Lấy đâu ra 85.000 tỷ đồng làm đường Vành đai 3 TP.HCM?
Để hoàn thành mục tiêu khép kín đường Vành đai 3 TP.HCM trong năm 2025, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ GTVT nghiên cứu thực hiện dự án, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là khoảng 85.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, 4 địa phương - nơi dự án đi qua đều chưa thể cân đối nguồn vốn ngân sách.

Vành đai 3 TP.HCM đang gặp khó về nguồn vốn đầu tư do các địa phương chưa thể cân đối nguồn ngân sách. Ảnh: PLO
PPP hay đầu tư công?
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết theo từ tháng 9/2011. Chiều dài toàn tuyến Vành đai 3 TP.HCM sau nghiên cứu khoảng 91,66 km. Kinh phí để đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch khoảng 156,8 nghìn tỷ đồng. Theo Bộ GTVT, với số vốn này rất khó khăn trong việc cân đối nguồn lực.
Dự án đi qua TP.HCM, Long An, Đồng Nai và Bình Dương. Hiện, toàn dự án mới chỉ có đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn (đoạn 2) dài 16,3 km qua địa bàn tỉnh Bình Dương đã được đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng.
Cuối tháng 7/2021, Bộ GTVT đã có văn bản bàn giao toàn bộ kết quả nghiên cứu và hồ sơ, các tài liệu liên quan cho các địa phương. Dự án sẽ được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ đầu tư phần đường cao tốc với quy mô 4 làn xe.
Trong giai đoạn 1, dự án cũng được phân thành 2 dự án thành phần gồm: dự án giải phóng mặt bằng, xây dựng đường song hành hai bên bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và dự án xây dựng đường cao tốc 4 làn xe theo phương thức đầu tư đối tác công - tư (PPP) hợp đồng BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao). Về giải phóng mặt bằng, sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng một lần theo quy mô 8 làn xe.
Về phương án đầu tư, Bộ GTVT đã nghiên cứu 4 phương án. Tuy nhiên, có đến 3 phương án không thể hoàn vốn mặc dù đã có hỗ trợ nhà nước tối đa là 50% tổng mức đầu tư. Riêng đối với phương án kiến nghị là đầu tư theo hình thức PPP phần đường cao tốc có sử dụng phần vốn nhà nước hỗ trợ được đánh giá là khả thi nhất.
Với thời gian thu phí hoàn vốn lên đến 29 năm thì phương án này cũng rất khó thu hút nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng tham gia đầu tư dự án.
UBND TP.HCM cho biết, thời gian thu phí hoàn vốn quá dài sẽ rất khó thu hút nhà đầu tư tham gia dự án. Thực tế, vẫn chưa có nhà đầu tư PPP nào bày tỏ mong muốn tìm hiểu để tham gia đầu tư.
Trong khi đó, UBND tỉnh Long An cho rằng, phương án đầu tư theo hình thức PPP, địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng dù có ưu điểm là huy động được sự tham gia của nguồn lực ngoài ngân sách, giảm bớt áp lực cho ngân sách nhà nước, nhưng phương án này cũng có nhiều hạn chế như: các dự án lớn khả năng giải phóng mặt bằng phức tạp, khó khăn nên khó thu hút được nhà đầu tư; tiến độ thực hiện phụ thuộc khá nhiều vào năng lực của nhà đầu tư nên có nguy cơ kéo dài…
Còn nếu dự án được đầu tư từ ngân sách nhà nước theo Luật Đầu tư công, bên cạnh hạn chế là nhu cầu đầu tư lớn gây áp lực ngân sách nhà nước thì có nhiều ưu điểm về thủ tục đầu tư thuận lợi, pháp lý rõ ràng, không lệ thuộc năng lực nhà đầu tư nên tiến độ thi công nhanh hơn. Sau khi hoàn thành, Nhà nước có thể thu phí để tạo nguồn vốn tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng khác.
Từ đó, UBND tỉnh Long An kiến nghị Bộ KH&ĐT phối hợp Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ sử dụng nguồn vốn đầu tư công để đầu tư dự án. Phía tỉnh Đồng Nai cũng đồng tình với quan điểm của tỉnh Long An Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng thống nhất với kiến nghị của UBND tỉnh Long An.
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, đối với phương án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM hiện nay đầu tư theo hình thức PPP hay đầu tư công đều chưa có tính khả thi cao. Bởi đầu tư theo hình thức PPP thì khó khăn trong việc thu hút nhà đầu tư, còn đầu tư công lại cần nguồn vốn rất lớn, lên đến hơn 150.000 tỷ cho giai đoạn 1.
Các địa phương chưa thể cân đối nguồn vốn ngân sách
Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Bộ GTVT cho biết, việc triển khai đầu tư khép kín đường Vành đai 3 TP.HCM đã rất chậm so với quy hoạch được duyệt và nhu cầu thực tế. Và hiện nay, khó khăn lớn nhất khiến các hình thứ đầu tư đối với dự án Vành đai 3 TP.HCM là các địa phương chưa thể cân đối nguồn vốn ngân sách do thời gian qua phải dùng kinh phí để chống dịch.
Bên cạnh đó, giai đoạn 1, dự án Vành đai 3 TP.HCM sẽ sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng cho cả giai đoạn hoàn thiện và được chia thành các dự án thành phần. Điều này khiến các địa phương gặp khó, do nguồn kinh phí hạn hẹp.
Vành đai 3 TP.HCM có tổng mức đầu tư lên tới 250.000 tỷ đồng. Dự kiến, giai đoạn 1 đầu tư khoảng 85.000 tỷ đồng và giai đoạn hoàn thiện khoảng 165.000 tỷ đồng. Trong đó dự án thành 4 đoạn tuyến với tổng chiều dài 91,66 km và 8,3 km các tuyến nối.
Cụ thể, đoạn 1 (Tân Vạn - Nhơn Trạch): Từ nút giao đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đến nút giao Tân Vạn (riêng đoạn 1A dài 8,75 km đầu tư bổ sung một số hạng mục để khai thác đường cao tốc).
Chiều dài tuyến là 28,4 km và thêm 8,3 km các tuyến nối (gồm tuyến nối với nút giao Thủ Đức dài 5,88 km và tuyến nối vào khu công nghiệp Ông Kèo, Đồng Nai dài 2,42 km).
Tổng mức đầu tư cho giai đoạn hoàn thiện chưa bao gồm lãi vay là hơn 55.673 tỷ đồng; giai đoạn 1 là hơn 30.788 tỷ đồng (bao gồm giải phóng mặt bằng theo quy mô giai đoạn hoàn thiện).
Đoạn 2 (Tân Vạn - Bình Chuẩn): Từ nút giao Tân Vạn đến nút giao Bình Chuẩn, dài 15,3 km. Tổng mức đầu tư chưa bao gồm lãi vay là hơn 40.056 tỷ đồng cho giai đoạn hoàn thiện và hơn 11.863 tỷ đồng cho giai đoạn 1.
Đoạn 3 (Bình Chuẩn - QL22): Từ nút giao Bình Chuẩn đến nút giao QL22, dài 19,1 km cần hơn 25.566 tỷ đồng cho giai đoạn hoàn thiện, cùng gần 17.535 tỷ đồng cho giai đoạn 1.
Đoạn 4 (QL22 - Bến Lức): Từ nút giao QL22 đến nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành và cao tốc TP.HCM - Trung Lương, dài 28,86 km dự kiến kinh phí khoảng 41.859 tỷ đồng chưa bao gồm lãi vay; giai đoạn 1 cần hơn 22.413 tỷ đồng.
Theo UBND TP.HCM, nếu đầu tư theo hình thức PPP, TP.HCM sẵn sàng đảm nhận vai trò là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để trình chủ trương đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Tuy nhiên, để làm được các công tác này, phải xác định được nguồn vốn để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra, qua cân đối nguồn vốn trung hạn và đã báo cáo HĐND TP.HCM thì hiện nay nguồn vốn để bố trí cho dự án Vành đai 3 TP.HCM cũng chưa thể cân đối. Tổng vốn đầu tư công trung hạn của TP.HCM trong 5 năm tới là 142.000 tỷ đồng. Số vốn này chủ yếu chỉ để thực hiện các dự án chuyển tiếp. Do đó, việc bố trí vốn ngân sách khoảng 30.000 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng trên địa bàn đối với dự án đường Vành đai 3 TP.HCM là khó khả thi.
Tương tự, UBND tỉnh Đồng Nai và Bình Dương cũng cho biết, địa phương chưa thể cân đối được nguồn vốn để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án. UBND tỉnh Đồng Nai còn kiến nghị đưa hợp phần giải phóng mặt bằng, xây dựng các tuyến đường song hành vào trong tổng thể dự án chung vì ngân sách địa phương khó có thể thực hiện được.
- Cùng chuyên mục
Hơn 631 tỷ đồng đầu tư nhà ga hàng hóa tại sân bay Đà Nẵng
Dự án Nhà ga hàng hóa tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng được xây dựng trên diện tích đất dự kiến sử dụng hơn 24.618m2, tổng vốn đầu tư hơn 631 tỷ đồng.
Đầu tư - 13/06/2025 15:32
Bình Định chờ 'sóng' FDI Thuỵ Điển
Công ty Syre Thụy Điển sẽ xây dựng Nhà máy tái chế vải Polyester công nghệ cao tại Bình Định với khoản đầu tư gần 1 tỷ USD.
Đầu tư - 13/06/2025 13:26
Quảng Ninh tái cấu trúc hành chính, mở lối cho đầu tư
Từ ngày 1/7/2025, tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp – gồm cấp tỉnh và cấp xã (xã, phường, đặc khu).
Đầu tư - 13/06/2025 09:13
Hình hài cao tốc nối Quảng Bình - Quảng Trị trước ngày thông xe
Cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ nối hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị với tổng mức đầu tư hơn 9.900 tỷ đồng dự kiến sẽ thông xe vào cuối tháng 6/2025.
Đầu tư - 12/06/2025 19:26
Đề nghị Exxon Mobil tiếp tục triển khai Dự án mỏ khí Cá Voi Xanh
Chính phủ yêu cầu PVN cần tập trung làm việc với Exxon Mobil để thống nhất phương án giải quyết dứt điểm việc phát triển dự án khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh.
Đầu tư - 12/06/2025 14:38
Nhà máy điện gió hơn 5.700 tỷ ở Bình Định tìm nhà đầu tư
Dự án Nhà máy điện gió Vân Canh (tại Bình Định) với tổng vốn đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng sẽ triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Dự án hứa hẹn sẽ cung cấp sản lượng điện sạch từ nguồn năng lượng tái tạo cho hệ thống quốc gia.
Đầu tư - 12/06/2025 09:59
Thu hút giới tinh hoa nhờ chính sách visa và ưu đãi thuế
New York, London, Paris hay Tokyo vẫn là điểm đến hàng đầu của giới siêu giàu và các cá nhân có giá trị tài sản lớn. Tuy nhiên, trong làn sóng chuyển dịch hiện nay, nhiều thành phố mới đang dần thu hút dòng vốn đầu tư của giới siêu giàu nhờ chính sách visa đầu tư, ưu đãi thuế và môi trường sống thân thiện.
Đầu tư - 11/06/2025 17:14
Tên mới, chủ cũ tại khu du lịch nghìn tỷ ven biển Hà Tĩnh
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án khu du lịch sinh thái biển Xuân Hội.
Đầu tư - 11/06/2025 11:07
Đà Nẵng xác định lại giá đất tại khu đô thị hơn 4.400 tỷ của Trung Nam
Khu đất thuộc khu vực dự án Golden Hills (TP. Đà Nẵng) của CTCP Trung Nam được mời thầu tư vấn xác định giá đất giai đoạn tháng 3/2019.
Đầu tư - 11/06/2025 06:49
Ra mắt trung tâm AI R&D, Qualcomm sẽ tiếp tục đầu tư thêm vào Việt Nam
Ngày 10/6, Qualcomm chính thức ra mắt AI R&D mới tại Việt Nam, bước đi tiếp nối thương vụ sáp nhập bộ phận nghiên cứu mảng AI tạo sinh của VinAI.
Đầu tư - 11/06/2025 06:43
Ông lớn Thái SCG thâu tóm toàn bộ Nhựa Duy Tân, hé lộ bức tranh tài chính
Với thương vụ mới nhất, Công ty SCG Packaging (SCGP) sở hữu 100% cổ phần của Nhựa Duy Tân, củng cố vị thế tại Việt Nam ở ngành bao bì.
Đầu tư - 10/06/2025 17:05
Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam
Hai Thủ tướng khẳng định lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư là một trong những trụ cột quan trọng trong mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha.
Đầu tư - 10/06/2025 10:41
Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple
Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu năm nay (WWDC 25), Apple đã công bố một loạt các bản cập nhật cho hệ điều hành, dịch vụ và phần mềm của mình, bao gồm giao diện mới được gọi là 'Liquid Glass' và quy ước đặt tên thương hiệu được đổi mới.
Công nghệ - 10/06/2025 10:16
Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?
Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, mô hình nhà ở dành cho người cao tuổi hứa hẹn sẽ là loại hình tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phát triển phân khúc chỉ dành riêng cho đối tượng này là điều khó khả thi.
Đầu tư - 10/06/2025 09:16
Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành có thể hoàn thành sau 14 tháng
Nếu được áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và các cơ chế đặc thù khác, việc mở rộng gần 22 km cao tốc TP.HCM - Long Thành từ 4 làn xe lên 8-10 làn xe có thể cơ bản hoàn thành sau 14 tháng thi công.
Đầu tư - 10/06/2025 09:12
Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?
VN-Index tăng mạnh 8,67% trong tháng 5, đánh dấu mức phục hồi ấn tượng nhất từ đầu năm 2025. Dòng tiền trở lại mạnh mẽ, nhóm ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng và xuất khẩu nổi lên là tâm điểm đầu tư trong tháng 6.
Đầu tư thông minh - 09/06/2025 22:29
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago