Ngành thép còn cơ hội 'chuyển mình'

KHẢ MỘC
11:42 07/01/2025

Các công ty chứng khoán dự báo ngành thép Việt Nam sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2025, khi giá thép đã giao dịch trong vùng đáy và sản lượng tiêu thụ sẽ được hỗ trợ tại thị trường nội địa.

Động lực chính cho ngành thép trong năm 2025 đến từ thị trường nội địa. Nguồn ảnh: HPG

2024 là một năm nhiều cung bậc cảm xúc của cổ phiếu ngành thép. Theo đó, cổ phiếu nhóm này đã ghi nhận hiệu suất vượt trội hơn so với VN-Index trong nửa đầu năm, chủ yếu nhờ lợi nhuận tăng trưởng mạnh.

Tuy nhiên, đà tăng đã giảm dần trong nửa cuối năm, do tăng trưởng lợi nhuận chậm lại và một số công ty bắt đầu ghi nhận sự sụt giảm đáng kể so với quý trước hoặc thậm chí ghi nhận lỗ trong quý III.

Nhận định về triển vọng cổ phiếu ngành thép trong năm 2025, SSI Research cho rằng động lực chính cho ngành này đến từ thị trường nội địa.

Nhóm phân tích này dự báo nhu cầu thép nội địa sẽ tăng 10% trong năm 2025, khi thị trường bất động sản đã có sự phục hồi mạnh trong năm 2024 (số lượng căn mở bán mới đã tăng gấp đôi so với năm 2023). Ngoài ra, việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong năm cuối của nhiệm kỳ 2021-2025 cũng sẽ giúp thúc đẩy sản lượng tiêu thụ thép. Các dự án hạ tầng lớn trong dài hạn bao gồm các tuyến cao tốc (cả Bắc Nam, và cả Đông-Tây để kết nối tốt hơn), các sân bay và cảng biển (như Cần Giờ ở TP.HCM và cảng Nam Đồ Sơn ở Hải Phòng), và đường sắt.

Theo Hiệp hội Thép Thế giới, nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ phục hồi 1,2% trong năm 2025 sau khi giảm 0,9% trong năm 2024. Nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu chính, như Châu Âu, Hoa Kỳ và ASEAN, dự kiến sẽ tăng từ 2% đến 3,5% so với cùng kỳ do kỳ vọng về việc nới lỏng chính sách tiền tệ toàn cầu.

Tuy nhiên, xuất khẩu thép có thể đối mặt với nhiều áp lực hơn từ chính sách bảo hộ trên toàn cầu. Một trong những vụ việc đáng chú ý là cuộc điều tra chống bán phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với thép chống ăn mòn (CORE) nhập khẩu từ Việt Nam, cùng với 9 quốc gia khác. Hoa Kỳ chiếm 14,4% xuất khẩu thép của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024, đứng sau Châu Âu (22,4%) và ASEAN (25,2%). Cạnh tranh từ Trung Quốc cũng cần được theo dõi sát. Theo đó, xuất khẩu thép của Trung Quốc đạt mức cao nhất 9 năm là 11,2 triệu tấn trong tháng 10, tăng 40,8% so với cùng kỳ trước khi điều chỉnh giảm xuống còn 9,3 triệu tấn trong tháng 11.

Mặc dù các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam vẫn có thể tăng xuất khẩu trong 2 năm qua, nhưng việc xuất khẩu thép Trung Quốc liên tục gia tăng vẫn gây áp lực giảm giá thép và kích hoạt một làn sóng các biện pháp bảo hộ toàn cầu. Theo Hiệp hội Thép Thế giới, nhu cầu thép của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm thêm 1% trong năm 2025, sau khi giảm 3% trong năm 2024. Ngành xây dựng Trung Quốc dự báo tiếp tục gặp nhiều thách thức trong bối cảnh doanh số bất động sản và công trình xây dựng mới lần lượt giảm 14,3% và 23% so với cùng kỳ trong 11 tháng năm 2024.

Tuy nhiên, giá nhà đã tăng và ổn định ở một số thành phố tại Trung Quốc. Ngoài ra, sản lượng sản xuất tại Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2024 đã giảm 2,7% xuống còn 929 triệu tấn và dự kiến sẽ giảm thêm 1,3% trong năm 2025. Điều này có thể làm giảm 9% sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc so với năm 2024, theo Mysteel.

Sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc giảm có thể làm giảm áp lực cạnh tranh đối với thép Việt Nam trên toàn cầu, hỗ trợ giá thép và giúp giảm giá nguyên liệu đầu vào. Song, do nhu cầu yếu, SSI Research cho rằng giá thép khó có thể tăng nhiều trong năm 2025, trừ khi Chính phủ Trung Quốc thực hiện nhiều biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn để mang lại tác động thực tế đối với thị trường bất động sản trong nước.

Tương tự, Chứng khoán TPS dự báo ngành thép Việt Nam sẽ tăng trưởng tích cực với sản lượng thép thành phẩm đạt 28-30 triệu tấn trong 2025, tăng khoảng 9% so với năm trước. Nhu cầu tiêu thụ trong nước ước đạt 21-22,5 triệu tấn, nhờ GDP tăng 6-6,5% và sự phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 sẽ thúc đẩy sản xuất xanh, giúp ngành thép phát triển bền vững và phù hợp xu thế toàn cầu. Tuy nhiên, 2025 vẫn còn nhiều thách thức khi lượng phát thải hiện nay (37 triệu tấn) cao hơn mức mục tiêu của toàn ngành công nghiệp vào năm 2050.

Sáng cửa lợi nhuận

SSI Research nhận định lợi nhuận doanh nghiệp thép có thể tiếp tục đạt mức tăng trưởng tích cực nhưng với tốc độ chậm hơn so với năm 2024. Trong đó, HPG có khả năng được hưởng lợi nhiều nhất từ sự phục hồi của thị trường bất động sản, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và các chính sách bảo hộ. Với HSG, lợi nhuận của doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng 37% lên 700 tỷ đồng trong năm 2025, chủ yếu nhờ biên lợi nhuận gộp ổn định sau khi lỗ lớn trong quý IV. Động lực tăng trưởng dự kiến đến từ sự phục hồi của giá thép và sản lượng tiêu thụ nội địa cao hơn (mang lại biên lợi nhuận cao hơn so với xuất khẩu).

Ngược lại, lợi nhuận của NKG dự kiến sẽ đi ngang do phụ thuộc nhiều hơn vào kênh xuất khẩu và mức nền lợi nhuận cao trong năm 2024.

Trong khi đó, VPBankS dự báo thép là ngành có mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất năm 2025, khi giá thép đã giao dịch trong vùng đáy và sản lượng tiêu thụ sẽ được hỗ trợ tại thị trường nội địa. Lợi nhuận toàn ngành được dự báo tăng 44,1% so với cùng kỳ.

Tương tự, các chuyên gia KBSV đánh giá triển vọng tăng trưởng của ngành thép trong giai đoạn 2025-2027 ở mức tích cực nhờ nhu cầu nội địa hồi phục từ nửa cuối năm 2024 trở đi, nhà máy mới đi vào hoạt động, bắt đầu chu kỳ giá thép mới khi thị trường bất động sản Trung Quốc dần hồi phục chậm từ 2025 trở đi.

Trong trung và dài hạn, KBSV kỳ vọng Luật Bất động sản sửa đổi có hiệu lực từ 1/8/2024 gián tiếp kích thích nhu cầu tiêu thụ thép trong nước. Trên cơ sở đó, sản lượng tiêu thụ toàn ngành thép trong cả năm 2024 và 2025 lần lượt tăng 15% và 8% so với cùng kỳ.

Về mặt định giá, Chứng khoán MBS cho biết hiện các cổ phiếu đầu ngành thép đang được định giá thấp hơn so với mức trung bình của các chu kỳ trước. Trong đó, chỉ số P/B và P/E của HPG hiện tại lần lượt đạt 1,6 và 10,2 (dưới mức trung bình của 2 chu kỳ trước là 2,2 và 12,5), còn HSG có chỉ số P/B và P/E lần lượt đạt 0,9 và 10,5 (dưới mức trung bình của 2 chu kỳ trước là 1,2 và 12,0). Với NKG, chỉ số P/B và P/E hiện tại lần lượt đạt 0,8 và 9,5 (dưới mức trung bình của 2 chu kỳ trước là 1,1 và 11,0).

  • Cùng chuyên mục
Chủ tịch và CEO là người thân: Vì sao nhiều công ty vướng nhưng không bị phạt?

Chủ tịch và CEO là người thân: Vì sao nhiều công ty vướng nhưng không bị phạt?

Luật doanh nghiệp 2020 có quy định chuyển tiếp liên quan đến vấn đề Chủ tịch và CEO công ty đại chúng là người thân, cho phép thực hiện nhiệm vụ đến hết thời gian còn lại của nhiệm kỳ.

Đầu tư thông minh - 06/01/2025 15:23

Ứng dụng InvestingPro phân phối quỹ SSI-SCA, VLGF và SSIBF (SSIAM) từ 26/12/2024

Ứng dụng InvestingPro phân phối quỹ SSI-SCA, VLGF và SSIBF (SSIAM) từ 26/12/2024

Ngày 26/12/2024, 3 sản phẩm chứng chỉ quỹ mở SSI-SCA, VLGF và SSIBF quản lý bởi Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) đã chính thức được giao dịch trên nền tảng InvestingPro.

Đầu tư thông minh - 06/01/2025 13:35

Bộ trưởng Tài chính: Chú trọng tuyên truyền, nâng cao năng lực nhà đầu tư cá nhân

Bộ trưởng Tài chính: Chú trọng tuyên truyền, nâng cao năng lực nhà đầu tư cá nhân

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng giao nhiều nhiệm vụ quan trọng cho ngành chứng khoán trong năm 2025. Trong đó có việc chú trọng công tác truyên truyền, nâng cao năng lực cho nhà đầu tư cá nhân, thúc đẩy sự tham gia của nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Đầu tư thông minh - 02/01/2025 13:59

4 nhóm ngành nên rót tiền trong năm 2025

4 nhóm ngành nên rót tiền trong năm 2025

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán còn khó khăn trong nửa đầu năm 2025 và sẽ phục hồi tích cực vào nửa cuối năm. 4 nhóm ngành lưu tâm gồm chứng khoán, ngân hàng, khu công nghiệp và dầu khí.

Đầu tư thông minh - 01/01/2025 09:00

InvestingPro và giấc mơ phát triển thị trường quỹ minh bạch, bền vững

InvestingPro và giấc mơ phát triển thị trường quỹ minh bạch, bền vững

InvestingPro đang tập trung xây dựng nền tảng chắc chắn, tích luỹ các nguồn lực để hướng tới giai đoạn phát triển bền vững sắp tới.

Đầu tư thông minh - 01/01/2025 07:30

Đầu tư thông minh trong kỷ nguyên mới

Đầu tư thông minh trong kỷ nguyên mới

Khi đất nước đứng trước kỷ nguyên vươn mình, việc nâng cao dân trí, đặc biệt nhận thức về đầu tư, quản lý tài chính trở thành mục tiêu quan trọng.

Đầu tư thông minh - 01/01/2025 07:00