Kinh tế Việt Nam sẽ phải trả giá đắt nếu ngủ quên trên chiến thắng
Không phủ nhận những thành tựu “vượt khó” của nền kinh tế trong năm 2020, nhưng các chuyên gia kinh tế đã sớm cảnh báo nền kinh tế năm 2021 sẽ phải tiếp tục đối mặt nhiều thách thức, ít nhất là trong 6 tháng đầu năm.

Kinh tế 2021 có thể tăng trưởng 6,46%
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa công bố 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2021 tại hội thảo "Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Cải cách, hội nhập và phát triển bền vững", được tổ chức sáng nay (15/1), tại Hà Nội. Theo đó, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế 5,98% hoặc 6,46% tùy theo các kịch bản. Mức tăng trưởng cao hay thấp được cơ quan này nhận định chủ yếu dựa vào tăng trưởng xuất khẩu trong năm nay.
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho biết, dự báo này được đưa ra dựa trên ba cơ sở. Thứ nhất, đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, đúng thời điểm đang hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nên kịp cho việc điều chỉnh những đánh giá, yêu cầu và giải pháp cho giai đoạn chiến lược tới.
Thứ hai, diễn biến phức tạp và kéo dài của đại dịch COVID-19 buộc phải nhìn nhận các yêu cầu cải cách đủ sâu rộng trong thời gian tới, thay vì tư duy "chờ qua dịch rồi mọi thứ sẽ bình thường trở lại".
Thứ ba, nhiều yêu cầu cải cách hậu COVID-19 thực ra không mới; đại dịch COVID-19 ít nhiều giúp đẩy nhanh các cải cách này. Nổi bật và rõ nét nhất là chuyển đổi số, khi những chuyển biến trong năm 2020 được cho là nhiều hơn cả các năm trước cộng lại…
Phân tích kỹ hơn về các yếu tố tác động, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM) cho rằng, cần tiếp tục theo dõi diễn biến dịch COVID-19 và có biện pháp phòng chống phù hợp. Theo đó, cải cách kinh tế hậu COVID-19 phải là một phần của kế hoạch phục hồi tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập với các cam kết trong FTA đã ký, mặt khác chủ động đóng góp vào xây dựng luật chơi chung trong các khối Việt Nam đã tham gia như WTO, APEC…
Các chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo đồng tình với các cơ sở mà CIEM đưa ra, nhưng đồng thời cũng khuyến nghị cần chú trọng nghiên cứu thêm một số yếu tố sẽ có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế (bên cạnh các yếu tố đã nêu trong báo cáo như đầu tư, xuất khẩu, tỷ giá, lãi suất…) để có thể đưa ra dự báo sát hơn như biến đổi khí hậu, cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế số, thương mại điện tử…
Đặc biệt, một số chuyên gia có cùng lưu ý rằng, cần phải chú trọng hơn tới phát triển nông nghiệp. “Chưa quốc gia nào giàu từ phát triển nông nghiệp, nhưng trong một thế giới bất định và dịch bệnh hoành hành như hiện nay, nông nghiệp sẽ là trụ đỡ để giúp ổn định kinh tế - xã hội”, TS. Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng CIEM lưu ý.

Toàn cảnh Hội thảo
Nền kinh tế sẽ phải trả giá nếu chủ quan
Phát biểu tại hội thảo, PGS-TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tỏ ra không mấy lạc quan với kết quả Việt Nam đã đạt được trong năm 2020 và triển vọng 2021. Vị Viện trưởng cho rằng, đánh giá một cách khách quan, dù Việt Nam tăng trưởng gần 3% nhưng chưa có chuyển biến nhiều về chất, cùng với đó, các biện pháp Chính phủ đang áp dụng như đẩy mạnh đầu tư công chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể xem là biện pháp căn cơ.
“Thành công lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020 là khống chế được dịch COVID-19. Thành công này có được một phần là do thể chế của nước ta cho phép sử dụng những biện pháp cứng rắn để khoanh dịch, dập dịch. Tác động từ dịch bệnh tới nước ta ít hơn các nước khác nên mức độ chịu ảnh hưởng cũng ít hơn các nước khác là điều tất nhiên, không nên quá tự mãn”, PGS-TS. Bùi Quang Tuấn nói.
Dù trong báo cáo của mình, CIEM đã đưa ra bốn rủi ro nền kinh tế sẽ phải đối mặt trong năm 2021, đó là khả năng tiếp cận vaccine; sự phục hồi kinh tế không đồng đều ở các thị trường đối tác; xu hướng nới lỏng tiền tệ và giảm giá đồng nội tệ ở nhiều nước châu Á; gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại ở các nước nhập khẩu, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng như vậy là chưa đủ.
Đồng quan điểm với TS. Bùi Quang Tuấn, TS. Lê Xuân Bá cũng khá dè dặt khi cho rằng, những thành tựu đạt được trong năm 2020 là không thể phủ nhận, nhưng cũng đừng quá chủ quan, thỏa mãn, nếu không nền kinh tế sẽ phải trả giá đắt.
Nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, trong năm 2020 chúng ta đã có một số chính sách chưa chuẩn xác và đã phải trả giá. “Chỉ cần một chính sách sai khiến dịch bệnh bùng phát trở lại, kinh tế có thể phải đánh đổi nhiều lần để khắc phục hậu quả, do vậy, không nên tham bát mà bỏ mâm”, TS. Lê Xuân Bá nói.
Về các biện pháp cho năm nay, tiến sỹ cho rằng, vẫn phải thực hiện “mục tiêu kép” như Thủ tướng Chính phủ đã phát động, đó là vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
“Trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều biện pháp đã được các chuyên gia kinh tế đưa ra để phục hồi và phát triển kinh tế như đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu dùng, du lịch, đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân… Tuy nhiên, tôi cho rằng giải pháp căn cơ nhất vẫn là cải cách thể chế với việc ban hành luật pháp, chính sách kịp thời, phù hợp; tinh gọn bộ máy Nhà nước và đơn giản hóa thủ tục hành chính; tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Thực hiện được điều này sẽ góp phần thực hiện tốt tất cả các biện pháp trên”, vị chuyên gia kinh tế phát biểu.
Tăng trưởng về lượng đi kèm với sự chuyển biến rõ rệt về chất là điều đang được nhiều chuyên gia kỳ vọng. 2021 được dự báo sẽ là một năm phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế. “Đó sẽ là sự phục hồi gắn với thương mại, đầu tư, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, tăng trưởng xanh, sẽ là sự phục hồi trong thay đổi, phục hồi trong bất định, phục hồi trong thích ứng…”, TS. Võ Trí Thành đánh giá.
- Cùng chuyên mục
2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI
Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong là hai khu công nghiệp chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu thu hút đầu tư mạnh mẽ và tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp bền vững.
Đầu tư - 26/03/2025 17:07
FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc
Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.
Công nghệ - 26/03/2025 17:02
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.
Đầu tư - 26/03/2025 14:49
Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật
Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 14:19
Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam
Tại Việt Nam, những khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã và đang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Singapore.
Đầu tư - 26/03/2025 11:34
Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp
Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…
Bất động sản - 26/03/2025 11:00
Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?
Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao creanza do CTCP vật liệu công nghệ cao Creanza làm chủ đầu tư với quy mô 2.187 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 09:43
Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?
Giới quan sát nhận định Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế quan của Washington, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để tránh kịch bản bị áp thuế.
Đầu tư - 26/03/2025 09:39
Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế
Tập đoàn Đạt Phương khởi công Nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở TP. Huế với có quy mô 12,18ha, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 25/03/2025 20:29
Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Để năm 2025 kinh tế tăng trưởng 2 con số, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đầu tư - 25/03/2025 15:46
Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa
Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm (tại Khánh Hòa) có tổng vốn hơn 260.000 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đầu tư - 25/03/2025 15:18
Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng
Liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco, Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Nhất Huy, CTCP Xây dựng Công trình Thủy Hà Nội và CTCP Chiếu sáng công cộng sẽ thi công dự án hơn 280 tỷ ở Đà Nẵng.
Đầu tư - 25/03/2025 10:00
Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam
Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km các đoạn tuyến trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đầu tư - 25/03/2025 07:02
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
Sáp nhập các tỉnh thành có thể tạo "cú hích" lớn cho thị trường bất động sản, là cơ hội cho những nhà đầu tư muốn đặt cược vào thị trường. Nhưng, "cuộc chơi" này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, để lại những thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.
Đầu tư - 24/03/2025 13:03
Đà Nẵng hoàn thành chung cư xã hội hơn 220 tỷ cho người có công
Chung cư xã hội cho người có công với cách mạng tại đường Vũ Mộng Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 223 tỷ đồng, đã hoàn thành và đang thực hiện các thủ tục để bàn giao đưa vào sử dụng.
Đầu tư - 24/03/2025 10:27
Khi Việt Nam là đích đến của các nhà đầu tư nước ngoài
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục coi Việt Nam là "đích đến". Nhưng quan trọng là làm sao để các kế hoạch đó được hiện thực hóa, qua đó tiếp thêm động lực tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam.
Đầu tư - 24/03/2025 09:05
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 4 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago