LG và 'những con số biết nói' tại thị trường Việt Nam

Nhàđầutư
LG Electronics Việt Nam đã đạt được những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động kinh doanh với tỉ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình hằng năm khoảng 20% và trở thành thương hiệu sản phẩm điện tử dân dụng, thiết bị gia dụng quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam.
THANH TRẦN
10, Tháng 04, 2021 | 07:02

Nhàđầutư
LG Electronics Việt Nam đã đạt được những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động kinh doanh với tỉ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình hằng năm khoảng 20% và trở thành thương hiệu sản phẩm điện tử dân dụng, thiết bị gia dụng quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam.

2021-04-09 14_30_23-Window

LG Electronics Việt Nam đã đạt được những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động kinh doanh với tỉ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình hằng năm khoảng 20%.  Ảnh: LG Electronics Vietnam.

Năm 1995, LG chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam với tên gọi LG Sel Electronics và mở nhà máy tại Hưng Yên, với vốn đầu tư 13 triệu USD cho dây chuyền sản xuất 550.000 sản phẩm/năm. Ban đầu, LG Việt Nam chỉ sản xuất 1 dòng sản phẩm duy nhất là TV CTV.

Ba năm sau đó, LG bắt đầu sản xuất màn hình máy tính, tiếp đó là điều hòa, tủ lạnh, máy giặt và trở thành công ty 100% vốn nước ngoài vào năm 2002. Năm 2003, LG lắp đặt thêm 2 dây chuyền công suất 450.000 sản phẩm/năm và phát triển thêm các sản phẩm đầu DVD và TV LCD. Tiếp đó, năm 2004, các dòng điện thoại di động cũng được đưa ra thị trường.

Năm 2013, LG Electronics đã đầu tư một tổ hợp sản xuất điện tử tại khu công nghiệp Tràng Duệ, với tổng vốn đầu tư của dự án 1,5 tỷ USD trong thời hạn hoạt động 50 năm.

Tổ hợp sản xuất điện tử của LG Electronics sản xuất, lắp ráp 16,8 triệu sản phẩm điện, điện tử công nghệ cao/năm. Chủ yếu là thiết bị đo điện tử, thiết bị phát thanh kỹ thuật số cho ô tô; mỗi năm sản xuất, lắp ráp 534 nghìn TV màu, TV thông minh (smart TV), 550 nghìn máy điều hoà nhiệt độ, 5,3 triệu máy hút bụi, 1,5 triệu máy giặt và 600 nghìn máy điện thoại di động thông minh (smartphone)...

Năm 2015 và 2017, LG liên tiếp khánh thành hai nhà máy mới tại Khu Công nghiệp Tràng Duệ, Hải Phòng nhằm cung cấp cho thị trường toàn cầu các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm thiết bị nghe nhìn, di động, gia dụng và điện lạnh, đóng vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của tập đoàn.

Dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng được xây dựng tại khu công nghiệp Tràng Duệ, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ, Cát Hải, TP. Hải Phòng. Nhà máy LG Innotek Hải Phòng được xây dựng trên diện tích 10 ha với tổng vốn đầu tư 550 triệu USD. Nhà máy này chuyên sản xuất các loại modulle camera, sản lượng khoảng 30 triệu sản phẩm/tháng để xuất khẩu.

Trong khi đó, dự án nhà máy LG Display cũng được xây dựng tại khu công nghiệp Tràng Duệ, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ, Cát Hải, TP. Hải Phòng. Nhà máy LG Display có diện tích 40,5ha với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 1,5 tỷ USD. Nhà máy hiện sản xuất và gia công các sản phẩm màn hình công nghệ cao (màn hình OLED) cho các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng.

Theo đại diện của công ty, LG Electronics Việt Nam đã đạt được những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động kinh doanh với tỉ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình hằng năm khoảng 20% và trở thành thương hiệu sản phẩm điện tử dân dụng, thiết bị gia dụng quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam.

Tính đến nay, LG đã có 26 năm phục vụ người tiêu dùng Việt Nam và trở thành một trong những hãng điện tử lớn nhất, đi đầu trong việc phát triển và sản xuất các dòng sản phẩm công nghệ cao, như TV, thiết bị di động, máy điều hòa, máy giặt và tủ lạnh…

Các nhà máy của LG tại Việt Nam làm ăn ra sao?

Tại Việt Nam, LG hiện sở hữu 3 nhà máy gồm LG Electronics Vietnam Haiphong, LG Innotek Vietnam Haiphong và LG Display Vietnam Haiphong, tất cả đều được đặt tại khu công nghiệp Tràng Duệ, Hải Phòng.

2021-04-09 22_59_55-Window

 

Trong 9 tháng năm 2020, LG Electronics Vietnam Haiphong ghi nhận doanh thu 4.124 tỷ Won (86.111 tỷ đồng). Lợi nhuận ròng cho giai đoạn này 168 tỷ Won, tương đương 3.504 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2019, doanh thu của LG Electronics tăng 47%, lợi nhuận ròng tăng 30%.

Một nhà máy khác, LG Innotek Vietnam Haiphong đạt doanh thu 23.995 tỷ đồng, tăng 15%; lợi nhuận sau thuế 813 tỷ đồng. Innotek của LG chuyên sản xuất camera module cho smartphone.

Ngoài ra, LG Display Vietnam Haiphong sản xuất các sản phẩm màn hình thiết bị, nhưng số liệu kinh doanh cụ thể từng quý không được cập nhật.

Doanh thu của các nhà máy của LG tại Việt Nam tăng trưởng tốt trong nhiều năm qua. Năm 2019, doanh thu của LG Electronics Việt Nam hơn 85.629 tỷ đồng; LG Innotek Việt Nam đạt 31.098 tỷ đồng; và LG Display Việt Nam là 26.331 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong khi LG Electronics Vietnam Haiphong và LG Innotek Vietnam Haiphong tăng trưởng cả về lợi nhuận thì LG Display Vietnam Haiphong lại báo lỗ gần 253,7 tỷ won (5.297 tỷ đồng) vào năm 2019.

Những 'nước đi' mới của LG tại thị trường Việt Nam

Cuối năm 2020, LG Electronics đã tái xác nhận kế hoạch xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) thứ hai của hãng này tại Việt Nam, trong bối cảnh hãng đang mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam.

LG mới đây đã ký thỏa thuận với CTCP Đất Trung Nam để thành lập trung tâm trên tại Tòa tháp Khu Công nghệ Thông tin Đà Nẵng. Thỏa thuận này diễn ra sau khi LG ký bản ghi nhớ với Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng về việc thành lập Trung tâm R&D tại thành phố này.

LG được cho là có kế hoạch thành lập thêm một trung tâm R&D chuyên về linh kiện ô tô tại Đà Nẵng, song các nguồn tin cho biết lĩnh vực nghiên cứu có thể được mở rộng với nhiều công ty con tham gia hơn.

Trong khi đó, vào tháng 2/201, LG Display tuyên bố sẽ đầu tư 750 triệu USD cho những hoạt động của công ty tại TP. Hải Phòng. Khoản đầu tư này nằm trong kế hoạch mở rộng các cơ sở sản xuất màn hình OLED tại Việt Nam.

Việc rót vốn sẽ giúp công ty Hàn Quốc đẩy giá trị khoản đầu tư ban đầu tại Hải Phòng lên con số 3,25 tỷ USD. Ngoài Trung Quốc và Hàn Quốc, Việt Nam đang là trung tâm sản xuất chính của LG Display. Các sản phẩm màn hình OLED của LG sẽ được tích hợp trên nhiều thiết bị như TV, điện thoại thông minh của hãng.

Việc mở rộng mô hình hoạt động của LG Display tại Việt Nam là một trong những kế hoạch của tập đoàn.

Tuy nhiên, đáng chú ý, vào 9/4, ngay sau khi công bố quyết định rút khỏi thị trường smartphone, LG Electronics cho biết công ty đang tiến hành các bước tiếp theo để dừng hoạt động sản xuất tại nhà máy ở Hải Phòng.

Với nhà máy tại Hải Phòng - nhà máy smartphone lớn nhất của LG Electronics, LG kỳ vọng sẽ tìm được đối tác mua lại. Nhà máy này hiện sản xuất khoảng 10 triệu smartphone mỗi năm, chiếm một nửa sản lượng của hãng.

Ban đầu LG kỳ vọng sẽ tìm được khách hàng mua lại nhà máy Hải Phòng với giá 100 tỷ won (2.064 tỷ đồng). Tuy nhiên, Business Korea cho rằng LG khó bán được nhà máy này với giá mong muốn. Nguyên nhân đầu tiên là mức này quá cao. Hơn nữa, các hãng sản xuất smartphone tại Việt Nam đều đã có dây truyền sản xuất riêng.

Nguồn tin độc quyền của The Korea Herald cho biết: "Khi nỗ lực bán mảng kinh doanh điện thoại không thành, LG đang cân nhắc mọi phương án để tận dụng tối đa hiệu quả của các nhà máy. Một số cơ sở có thể được chuyển đổi sang sản xuất thiết bị khác". Business Korea cho biết cơ sở không thể bán được sẽ phải thanh lý mặt bằng để thu hồi tối đa lợi nhuận.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ