Mục đích thật sự của 'Vành đai, Con đường' là gì?

BÌNH AN
15:10 19/04/2018

Các chuyên gia Mỹ đánh giá "Vành đai, Con đường" không hướng tới cái mác "có lợi cho đôi bên" như Bắc Kinh tuyên bố, mà đó là công cụ để mở rộng ảnh hưởng chính trị và hiện diện quân sự của Trung Quốc.

"Vành đai, Con đường" - một sáng kiến hạ tầng mà theo Bắc Kinh là để thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế toàn cầu - thật ra là nhằm phục vụ mục đích mở rộng ảnh hưởng chính trị và sự hiện diện quân sự của Trung Quốc.

Đó là nhận định được nêu ra trong báo cáo ngày 17-4 của Trung tâm nghiên cứu quốc phòng cấp tiến (C4ADS). Đây là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận chuyên về phân tích dữ liệu và các vấn đề an ninh xuyên quốc gia có trụ sở tại thủ đô Washington, Mỹ.

Báo cáo đặt vấn đề phải chăng "bức chân dung" do Bắc Kinh vẽ ra về dự án ngàn tỉ USD qua một loạt quốc gia Á - Phi - Âu có thật sự nghiêm túc là để thúc đẩy phát triển kinh tế hay không.

Không hề có lợi đôi bên

Sáng kiến mang đậm dấu ấn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngoài mặt được miêu tả là để kết nối Trung Quốc với các nước châu Á, châu Âu, và châu Phi thông qua mạng lưới đường cao tốc, đường sắt, cảng biển, nhà máy năng lượng cùng các dự án hạ tầng khác.

Giới chức Trung Quốc nói rằng sáng kiến nhằm kết nối 65% dân số thế giới ở hơn 60 quốc gia này được biết tới là "Con đường tơ lụa" hiện đại. Họ khẳng định "Vành đai, Con đường" không phải là công cụ để mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ra toàn cầu.

Nhóm chuyên gia C4ADS đã nghiên cứu các tài liệu chính sách chính thức của Trung Quốc và các báo cáo phi chính thức của các nhà phân tích Trung Quốc để làm rõ ý định của sáng kiến "Vành đai, Con đường".

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã đi phân tích 15 dự án cảng biển do Trung Quốc cấp vốn ở Bangladesh, Sri Lanka, Campuchia, Úc, Oman, Malaysia, Indonesia, Djibouti và những quốc gia khác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Họ kết luận rằng các dự án này không được xúc tiến theo hướng "có lợi cho đôi bên" như Bắc Kinh tuyên bố.

"Thay vào đó, các khoản đầu tư dường như để tạo ra ảnh hưởng chính trị, lén lút mở rộng hiện diện quân sự của Trung Quốc và dựng lên một môi trường chiến lược có lợi cho Bắc Kinh trong khu vực" - báo cáo nêu rõ.

Theo hãng tin AP, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố bác bỏ thông tin trên, nhấn mạnh "Vành đai, Con đường" đơn thuần chỉ là một sáng kiến hợp tác kinh tế thông qua kết nối hạ tầng. "Trung Quốc không phải đang chơi một trò chơi địa chính trị" - Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định.

duong-sat-kenya

Dự án đường sắt do Trung Quốc xây dựng ở Kenya - Ảnh: AFP

Hiện không có tài liệu chính sách chính thức nào nói về mối liên hệ giữa chiến lược "Vành đai, Con đường" với các lợi ích an ninh quốc gia của Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng việc xúc tiến sáng kiến này và việc theo đuổi các lợi ích an ninh của Bắc Kinh "có liên hệ nhau", theo báo cáo.

"Nhiều nhà quan sát nhận ra rằng mạng lưới các trung tâm hậu cần hàng hải trải dài ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, gồm các hải cảng, có tiềm năng thay đổi bối cảnh chiến lược của khu vực" - nhóm C4ADS đánh giá.

Các dự án này đều có điểm chung là hướng đến mục tiêu an ninh của Trung Quốc. Các dự án trải đều ở các địa điểm chiến lược như cổng vào biển Đông.

Mập mờ dân sự và quân sự

Báo cáo cũng nhấn mạnh các dự án này rõ ràng là "lưỡng dụng", tức phục vụ các mục đích vừa dân sự và vừa quân sự.

Ông Peter Cai, chuyên gia tư vấn tại Viện Lowy (Úc) chuyên nghiên cứu "Vành đai, Con đường", nhận định rõ ràng ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc sẽ mở rộng ở những quốc gia mà "Vành đai, Con đường" liên kết.

Các liên kết hạ tầng mới sẽ giúp tăng hoạt động kinh tế. Điều đó có nghĩa "bạn sẽ có ảnh hưởng về kinh tế và tất cả chúng ta biết rằng ảnh hưởng về kinh tế dễ dàng trở thành đòn bẩy và quyền lực chính trị", ông Cai cảnh báo.

Đi kèm với những khoản đầu tư hậu hĩ của Bắc Kinh là những đánh đổi về lợi ích như quyền tiếp cận tài nguyên khoáng sản, chủ quyền, lợi ích chiến lược… của các nước khác. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp các quốc gia nợ nần chồng chất và vỡ nợ.

Đơn cử là trường hợp Sri Lanka. Một trong những dự án gây tranh cãi nhất ở đảo quốc này là chính phủ đã ký thỏa thuận cho Bắc Kinh thuê cảng nước sâu Hambantota trong 99 năm.

"Trung Quốc dường như đã thiết lập được đòn bẩy tài chính đối với Sri Lanka thông qua đầu tư vào các dự án được cho là hão huyền" - báo cáo đánh giá.

tap-can-binh-vanh-dai-con-duong

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi hồi năm 2015 - Ảnh: AFP

Sắp cạn tiền cho "Vành đai, Con đường"?

Phát biểu tại một diễn đàn kinh tế ở Quảng Châu tuần trước, cựu Chủ tịch Ngân hàng xuất - nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank), ông Lý Nhược Cốc cảnh báo hầu hết các quốc gia đối tác tham gia "Vành đai, Con đường" hiện không có đủ tiền để gánh các dự án. Nhiều nước đang ngập nợ và cần "nguồn tài chính bền vững" cũng như sự góp sức từ giới đầu tư tư nhân, theo báo South China Morning Post của Hong Kong hôm 16-4.

Liên quan tới vấn đề này, bà Christine Lagarde, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng các nước không nên coi nguồn tài chính được Bắc Kinh đổ vào các dự án hạ tầng là "bữa trưa miễn phí".

(Theo Tuổi trẻ)

  • Cùng chuyên mục
Tập đoàn GEO sắp xây Trung tâm đào tạo năng lượng tái tạo 50 triệu USD tại Bình Định

Tập đoàn GEO sắp xây Trung tâm đào tạo năng lượng tái tạo 50 triệu USD tại Bình Định

Dự án Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo có diện tích dự kiến 20ha (tại huyện Phù Mỹ, Bình Định) với tổng vốn đầu tư là 50 triệu USD.

Đầu tư - 18/06/2025 17:14

ACV làm chủ đầu tư dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

ACV làm chủ đầu tư dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

Bộ Xây dựng đề nghị ACV khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ đầu tư dự án, trình UBND tỉnh Nghệ An theo quy định, trong đó nghiên cứu kỹ lưỡng các pháp kỹ thuật để bảo đảm không phải thực hiện đóng cảng hàng không khi thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu tại Cảng hàng không Vinh.

Đầu tư - 18/06/2025 11:06

Khánh Hoà thu hút gần 300 nghìn tỷ đồng đầu tư vào bất động sản trong 6 tháng

Khánh Hoà thu hút gần 300 nghìn tỷ đồng đầu tư vào bất động sản trong 6 tháng

Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa thu hút 12 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký gần 300 nghìn tỷ đồng. Nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực đô thị, công nghiệp, năng lượng... đang tạo lực đẩy mạnh mẽ cho quá trình phát triển kinh tế địa phương.

Đầu tư - 18/06/2025 08:30

Thương mại Đối ứng Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội mới cho thị trường chứng khoán

Thương mại Đối ứng Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội mới cho thị trường chứng khoán

Tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại Đối ứng Việt Nam – Hoa Kỳ đang có bước tiến rõ rệt, mở ra những cơ hội tăng trưởng mới cho kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhóm ngành hưởng lợi sẽ là xuất khẩu, công nghệ, năng lượng tái tạo, logistic.

Đầu tư thông minh - 17/06/2025 15:50

FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công

FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công

Đại biểu Quốc hội cho biết, FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lắp ráp, gia công. Tỷ lệ nội địa hóa trong khu vực FDI vẫn dưới 30% ở nhiều ngành công nghiệp chế biến - chế tạo và chưa có liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong nước.

Đầu tư - 17/06/2025 13:20

Bình Định ưu tiên gần 1.500 căn nhà ở xã hội cho cán bộ Gia Lai

Bình Định ưu tiên gần 1.500 căn nhà ở xã hội cho cán bộ Gia Lai

Bình Định ưu tiên bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai mua nhà ở xã hội tại 8 dự án với quỹ nhà ở gần 1.500 căn.

Đầu tư - 17/06/2025 13:14

Vietnam Wafer muốn làm nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh tại Quảng Trị

Vietnam Wafer muốn làm nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh tại Quảng Trị

CTCP Vietnam Wafer vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Trị đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh siêu tinh khiết tại khu công nghiệp Quán Ngang.

Đầu tư - 17/06/2025 06:45

Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?

Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?

Estonia - một quốc gia chỉ có khoảng 1,3 triệu dân, đã trở thành hình mẫu toàn cầu trong ứng dụng AI vào chuyển đổi số chính phủ, từ đó gợi mở nhiều chính sách cho Việt Nam.

Công nghệ - 17/06/2025 06:45

Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô 1.881ha

Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô 1.881ha

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô khoảng 1.881ha, bố trí tại 7 vị trí không liền kề.

Đầu tư - 16/06/2025 16:45

Giá nhà ở xã hội mới có thể chạm mức 30 triệu đồng/m2

Giá nhà ở xã hội mới có thể chạm mức 30 triệu đồng/m2

Hiện mức giá cao nhất đối với một dự án nhà ở xã hội mới là 25 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, ngưỡng này có thể sớm bị phá vỡ trong bối cảnh chi phí xây dựng ngày càng đắt đỏ.

Đầu tư - 16/06/2025 14:17

Liên danh VEC trúng thầu xây dựng cao tốc 56.000 tỷ thuộc dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô

Liên danh VEC trúng thầu xây dựng cao tốc 56.000 tỷ thuộc dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô

Dự án xây dựng đường cao tốc theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, thuộc dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô đã tìm được nhà đầu tư trúng thầu, đó là liên danh CITYLAND - SUNFLOWER - VEC - HORIZON. Giá đề xuất của liên danh làm đường cao tốc này khoảng 56.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 16/06/2025 14:10

Cơ hội mua vào các cổ phiếu nền tảng cơ bản tốt

Cơ hội mua vào các cổ phiếu nền tảng cơ bản tốt

Các thống kê chỉ ra chứng khoán trong nước thường sẽ thường không chịu tác động tiêu cực trong trung và dài hạn từ các sự kiện địa chính trị. Từ đó, sự sụt giảm của chỉ số (nếu có) sẽ mở ra cơ hội mua vào cổ phiếu nền tảng tốt.

Đầu tư - 16/06/2025 11:00

TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu

TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu

Phần lớn những dự án mới ra mắt, mở bán trong thời gian gần đây tại TP.HCM đều có mức giá hơn 100 triệu đồng/m2. Trong khi, hàng tồn kho giá cao chưa tiêu thụ hết cũng khiến sức mua thực không đạt như kỳ vọng.

Đầu tư - 16/06/2025 06:45

Cầu vượt 2.000 tỷ ở Đà Nẵng xài 10 năm vẫn chưa xong quyết toán

Cầu vượt 2.000 tỷ ở Đà Nẵng xài 10 năm vẫn chưa xong quyết toán

Dự án cầu vượt nút giao Ngã ba Huế (TP. Đà Nẵng) có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng đã đưa vào sử dụng gần 10 năm, nhưng đến nay chưa được quyết toán đầy đủ cho doanh nghiệp.

Đầu tư - 15/06/2025 17:54

Bộ Xây dựng nói gì về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai?

Bộ Xây dựng nói gì về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai?

Theo Bộ Xây dựng, hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận vẫn được chuyển nhượng theo quy định về kinh doanh bất động sản.

Đầu tư - 15/06/2025 13:00

Kinh tế AI dự kiến đạt mốc 130 tỷ USD vào năm 2040

Kinh tế AI dự kiến đạt mốc 130 tỷ USD vào năm 2040

Với tiềm năng mang lại quy mô kinh tế lên tới 130 tỷ USD vào năm 2040, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam.

Đầu tư - 15/06/2025 13:00