỳ vọng sẽ giúp HHS cải thiện tài chính, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương lai.

Tài chính - 06/06/2025 10:40

TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế

TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế

Tiên phong theo số hóa, TPBank liên tục lọt top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.

Tài chính - 05/06/2025 14:52

Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?

Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?

Từ nhiều năm nay, công nghệ sinh trắc học của ngành tài chính ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân. TIN MỚI

Tài chính - 05/06/2025 13:55

Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản

Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản

Lãnh đạo KIDO đánh giá chính sách có nhiều tín hiệu lạc quan gỡ khó cho bất động sản, tạo thuận lợi cho tập đoàn phát triển dự án trên quỹ đất hiện hữu.

Tài chính - 05/06/2025 13:45

Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh

Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh

Khi giá cổ phiếu rớt về dưới 1,5 lần giá trị sổ sách, Gemadept sẽ thực hiện mua lại tối đa 21 triệu cổ phiếu để bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông.

Tài chính - 05/06/2025 07:00