Lãnh đạo 'siêu Ủy ban' nói gì về khó khăn của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam?

Nhàđầutư
Dư luận đặc biệt quan tâm vấn đề chậm giao vốn ngân sách 2020 cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, ảnh hưởng hoạt động của 20 doanh nghiệp trực thuộc, thậm chí nguy cơ dừng chạy tàu toàn quốc.
ANH TRUNG
04, Tháng 03, 2020 | 10:59

Nhàđầutư
Dư luận đặc biệt quan tâm vấn đề chậm giao vốn ngân sách 2020 cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, ảnh hưởng hoạt động của 20 doanh nghiệp trực thuộc, thậm chí nguy cơ dừng chạy tàu toàn quốc.

ub-quan-ly-von-nn-1583242876982

 

Trả lời về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, Tổng công ty Đường sắt (VNR) về Ủy ban từ tháng 10/2018 nhưng vốn dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt năm 2019 vẫn được Bộ Giao thông Vận tải giao cho VNR.

Tuy nhiên, liên quan đến bảo trì kết cấu hạ tầng, yêu cầu đặt ra là phải theo cơ chế đặt hàng. Ở đây có 2 luồng ý kiến là vẫn triển khai như những năm trước và luồng thứ hai là theo cơ chế đặt hàng.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, nếu thực hiện theo cơ chế đặt hàng, theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách, có hiệu lực từ tháng 6/2019, VNR dù có ở Bộ GTVT hay Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước thì vẫn phải thực hiện theo cơ chế chung vì Nghị định này quy định rõ: "Bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan Chính phủ đều có quyền đặt hàng nhiệm vụ công ích để các doanh nghiệp, đơn vị kể cả tổ chức, cá nhân nếu có pháp nhân để thực hiện việc này".

Bà Hà cũng thông tin thêm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp, Giao thông Vận tải, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước có các ý kiến để xem lại các cơ sở pháp lý, báo cáo ủy ban Thường vụ Quổc hội giải thích quy định tại Nghị quyết số 87/2019/QH14 ngày 14/11/2019 của Quốc hội về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020 theo hướng đề nghị cho phép tiếp tục áp dụng cơ chế giao dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020 cho VNR thông qua dự toán ngân sách Nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải như đã thực hiện năm 2019.

Được biết, Bộ Giao thông Vận tải đã giao hơn 2.800 tỷ đồng dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020 cho Cục Đường sắt Việt Nam từ cuối tháng 12/2019. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thể ký hợp đồng đặt hàng làm cơ cở triển khai kế hoạch bảo trì.

Xung quanh đề xuất đưa VNR về Bộ Giao thông - Vận tải, đầu tháng 3/2020 là thời hạn Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo phương án có điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) giữa hai đơn vị hay không. Một lần nữa, nguyên tắc tách quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp trong xử lý các vấn đề của doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi phải được xác định rõ.

Quay đầu đang là điều mà VNR mong muốn nhất. Phương án đưa VNR về lại Bộ GTVT nghĩa là mọi việc sẽ trở về như trước ngày 21/11/2018, thời điểm Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đặt bút ký nhận chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 5 tổng công ty của Bộ GTVT.

Với phương án này, VNR lại tiếp tục được Bộ GTVT giao dự toán ngân sách hàng năm, từ đó thực hiện đặt hàng dịch vụ công ích với 20 đơn vị trực thuộc, đảm bảo tuần đường, gác chắn trên 1.519 đường ngang và 3.059 km đường sắt đi qua 34 tỉnh, thành phố dọc chiều dài đất nước.

Như vậy, lo ngại mà người đứng đầu VNR liên tục nhắc đến trong những ngày qua là các đơn vị không có nguồn để chi trả tiền lương cho công nhân, không có tiền mua vật tư, khiến có những đoạn ray bị hỏng, dẫn đến có thể phải dừng chạy tàu do không đảm bảo an toàn sẽ được giải quyết ngay.

Vì khi đó, khoản dự toán mà Bộ GTVT đã giao Cục Đường sắt Việt Nam là hơn 2.800 tỷ đồng cho bảo trì đường sắt sẽ lại về với VNR trong vai là doanh nghiệp do Bộ GTVT làm chủ sở hữu.

Tất nhiên, kịch bản này không thể diễn ra hoàn toàn như cũ, do hàng loạt thay đổi về cơ chế, chính sách trong thời gian qua. Bởi như bà Nguyễn Thị Phú Hà đã nói, theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP, vốn ngân sách không được giao cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, VNR không phải là một đơn vị sự nghiệp, nên dù quay lại trực thuộc Bộ GTVT, nhưng muốn tham gia dịch vụ duy trì, duy tu đường sắt, thì phải tuân thủ luật chơi mới, thông qua cơ chế đặt hàng, đấu thầu hoặc giao nhiệm vụ..., chứ không thể trực tiếp nhận vốn ngân sách như trước.

Nghĩa là, nếu VNR vẫn không đến Cục Đường sắt Việt Nam để ký hợp đồng giải ngân vốn, như ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) đã nói, thì các ách tắc sẽ không gỡ được, trừ khi sửa đổi các quy định liên quan đến phân bổ ngân sách trở về như trước tháng 11/2018.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ