Metro Sài Gòn tiếp tục cầu cứu Chính phủ

Dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên được khởi công từ tháng 8/2012 với tổng chiều dài gần 20 km và công trình này dự kiến đưa vào khai thác năm 2020. Tuy nhiên cho đến nay dự án này vẫn liên tục gặp những khó khăn, vướng mắc khiến Chính phủ luôn phải vào cuộc tháo gỡ.
PHẠM DIỆP
07, Tháng 01, 2018 | 07:59

Dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên được khởi công từ tháng 8/2012 với tổng chiều dài gần 20 km và công trình này dự kiến đưa vào khai thác năm 2020. Tuy nhiên cho đến nay dự án này vẫn liên tục gặp những khó khăn, vướng mắc khiến Chính phủ luôn phải vào cuộc tháo gỡ.

NDT - Metro SG

Dự án Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang được thi công. Ảnh: Độc Lập  

UBND TP.HCM tiếp tục gửi văn bản “khẩn” kiến nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan thay mặt Chính phủ trình Quốc hội báo cáo về thay đổi tổng mức đầu tư theo quy định. Dự án này dù khởi động từ hơn 10 năm trước nhưng đến nay vẫn còn “lình xình” về tổng mức đầu tư.

Trước đó, UBND TP.HCM đã 2 lần gửi văn bản kiến nghị những vấn đề liên quan về vốn đầu tư dự án Metro đang triển khai xây dựng trên địa bàn TP.HCM.

Theo lý giải của UBND TP.HCM, dự án metro số 1 phê duyệt lần đầu vào năm 2007 với tổng mức đầu hơn 126 tỉ yên Nhật (tương đương 17.388 tỉ đồng). Tại thời điểm này, dự án thuộc nhóm A, do đó không thuộc diện trình Quốc hội để phê duyệt chủ trương đầu tư. Sau đó, tư vấn chung của dự án đã tính toán và xác định tổng mức đầu tư được cập nhật vào giữa năm 2009 là hơn 236 tỉ yên Nhật (tương đương 47.325 tỉ đồng).

Theo UBND TP.HCM, tổng mức tăng so với lần phê duyệt ban đầu do 3 nguyên nhân chính: tăng khối lượng xây dựng, sự biến động khách quan của nguyên - vật liệu do trượt giá, cập nhật tỷ giá yên Nhật và VND (do trượt giá) và tỷ lệ tính toán các chi phí dự phòng, rủi ro trượt giá theo quy định mới. 

Tại thời điểm này, do phía Việt Nam không có kinh nghiệm trong việc thẩm tra việc lựa chọn tư vấn thẩm tra. TP.HCM đã đề nghị Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tuyển chọn tư vấn độc lập thẩm tra, và JICA đã chọn đơn vị tư vấn là SMRT và CPG (đều xuất thân từ chính phủ Singapore, trong đó SMRT quản lý hầu hết các tuyến metro ở Singapore). 

Việc tăng vốn lên 47.325 tỉ đồng từ năm 2009 đều có ý kiến đồng thuận của các bộ ngành liên quan, và tiếp đó Thủ tướng cho phép TP.HCM điều chỉnh. Tuy nhiên, sau đó do quy định pháp luật thay đổi, dự án metro số 1 phát sinh tiêu chí công trình trọng điểm quốc gia (do tăng vốn lớn) nên thẩm quyền điều chỉnh do Quốc hội quyết định. 

Đến nay, dự án metro số 1 đã ký kết 3 hiệp định vay với tổng vốn hơn 155 tỉ yên Nhật (tương đương 31.208 tỉ đồng), giải ngân được hơn 59 tỉ yên Nhật (tương đương 11.929 tỉ đồng, đạt 38% tổng số vốn vay đã ký kết). Bên cạnh đó, từ khi được phê duyệt điều chỉnh năm 2011, dự án đã triển khai thi công và hoàn thành khoảng 48% khối lượng nhưng không phát sinh tăng thêm vốn đầu tư.

Đối với dự án metro số 2, UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ duyệt chủ trương điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 1,3 tỉ USD (phê duyệt năm 2010) lên hơn 2,1 tỉ USD do ảnh hưởng các yếu tố như trượt giá, chi phí tài chính, xây dựng…; lùi thời hạn hoàn thành dự án đến năm 2024, thay vì vào năm 2018 như kế hoạch trước đây.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ