Lợi ích kinh tế và thách thức khi Việt Nam trúng thành viên Hội đồng Bảo an

Nhàđầutư
Ngoài uy tín và vị thế để xây dựng, bảo vệ an ninh các nước trong khu vực và trên thế giới, việc trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an (Liên hợp quốc) còn là cơ hội để tiếp cận với các nguồn tài nguyên, viện trợ về tài chính dễ dàng hơn nhưng cũng có thách thức không nhỏ.
TIỆP NGUYỄN
17, Tháng 06, 2019 | 06:40

Nhàđầutư
Ngoài uy tín và vị thế để xây dựng, bảo vệ an ninh các nước trong khu vực và trên thế giới, việc trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an (Liên hợp quốc) còn là cơ hội để tiếp cận với các nguồn tài nguyên, viện trợ về tài chính dễ dàng hơn nhưng cũng có thách thức không nhỏ.

Đó là những nghiên cứu của Bruce Bueno de Mesquita và Alastair Smith được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau cho Đại học New York vào năm 2009. Nghiên cứu đã xuất hiện 10 năm nhưng nó vẫn còn nguyên tính thời sự dựa trên những số liệu được xây dựng công phu.

Đặc biệt là khi Việt Nam vừa trúng vị trí này với số phiếu gần như tuyệt đối. Những vấn đề quan trọng về an ninh xuất hiện tại Liên hợp quốc (LHQ) được giải quyết tại Hội đồng Bảo an (HĐBA) nhưng về mặt kinh tế cũng có nhiều lợi ích và thách thức.

Lợi ích kinh tế của các nước thành viên Hội đồng Bảo an

Các nước tham gia HĐBA nhận được nhiều viện trợ và các chương trình của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF cùng Ngân hàng Thế giới (World Bank) với ít điều kiện hơn các nước khác. Báo cáo của Kuziemko và Werker năm 2006 chỉ ra rằng, các nước tham gia HĐBA nhận được viện trợ từ Mỹ nhiều hơn 56% so với các nước khác.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa chỉ ra được sự khác biệt trong 2 trường hợp. Các nước đã được viện trợ sẽ nhận được viện trợ nhiều hơn hay các nước mới tham gia HĐBA nhận được viện trợ mà trước đó không nhận được khi chưa trở thành thành viên của tổ chức.

hoi-dong-bao-an

Khoảnh khắc Việt Nam trúng cử Hội đồng Bảo an.

Nghiên cứu của đại học New York thì lại chỉ ra rằng viện trợ tăng lên một cách khiêm tốn với những nước được đã nhận trước đó. Hầu hết các khoản viện trợ tăng lên đối với các nước thành viên mới của HĐBA.

Thực tế thì không có trường hợp cụ thể nào chỉ ra rằng Mỹ kết thúc viện trợ sau khi khi một nước kết thúc nhiệm kỳ tại HĐBA. Việc một nước có được ghế trong tổ chức này làm gia tăng một cách đáng kể việc Mỹ bắt đầu có ý định viện trợ (cho nước mới làm thành viên).

Nước nào được làm thành viên của HĐBA làm gia tăng cơ hội tiếp cận với những khoản tiền một cách dễ dàng với ít ràng buộc hơn. "Được bầu vào HĐBA không chỉ làm gia tăng uy tín của các lãnh đạo đất nước này. Nó còn cho phép đất nước tiếp cận với các nguồn viện trợ bên ngoài với ít điều kiện và ràng buộc hơn nhiều", nghiên cứu của Đại học New York cho hay.

Cũng theo nghiên cứu này, về cơ bản, những khoản viện trợ cung cấp nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế cùng thu nhập trên dầu người tại đât nước thành viên, làm giảm đói nghèo. Nhưng đôi khi với một số nước, nguồn tài nguyên này cũng tạo ra động cơ chính trị khác làm đất nước chậm phát triển.

Những thách thức

Những nhà phân tích tại Đại học New York đã chỉ ra rằng việc tiếp cận được với những nguồn viện trợ không điều kiện gây nguy hại cho sự phát triển. Các thành viên HĐBA có khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên một cách ít ràng buộc hơn.

Và, tư cách thành viên là một công cụ hữu dụng để tiếp cận với những đồng tiền dễ dãi. Nhưng điều đó cũng gây nguy hại cho chính đất nước có tư cách thành viên của HĐBA.

Bảng dưới đây cho thấy sự thay đổi GDP theo đầu người trong chu kỳ 2 năm và 4 năm với các nước thành viên HĐBA và những nước không được bầu. Đặc biệt, bảng thể hiện tính toán phần trăm thay đổi với GDP theo đầu nước trong 2 năm ở HĐBA so với năm được bầu. Hiệu ứng 4 năm được tính bằng cách so sánh GDP trên đầu người 2 năm sau khi kết thúc nhiệm kỳ tại HĐBA.

bang-so-sanh

Bảng so sánh về phát triển kinh tế của nước thuộc HĐBA và nước không phải là thành viên.

Trong khoảng thời gian 4 năm, các nước nằm ngoài HĐBA có mức một phát triển trung bình là 8,7%. Trong cùng khoảng thời điểm, các nước thành viên HĐBA chỉ phát triển ở mức 5,2%. Con số 3,5% khác biệt này phản ánh các nước thành viên HĐBA phát triển chậm hơn 40% so với những nước không co stuw cách thành viên.

Trong khoảng thời gian 2 năm con số chênh lệch này là 4,0% và 2,8%. Và các nhà phân tích kết luận trở thành thành viên của HĐBA có thể gây ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế.

Như vậy, một vị trí không thường trực tại HĐBA Liên Hợp Quốc có thể làm gia tăng uy tín cũng như các nguồn tài nguyên phát triển cho một đất nước nhưng cũng có thể gặp nhiều thách thức cho đất nước thành viên.

"Việc làm sao để thể hiện vai trò của đất nước trong việc bảo vệ lợi ích, an ninh khu vực và thế giới, đồng thời sử dụng uy tín và vị thế khi làm thành viên của HĐBA để phát triển đất nước sẽ là một bài toán khó cho các nhà lãnh đạo", các nhà phân tích đưa ra nhận định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ