Ngành ngân hàng ở Hà Tĩnh đẩy mạnh 'rót vốn' phục vụ sản xuất kinh doanh

Nhàđầutư
Hệ thống ngân hàng tại Hà Tĩnh tiếp tục tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
TRƯƠNG HOA
21, Tháng 07, 2022 | 06:00

Nhàđầutư
Hệ thống ngân hàng tại Hà Tĩnh tiếp tục tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

nh

Ngân hàng Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II luôn có những gói vay ưu đãi cho khách hàng, doanh nghiệp. Ảnh: CTV

Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các doanh nghiệp tại Hà Tĩnh đang rất cần sự hỗ trợ về nguồn vốn để phục hồi sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bình thường mới.

Hệ thống ngân hàng tại Hà Tĩnh đã vào cuộc rất sớm trong việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch bằng nhiều biện pháp cụ thể như hỗ trợ lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ… để doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với nguồn vốn.

Ông Trương Khánh Thảo – Giám đốc Công ty CP Xây dựng và thương mại 19/8 cho biết: "Sau dịch bệnh, công ty bắt tay vào kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề khó là nguồn vốn để nhập hàng cũng như đầu tư trang thiết bị máy móc. Trong quá trình đẩy mạnh hoạt động, công ty đã được ngân hàng Agribank huyện Thạch Hà (thuộc Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II) tạo điều kiện cho vay hàng chục tỷ đồng để đầu tư".

Ông Võ Mạnh Tuấn – Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II cho hay: "Đơn vị luôn ưu tiên vốn vay cho sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ nhằm phục hồi, phát triển nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Dư nợ toàn chi nhánh đến thời điểm này đạt trên 12.150 tỷ đồng, tăng trên 1.800 tỷ đồng so với đầu năm. Sau cho vay, đơn vị luôn gắn với quá trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đảm bảo nguồn vốn sử dụng đúng mục đích, phát sinh hiệu quả kinh tế".

Cùng với Agribank, Vietcombank, HDBank, Bắc Á Bank, ACB… Hà Tĩnh cũng luôn nhất quán với chủ trương đẩy mạnh dòng vốn vào sản xuất kinh doanh, tạo sự phát triển bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn.

nh1

HTX Chăn nuôi, tổng hợp và xây dựng Minh Lộc (xã Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên) tập trung tăng gia sản xuất sau đại dịch Covid - 19. Ảnh: CTV

Bà Trần Thị Hồng Thắm - Trưởng phòng Khách hàng bán lẻ, Vietcombank Hà Tĩnh cho hay: "Ngân hàng có gói vay "kinh doanh tài lộc" dành riêng cho khách hàng cá nhân và gói vay lãi suất cạnh tranh dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang được nhiều khách hàng trên địa bàn tiếp cận. Theo đó, dư nợ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh của toàn chi nhánh đến thời điểm này đạt 7.500 tỷ đồng, trong đó dư nợ được hưởng lãi suất ưu đãi là 1.500 tỷ đồng".

Không riêng các ngân hàng có vốn Nhà nước mà hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn cũng đang "tăng tốc" trong "cuộc đua tín dụng" với việc đẩy mạnh nguồn vốn cho mục tiêu phục hồi, phát triển nền kinh tế sau đại dịch. 

HTX Chăn nuôi, tổng hợp và xây dựng Minh Lộc (xã Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên) đang được HDBank Hà Tĩnh hỗ trợ phát triển mô hình chăn nuôi lợn quy mô 300 con nái và 1.000 con lợn thịt/lứa. Cũng như nhiều cơ sở chăn nuôi trên địa bàn, HTX này đang phải đối mặt với khó khăn khi giá thức ăn chăn nuôi tăng nhảy vọt và áp lực tái đầu tư chuồng trại sản xuất để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Ông Trương Xuân Bính – Giám đốc HTX Chăn nuôi, tổng hợp và xây dựng Minh Lộc chia sẻ: "Trong điều kiện bình thường mới, sản phẩm chăn nuôi dễ tiêu thụ hơn do vậy chúng tôi phải duy trì ổn định đàn nuôi để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Trong khi nguồn vốn có hạn, HTX đã được ngân hàng HDBank Hà Tĩnh cho vay trên 3 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp chuồng trại theo hướng an toàn và mua thức ăn chăn nuôi".

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm một số vấn đề để đảm bảo an toàn hoạt động. Trong đó, thực hiện kiểm soát các khoản cấp tín dụng với lĩnh vực rủi ro. Ngoài ra, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay các lĩnh vực ưu tiên trong chính sách tín dụng của Chính phủ như: nông nghiệp – nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Theo đó, dư nợ trên toàn địa bàn tính đến ngày 30/6/2022 đạt khoảng 79.950 tỷ đồng, tăng khoảng 11,39% so đầu năm.

Một lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Để tăng khả năng tiếp cận vốn, ngoài những giải pháp từ ngành ngân hàng, phía tỉnh cũng đã có nhiều đề xuất với Chính phủ cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh được khơi thông, phương án kinh doanh khả thi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp địa phương tiếp cận vốn.

"Chính phủ vừa ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, với mức hỗ trợ lãi suất 2% một năm dành cho một số doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh đến hết năm 2023. Chính sách này sẽ giúp doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với chi phí lãi suất rẻ hơn, từ đó giúp giảm bớt chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động, tạo nền tảng và động lực phát triển nền kinh tế" – vị lãnh đạo này cho hay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ