Một góc nhìn cải cách thuế: Được và chưa được

Nhàđầutư
Cải cách thuế là công việc cần thiết, thường xuyên, liên tục, có hệ thống và đòi hỏi phải luôn bám sát yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước.
TS. NGUYỄN VĂN PHỤNG - Nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn
14, Tháng 02, 2024 | 07:25

Nhàđầutư
Cải cách thuế là công việc cần thiết, thường xuyên, liên tục, có hệ thống và đòi hỏi phải luôn bám sát yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước.

quyet-toan-thue

 

Chiến lược cải cách thuế 2021 - 2030

Triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về kinhtế, tài chính và ngân sách nhà nước (NSNN) đã được đềra tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021- 2030, ngày 23/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định số 508/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. Đây là văn bản pháp lý quan trọng để triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hệ thống thuế nhằm cơ cấu lại NSNN theo Nghịquyết 07/NQ-TW của Bộ Chính trị, hiện thực hóa các mục tiêu được đề ra tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội về Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển KT - XH, cũng như định hướng những mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược Tài chính quốc gia đến năm 2030.

Chiến lược cải cách thuế đến năm 2030 xác định rõ mục tiêu, các nhiệm vụ cụ thể về cải cách chính sách thuế đồng bộ với công tác quản lý thuế. Mục tiêu chính sách hướng đến là: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế gắn với cơ cấu lại thu NSNN theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế; bảo đảm tỷ trọng thu nội địa, tỷ trọng giữa thuế gián thu và thuế trực thu ở mức hợp lý, khai thác tốt thuế, phí và lệ phí thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong pháp luật thuế và chính sách miễn, giảm, bảo đảm tính trung lập của thuế, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho NSNN, đồng thời, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng khuyến khích đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh, điều tiết thu nhập hợp lý, phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế.

Về quản lý thuế, Chiến lược cải cách thuế xác định mục tiêu trọng tâm quản lý dựa trên nền tảng thuế điện tử với ba trụ cột cơ bản: thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới; công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số.

Hệ thống thuế đến năm 2030 được xác định trong Chiến lược cải cách bao gồm 9 sắc thuế chủ yếu (Thuế Giá trị gia tăng; Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thuế Thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế Tài nguyên; Thuế Sử dụng đất nông nghiệp; Thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp; Thuế Bảo vệ môi trường), cùng với các khoản phí, lệ phí và thu khác thuộc NSNN. Định hướng nội dung cải cách đối với từng sắc thuế, khoản thu được xác định rõ, làm căn cứ triển khai công tác nghiên cứu, tổng kết đánh giá thực tiễn, đề xuất đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Chính phủ, Quốc hội.

Theo Chiến lược cải cách thuế, cần bảo đảm tỷ lệ huy động vào NSNN từ thuế, phí ở mức ổn định, hợp lý và phù hợp với Chiến lược phát triển KT - XH từng giai đoạn 5 năm.

Trong giai đoạn đầu 2021 - 2025 cần tập trung hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng tiêucực của dịch bệnh COVID-19. Giai đoạn sau 2026 - 2030 phấn đấu theo mục tiêu năm 2030 huy động vào NSNN khoảng 16 - 17% GDP, trong đó, tỷ lệ huy động từ thuế, phí khoảng 14 - 15% GDP; tỷ trọng thu nội địa trong tổngthu NSNN phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 86-87%.

Thực hiện cải cách thuế: Được và chưa được

Tổ chức, triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệthống thuế đến năm 2030, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện gồm các đề án thành phần theo các lĩnh vực công tác thuế và Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025. Trong đó, các đề án tác động trực tiếp đến doanh nghiệp (DN) và người dân như: Cải cách thể chế thuế; Đổi mới và tăng cường năng lực công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Đổi mới và tăng cường năng lực công tác đăng ký, khai thuế, nộp thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế; đề án Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế,…

Công tác cải cách thuế năm 2023 được diễn ra trongbối cảnh nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn do hậu quả nặng nề của dịch bệnh Covid-19 và chịu nhiềutác động tiêu cực của diễn biến kinh tế, chính trị toàn cầu. Do vậy, cải cách thuế đòi hỏi phải tiến hành song song và đồng bộ nhiều công việc, vừa triển khai các đề án trung, dài hạn theo Chương trình hành động và Kế hoạch cải cách thuế 5 năm, đồng thời phải đề xuất và tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp cấp bách về gia hạn, giảm thuế, gia hạn và giảm tiền thuê đất theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.

Những công việc đã và đang triển khai và kết quả bước đầu đáng được ghi nhận như sau: Một là, thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 tại Tổng cục Thuế và 63 cục thuế cấp tỉnh/thành phố đạo triển khai thực hiện Chiến lược và tổ chức tuyên truyền nội dung Chiến lược, Chương trình hành động và Kế hoạch triển khai thực hiện đến 2025. Đồng thời xây dựng và triển khai ngay Kế hoạch, Quy chế kiểm tra giám sát việc thực hiện Chương trình hành động, Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025 và Kế hoạch quản lý thuế trung hạn 2023-2025.

Hai là, Chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền và tổ chức thực hiện tốt các giải pháp trợ giúp về thuế và tài chính nhằm hỗ trợ DN và người dân vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Quốc hội và kịp thời ban hành theo thẩm quyền 60 văn bản pháp luật để thực hiện các giảipháp về gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ DN, người dân và nền kinh tế.

Kết quả các giải pháp hỗ trợ các năm đạt trên 700.000 tỷ đồng (2020 khoảng 129.000 tỷ, năm 2021 khoảng 145.000 tỷ, năm 2022 khoảng 233.000 tỷ và năm 2023 khoảng 196.000 tỷ đồng). Trong khi đó vẫn thực hiện vượt dự toán thu NSNN, đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, quốc phòng an ninh và an sinh xã hội...

Ba là triển khai quyết liệt chương trình quản lý thu thuế đối với các hoạt động kinh tế mới phát sinh, các giao dịch xuyên biên giới từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (Cổng TTĐT NCCNN). Việc xây dựng và vận hành Cổng TTĐT NCCNN không chỉ hiện thực hóa quyền thu thuế của quốc gia, tạo thuận lợi cho quản lý thuế, mà còn hỗ trợ, tạo thuận lợi cho DN nước ngoài được nộp thuế tại Việt Nam. NCCNN có thể truy cập từ bất cứ đâu trên thế giới để thực hiện đăng ký thuế, khai,nộp thuế, tra cứu thông tin, hồ sơ, tình trạng nghĩa vụ thuế…

Đồng thời ngành Thuế cũng thực hiện được công tác kiểm tra, giám sát, quản lý, phân bổ số thuế thu được cho các địa phương. Đến nay, NSNN đã thu được khoảng 12.000 tỷ đồng từ 74 NCCNN, trong đó có các công ty công nghệ hàng đầu, hoạt động kinh doanh trên toàn cầu như Amazon, Google, Meta, Microsoft, Tencent, Tiktok...

Bốn là, thực hiện chuyển đổi số, triển khai thành công thuế điện tử trong phạm vi cả nước với 99,9% DN tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, 99% DN thực hiện thủ tục nộp thuế, hoàn thuế GTGT điện tử. Đặc biệt, việc áp dụng hóa đơn điện tử thống nhất trong cả nước, kết nối với ngành thuế từ 7/2022 không chỉ tạo thuận lợi cho DN, người dân, quản lý thu thuế tốt hơn, mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý chi tiêu NSNN cũng như trong quản lý xã hội.

Đối với các cơ sở kinh doanh bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng như ăn uống,bán lẻ hàng hóa, vui chơi giải trí đang chuyển dần sang áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, thực hiện kết nối với cơ quan thuế.

Năm là, triển khai đề án cải cách thể chế, pháp luật chính sách thuế, dự thảo Đề nghị xây dựng Luật thuế TTĐB, Luật thuế TNDN, Luật thuế GTGT,… đã được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi từ các DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội, làm cơ sở để trình Chính phủ, Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2024.

Rất nhiều nội dung của dự thảo đề nghị xây dựng các luật thuế có tác động lớn đến sản xuất kinh doanh, đến tích lũy, đầu tư, tiêu dùng và đời sống xã hội được đưa ra thảo luận, như đầu vào, đầu ra của nông nghiệp, sản xuất xanh, sản xuất sạch, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số, sự dịch chuyển dịch của các ngành, DN trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế,… Do vậy, đã có rất nhiều vấn đề được đặt ra cho cải cách thuế như mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh các mức thuế, diện ưu đãi, miễn, giảm thuế, các biện pháp kỹ thuật về thuế để cải thiện môi trường kinh doanh, trong thu hút đầu tư trong xu hướng phát triển bền vững.

Sáu là, triển khai ngay và luôn chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận, Chínhphủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 107/2023/QH15 về việc áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Đây là việc làm cần thiết và kịp thời khẳng định quyền đánh thuế của chúng ta đối với các tập đoàn đa quốc gia có đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh các nước OECD áp dụng luật chơi mới. Áp dụng các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới, không chỉ là tăng nguồn thu NSNN, giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận, mà còn có ý nghĩa tăng cường hội nhập, hợp tác và nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế,…

Nội dung của Nghị quyết số 107/2023 sẽ được tích hợp vào Luật thuế TNDN sửa đổi trong chương trình cải cách thuế, điều chỉnh những quy định về thuế suất cùng với các biện pháp mới về ưuđãi thuế nhằm thu hút đầu tư.

Bảy là, những công việc đã và đang làm, một cách thường xuyên, liên tục vừa có thể xem là những "cái được" của cải cách thuế bởi được tiến hành một cáchthường xuyên, liên tục, đầy trách nhiệm vì mục tiêu hỗ trợ, tạo thuận lợi giúp DN và người dân.

Tuy nhiên, đây cũng được nghiêm túc đánh giá, và xếp vào danh mục "cái chưa được" của cải cách thuế, có thể kiểm đếm như: Một số quy định trong pháp luật, chính sách thuế có thể phù hợp với thực tiễn, bối cảnh nền kinh tế khi ban hành nhưng trở thành bất cập trong bối cảnh hiện nay khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, và kinh tế trong nước có nhiều thay đổi. Qua thực hiện đã phát hiện được bất cập, nhưng chậm được nghiên cứu, đềxuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Có thể kể đến quy định về không áp thuế GTGT đối với hàng hóa là vật tư đầu vào của ngành nông nghiệp (vô hình trung đang bảo hộ ngược cho DN nước ngoài), cần hoàn thuế GTGT cho các trường hợp sản phẩm hàng hóa được sản xuất có thuế suất 5% nhưng đầu vào chịu thuế suất 10%; quy định về ưu đãi thuế đối với thủy điện, ưu đãi thuế với các dự án đầu tư lớn nhưng thuộc điện than.

Một số quy định hiện hành về quản lý hóa đơn điện tử chưa bảo vệ được quyền lợi cho doanh nghiệp khi họ luôn tiềm ẩn rủi ro do các đối tác cung cấp đầu vào làm ăn thiếu chuẩn mực. Hóa đơn điện tử có kết nối với cơ quan thuế đã được Người bán hàng phát hành, nhưng khi đã thu tiền, sau một thời gian Người bán tự thông báo hủy hóa đơn, hoặc tự điều chỉnh hóa đơn đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho DN mua hàng. Không chỉ thiệt hại về kinh tế như không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, không được tính vào chi phí tính thuế TNDN, bị ghi vào "sổ đen" chấp hành pháp luật, mất thanh danh, uy tín với khách hàng khi tham gia dự thầu, cổ phiếu rớt giá,…

Quy định về giới hạn lãi vay trong Nghị định 132/2020 của Chính phủ, qua thực hiện cho thấy không phù hợp với thực tiễn và đạo lý cũng còn vấn đề nhưng chậm được sửa đổi, gây nhiều khó khăn cho cả DN và hệ thống ngân hàng. Không chỉ đơn thuần bị loại trừ chi phí lãi vay ngân hàng, đã có không ít DN bị xử phạt vi phạm hành chính về việc DN không kê khai quan hệ liên kết với ngân hàng đã cho vay, trong khi xét về bản chất và nguyên tắc thì vay ngân hàng độc lập là quan hệ dân sự,không phải là quan hệ kiên kết.

Việc hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu và dự án đầu tư mới chưa được kịp thời, chưa bảo đảm kết quả thực hiện như kỳ vọng của Chủ tịch Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Một số trường hợp đã được Tòa án phán quyết nhưng DN vẫn chưa được hoàn thuế do vướng phải các quy định nội bộ về quy trình kiểm tra, giám sát hoàn thuế.

Ngoài ra, qua tổng kết, nghiên cứu các vụ án lớn về hóa đơn, về hoàn thuế cho thấy nếu như công tác điều tra ban đầu được trao trách nhiệm cho ngành thuế thì những sai phạm đó có thể sẽ được ngăn chặn được sớm hoặc hạn chế được mức độ hậu quả. Việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho cơ quan quản lý thuế để họ có thể ngăn ngừa, hạn chế những sai phạm có thể xảy ra ngay từ khi chúng được nảy sinh, cần được xem là khiếm khuyến của cải cách thuế trong thời gian qua.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ