Lạm phát quý 1/2021 tăng 0,29%, thấp nhất trong vòng 20 năm

Nhàđầutư
Trong thống kê mới đây của Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2021 chỉ tăng 1,16% so với cùng kỳ năm trước - mức thấp nhất kể từ năm 2016. CPI bình quân quý I/2021 cũng chỉ tăng 0,29%, mức tăng thấp nhất trong 20 năm, từ 2002.
ĐÌNH VŨ
29, Tháng 03, 2021 | 10:54

Nhàđầutư
Trong thống kê mới đây của Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2021 chỉ tăng 1,16% so với cùng kỳ năm trước - mức thấp nhất kể từ năm 2016. CPI bình quân quý I/2021 cũng chỉ tăng 0,29%, mức tăng thấp nhất trong 20 năm, từ 2002.

20210329_100805

Họp báo Tổng cục Thống kê công bố tình hình kinh tế - xã hội quý I/2021.

Đánh giá về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 3 và quý I/2021, Tổng cục Thống kê (TCTK) cho biết, do tình hình nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng sau Tết Nguyên đán giảm theo quy luật hàng năm, cùng với giá các loại thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào khiến chỉ số CPI tháng 3/2021 giảm 0,27% so với tháng trước, tăng 1,16% so với cùng kỳ - mức thấp nhất kể từ năm 2016.

CPI bình quân quý I/2021 cũng chỉ tăng 0,29% - mức tăng thấp nhất trong vòng 20 năm.

Lạm phát cơ bản tháng 3/2021 giảm 0,12% so với tháng trước và tăng 0,73% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2021 tăng 0,67% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Trong đó, đáng chú ý, chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2021 tăng 4,54% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất tăng 4,63% so với cùng kỳ 2020. Tỷ giá thương mại hàng hóa quý I/2021 giảm 0,78% so với quý IV/2020 và giảm 1,49% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá vàng tháng 3/2021 giảm 2,97% so với tháng trước; giảm 0,63% so với tháng 12/2020 và tăng 16,84% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3/2021 tăng 0,23% so với tháng trước; giảm 0,11% so với tháng 12/2020 và giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của cùng kỳ năm 2020.

Tổng cục Thống kê cho biết, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,16%, đóng góp 8,34% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,3%, đóng góp 55,96%; khu vực dịch vụ tăng 3,34%, đóng góp 35,70%.

Đáng giá về mục tiêu CPI dưới 4% năm 2021 của Quốc hội đề ra, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, TCTK cho rằng, CPI quý I/2021 là mức tăng thấp nhất 20 năm, kể từ 2002. Nhưng điều này không có nghĩa là lạm phát không có áp lực từ nay tới cuối năm.

Theo đó, áp lực lạm phát năm 2021 không hề nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh nền CPI thấp năm 2020, khi giá xăng tạo đáy. Yếu tố chính tạo nên áp lực lạm phát từ nay tới cuối năm là kinh tế toàn cầu phục hồi, khi các nước đẩy nhanh tiêm chủng phòng COVID-19. "Nền kinh tế thế giới phục hồi kéo theo nhu cầu hàng hoá, dịch vụ tăng, tạo áp lực lớn lên lạm phát", bà Oanh nói.

Cùng với đó, ngay ở trong nước, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng đang thích ứng tốt với điều kiện bình thường mới, đang trở lại hoạt động bình thường, hoạt động sôi động trở lại, nhu cầu vốn, nhiên vật liệu đều tăng lên. "Điều này thể hiện rõ qua mức tăng trưởng ước đạt 4,48%. Tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hoá, cầu trong dân được cải thiện rõ rệt", bà Oanh cho biết.

Yếu tố tiếp theo, gây áp lực lên lạm phát, theo bà Oanh là giá xăng dầu. Giá xăng dầu tăng tỷ lệ thuận với mức phục hồi của nền kinh tế. Từ đầu tới nay, Việt Nam đã 5 lần điều chỉnh giá xăng dầu, với mức tăng 11% so với tháng 12/2020. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu gấp đôi xuất khẩu. Nên việc các tổ chức quốc tế dự báo giá dầu Brent tăng khoảng 40% so với cuối 2020, dẫn tới ước tính giá xăng dầu trong nước sẽ tăng khoảng 25% trong năm 2021 và có thể tác động tăng CPI 0,9%.

Ngoài ra, việc nhiều Chỉnh phủ và các ngân hàng trung ương bơm hàng tỷ USD để cứu trợ nền kinh tế cũng đang gây áp lực lên lạm phát. Tuy nhiên, mục tiêu lạm phát năm 2021 dưới 4%, theo bà Oanh là khi có những giải pháp khéo léo thì mục tiêu này là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Theo đó, TCTK khuyến nghị, Chính phủ cần điều chỉnh giá các mặt hàng nhà nước quản lý đúng thời điểm và liều lượng.

Đánh giá về mức độ tăng trưởng GDP quý I/2021 và dự báo năm 2021, ông Lê Trung Hiếu, Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia, TCTK cho biết, từ đầu năm 2021, dịch COIVD-19 với biến thể mới ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế trong nước. Tuy nhiên, tăng trưởng quý I vẫn đạt mức 4,48%, cao hơn tăng trưởng quý I/2020 (dù quý I/2020 chưa ảnh hưởng nhiều từ dịch bệnh).

Theo ông Hiếu, điểm sáng lớn nhất của tăng trưởng quý I/2021 là công nghiệp chế biến chế tạo. Trong đó, đáng chú ý là dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh từ cuối 2020 khiến khu vực công nghiệp điện tử tăng mạnh. Nhiều sản phẩm tăng trưởng cao như thép cán, linh kiện điện thoại, tivi, ô tô… Song song với sản xuất tốt, tiêu thụ cũng khả quan. Chỉ số tiêu thụ đã tăng 5,9%, trong khi cùng kỳ 2020 chỉ tămg hơn 2%. Bên cạnh chế biến chế tạo, tăng trưởng quý I/2021 cũng được hỗ trợ lớn từ khu vực nông nghiệp, thuỷ sản với mức tăng trưởng trên 3%, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái tăng trưởng âm.

"Kết quả tăng trưởng quý I minh chứng khả năng thích nghi cú sốc của Việt Nam. Các ngành trọng điểm quý I dần lấy lại đà tăng trưởng sẽ tạo đà cho tăng trưởng quý 2 và mục tiêu cả năm 2021 là 6,5%", ông Hiếu nói.

Để đạt được mức tăng trưởng cao trong quý 2 và mục tiêu cả năm 2021, ông Hiếu cho rằng ngoài duy trì trạng thái kiểm soát tốt dịch bệnh cần ổn định tâm lý, khai thác tiềm năng tăng trưởng kinh tế mới, phát triển nông nghiệp bằng tái cơ cấu.

Cùng với đó là yêu cầu tận dụng tốt hiệp định thương mại tự do, nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị hàng hoá, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ngoài ra cũng cần thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ hơn giải ngân vốn đầu tư công. Tăng cường thúc đẩy thương mại điện tử, áp dụng Công nghệ 4.0 với sản xuất kinh doanh thời gian tới, ông Hiếu nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ