Lãi 'khủng' như BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ

Nhàđầutư
Đặt trong bối cảnh nhiều dự án BOT báo lỗ, thậm chí lỗ đậm thì mức lãi rất lớn của dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ là điểm nhấn đáng chú ý.
KHÁNH AN
17, Tháng 10, 2020 | 11:53

Nhàđầutư
Đặt trong bối cảnh nhiều dự án BOT báo lỗ, thậm chí lỗ đậm thì mức lãi rất lớn của dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ là điểm nhấn đáng chú ý.

bot-phap-van-cau-gie-1501

Trạm thu phí trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ được thực hiện theo hình thức BOT (Xây dựng – vận hành – chuyển giao) có tổng mức đầu tư 6.732 tỷ đồng, khởi công vào tháng 7/2014. Giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác và thu phí từ tháng 10/2015, dự kiến thực hiện thu phí trong 17 năm 2 tháng 18 ngày.

Doanh nghiệp dự án là CTCP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, là liên doanh giữa CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Minh Phát (Minh Phát), Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1-Công ty CP (Cienco1) và CTCP Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành (Phương Thành Tranconsin), với tỷ lệ góp vốn theo thứ tự là 65%, 18%, 17%. 

Dẫu vậy, sau khi bắt tay với nhau để thực hiện dự án thì các bên trong liên danh chủ đầu tư này đã xảy ra mâu thuẫn, Cienco1 vào đầu năm 2017 còn tuyên bố và ra hẳn Nghị quyết HĐQT về việc sẽ rút khỏi dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ và chuyển nhượng toàn bộ 18% vốn cho Phương Thành Tranconsin.

Tuy nhiên đến đầu tháng 8/2020, HĐQT Cienco 1 bất ngờ ra Nghị quyết dừng chuyển nhượng phần vốn sở hữu tại CTCP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ. 

Chưa rõ tại sao Cienco 1 lại thay đổi kế hoạch, song cần phải nhấn mạnh rằng, với lợi thế khai thác tuyến đường cửa ngõ phía Nam của Hà Nội, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là dự án BOT có hiệu quả sinh lời ấn tượng bậc nhất, thậm chí báo lãi "khủng" ngay từ năm thứ hai triển khai thu phí.

Screen Shot 2020-10-17 at 11.34.21 AM

 

Cụ thể, theo dữ liệu của Nhadautu.vn, trong năm 2016, dự án đạt doanh thu thuần trên 560 tỷ đồng, lợi nhuận thuần hơn 342 tỷ đồng, tăng mạnh lên 465 tỷ đồng năm 2017, trong khi doanh thu cũng thuần cũng tăng lên gần 690 tỷ đồng. 

Kết quả kinh doanh tiếp tục duy trì tích cực trong 2018, trước khi lợi nhuận thuần bất ngờ sụt giảm năm 2019 còn 265,4 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ đạt mức 5.970 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 2.071 tỷ đồng. Đáng chú ý, đặt cạnh vốn góp chủ sở hữu là 823 tỷ đồng, thì nhiều khả năng BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ tới cuối năm ngoái đang tích luỹ được khối lợi nhuận sau thuế chưa phân phối khổng lồ, khoảng 1.200 tỷ đồng.

Giả thiết này càng thêm có cơ sở, khi mà các cổ đông của BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ dường như chưa được chia lợi nhuận từ dự án. Cụ thể, Minh Phát 4 năm gần đây chưa phát sinh doanh thu lẫn lợi nhuận, còn Phương Thành Tranconsin trong năm 2019 thu về 38,5 tỷ đồng lợi nhuận thuần và doanh thu thuần ở mức 847,7 tỷ đồng, con số này đã giảm rất nhiều so với hơn 1.700 tỷ đồng doanh thu vào năm trước đó. Với Cienco1, doanh thu thuần năm 2019 giảm 59% về 543,6 tỷ đồng, lãi sau thuế 12,4 tỷ đồng. 

Đặt trong bối cảnh nhiều dự án BOT lớn đều báo lỗ do nguồn thu phí thấp hơn nhiều so với phương án tài chính ban đầu, thì khoản lợi nhuận "khủng" của dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ là một điểm nhấn đáng chú ý.

Screenshot (168)

Đồ họa Khánh An/Nhadautu.vn.

Như Nhadautu.vn đã đề cập ở bài viết gần đây, Tổng công ty Phát triển Hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi), chủ đầu tư tuyến cao tốc huyết mạch Hà Nội - Hải Phòng mỗi năm báo lỗ hàng nghìn tỷ đồng, trong năm 2019 số lỗ là 1.200 tỷ đồng. Hay như dự án cầu Bạch Đằng (Quảng Ninh, có tổng mức đầu tư lên tới 7.277 tỷ đồng) cũng đã phải gửi văn bản kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ vì đứng trước nguy cơ phá sản. Trong năm 2019, doanh thu thuần của chủ BOT Bạch Đằng chỉ vỏn vẹn là 188,5 tỷ đồng, nhưng lỗ sau thuế đã lên đến 355,7 tỷ đồng.

Danh sách dự án BOT thua lỗ còn BOT Biên Cương (Hạ Long - Vân Đồn), BOT Đường tránh TP Đồng Hới, BOT Bắc Giang-Lạng Sơn, BOT Thái Nguyên Chợ Mới, BOT Phú Hà, BOT Cần Thơ Phụng Hiệp, BOT cầu Việt Trì và BOT Quốc lộ 6 Hòa Bình, với khoản lỗ từ chục tỷ đến hàng trăm tỷ đồng trong năm 2019 của các doanh nghiệp dự án. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ