Kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi trong bất định

MINH TUẤN
08:22 01/09/2024

Nền kinh tế thế giới đã có sự phục hồi ấn tượng sau đại dịch COVID-19, nhưng những diễn biến địa chính trị và quyết định từ các ngân hàng trung ương lớn cho thấy còn nhiều bất định và rủi ro đang chực chờ.

Gam màu tươi sáng hơn

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu công bố ngày 11/6, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định tăng trưởng toàn cầu đang ổn định trở lại nhưng với tốc độ yếu. WB dự báo nền kinh tế thế giới tăng trưởng 2,6% trong năm nay, tương tự năm 2023. Dự báo mới tăng 0,2 điểm phần trăm so với mức mà WB đưa ra hồi tháng 1/2024, phần lớn nhờ vào sự cải thiện của kinh tế Mỹ.

WB đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2024 cho các nền kinh tế phát triển thêm 0,3 điểm phần trăm lên 1,5%. Theo WB, nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm nay, cao hơn 0,9 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1/2024. Ngân hàng này cũng nâng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc thêm 0,3 điểm phần trăm lên 4,8% trong năm nay.

Kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi trong năm 2024. Ảnh: Freepik.

Lạc quan hơn, trong báo cáo cập nhật Triển vọng Kinh tế Thế giới vào tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu ở mức 3,2% trong năm nay và nhích lên 3,3% trong năm tới, không đổi so với dự phóng mà IMF đưa ra hồi tháng 4.

Theo IMF, khối các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng, với mức dự báo là 4,3% trong cả năm 2024 và 2025. Trong số đó, IMF nâng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc của cả 2 năm thêm 0,4 điểm phần trăm lên tương ứng 5% và 4,5%. Đáng chú ý, nền kinh tế tỷ dân thứ hai là Ấn Độ được dự báo tăng trưởng 7% năm 2024 và 6,5% năm 2025.

Tương tự, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thể hiện sự lạc quan thận trọng. OECD đánh giá triển vọng toàn cầu đã hé sáng, dù tốc độ tăng trưởng vẫn khiêm tốn và rủi ro địa chính trị vẫn phủ bóng. Cơ quan này dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu ở mức 3,1% trong năm nay, không đổi so với năm 2023, và nhích tăng 3,2% trong năm sau nhờ lãi suất chính sách giảm.

Rủi ro tiềm ẩn và những cú sốc khó lường

Theo giới chuyên gia, dù nền kinh tế thế giới đã vững vàng hơn, song nhiều rủi ro vẫn còn tiềm ẩn phía trước.

IMF cảnh báo cuộc chiến hạ nhiệt lạm phạt trên toàn cầu sẽ còn dai dẳng, buộc các ngân hàng trung ương phải giữ lãi suất ở mức cao lâu hơn dự kiến. Điều này thể hiện rõ ở Mỹ, lạm phát cao khiến Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chưa quyết định cắt giảm lãi suất như kỳ vọng, thậm chí thị trường nhận định Fed chỉ hạ lãi suất 1-2 lần trong năm nay, so với 6 lần được dự báo vào cuối năm ngoái. Do lo ngại đồng nội tệ mất giá so với đôla Mỹ, ngân hàng trung ương của một số nền kinh tế mới nổi còn chần chừ chưa hạ lãi suất.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã lần đầu hạ lãi suất trong tháng 6/2024 kể từ năm 2019. Tuy nhiên, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết cơ quan này cần thêm thời gian để khẳng định lạm phát đang quay về mức mục tiêu 2% và các số liệu kinh tế tích cực cho thấy việc tiếp tục hạ lãi suất hiện không phải là yêu cầu cấp bách.

Trong báo cáo mới nhất, OECD đánh giá rủi ro tổng thể đối với triển vọng tăng trưởng đang trở nên cân bằng hơn, nhưng sự thiếu chắc chắn vẫn hiện hữu. Căng thẳng địa chính trị vẫn là rủi ro bất lợi đáng kể trong ngắn hạn, đặc biệt là nếu các cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông leo thang và gây gián đoạn thị trường năng lượng và tài chính. Lạm phát có thể duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn, dẫn đến việc giảm lãi suất chính sách chậm hơn dự kiến. Ngoài ra, tăng trưởng của Trung Quốc có thể không như kỳ vọng, do thị trường bất động sản vẫn èo uột.

Cú “sập” của thị trường chứng khoán toàn cầu hôm 5/8 là một lời nhắc nhở cho nhà đầu tư về “hiệu ứng cánh bướm”, và rằng thị trường tài chính thế giới mong manh ra sao trước bất kỳ quyết định nào do một ngân hàng trung ương lớn đưa ra. Trong phiên đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã giảm hơn 12%, mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ năm 1987. “Cơn sóng thần” bán tháo lan sang các thị trường khác như Hàn Quốc, châu Âu, châu Á, và Mỹ.

Nguyên nhân kích hoạt đợt “sụt hố” là lo ngại về khả năng kinh tế Mỹ suy thoái, áp lực xả hàng các cổ phiếu công nghệ sau một đợt tăng mạnh, và đặc biệt là sự đảo ngược giao dịch chênh lệch giá giữa đồng USD và đồng yên Nhật (còn gọi là carry trade) sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất ngày 31/7. Sau phiên rung lắc mạnh, BoJ đã phải lên tiếng trấn an rằng cơ quan này sẽ “không nâng lãi suất chính sách chừng nào thị trường tài chính và vốn chưa ổn định”.

Trong khi giới phân tích còn đang tranh luận về quy mô các giao dịch carry trade đồng yen và liệu còn bao nhiêu tỷ USD giao dịch này chờ đóng vị thế, thì một số khác thậm chí đã điểm tên đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có thể là đồng tiền tiếp theo kích hoạt hiệu ứng tương tự.

Trước số liệu thị trường lao động Mỹ kém khả quan trong tháng 7, các nhà kinh tế thuộc các ngân hàng lớn tại Phố Wall gồm Bank of America, Barclays, Citigroup, Goldman Sachs và JPMorgan Chase & Co đều nhận định Fed sẽ hạ lãi suất sớm hơn, với quy mô lớn và với nhiều lần cắt giảm hơn. Đơn cử, các chuyên gia của Citigroup dự báo Fed sẽ hạ lãi suất 0,5 điểm phần trăm/lần trong tháng 9 và 11, và 0,25 điểm phần trăm vào tháng 12.

Ngày 23/8 (giờ Mỹ), Chủ tịch Fed Jerome Powell đưa ra nhiều dấu hiệu cho thấy cơ quan này sắp hạ lãi suất trong tháng 9, còn thời điểm và tốc độ hạ lãi suất sẽ phụ thuộc vào dữ liệu đầu vào, đánh giá triển vọng vẫn đang thay đổi và việc cân bằng các rủi ro.

Dữ liệu từ sàn giao dịch CME tuần qua cho thấy giới đầu tư đang kỳ vọng Fed hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm mỗi lần trong hai lần họp tới, diễn ra vào tháng 9 và tháng 11. Fed có thể giảm mạnh hơn, có thể ở mức 0,5 điểm phần trăm, vào tháng 12.

Ông Jamie Dimon, CEO của JPMorgan – ngân hàng lớn nhất Mỹ về quy mô tài sản, hôm 7/8 đưa ra nhận định khả năng hạ cánh mềm của kinh tế Mỹ chỉ là 35-40%, nghĩa là kịch bản suy thoái có xác suất lớn hơn. Vị CEO này chỉ ra một loạt bất ổn, bao gồm địa chính trị, thâm hụt ngân sách, chi tiêu liên bang, quá trình thắt chặt tiền tệ và bầu cử tổng thống.

Tương tự, các nhà kinh tế tại Goldman Sachs – ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới – cho rằng xác suất kinh tế Mỹ suy thoái trong 12 tháng tới đang tăng từ 15% lên 25%. Họ cho rằng nền kinh tế Mỹ “về tổng thể vẫn ổn”, Fed có nhiều dư địa để hạ lãi suất và có thể hành động nhanh chóng nếu các số liệu sắp công bố cho thấy các điều kiện kinh tế đang xấu đi.

Còn đó nhiều nỗi lo từ những diễn biến tại chính trường Mỹ từ nay đến cuối năm và đầu năm sau. Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump mới đây lên tiếng rằng người đứng đầu Nhà Trắng cần có ảnh hưởng tới các quyết định của Fed, một chỉ dấu cho thấy ông Trump muốn “xâm phạm” tính độc lập của ngân hàng trung ương Mỹ nếu đắc cử.

Liệu thế giới có phải tiếp tục chứng kiến những quyết định “vô tiền khoáng hậu” của ông Trump như khi ông nắm quyền trong giai đoạn 2017-2021 sẽ là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Thế nhưng, ngay từ bây giờ, giới quan sát và Phố Wall đã tính đến khả năng có một cuộc thương chiến thứ hai giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nên nhớ rằng, sau khi trở thành ông chủ Nhà Trắng 1 năm, ông Trump đã phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc với việc áp thuế nhập khẩu lên tới 25% với 350 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc. Bắc Kinh sau đó trả đũa bằng cách cũng áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa Mỹ.

Ngoài ra, “chảo lửa” Trung Đông vẫn chực bùng phát khi một bên là Israel và bên kia là Iran và lực lượng Hezbollah đang cân nhắc các đòn tấn công vào đối phương mà vẫn kiểm soát được xung đột. Nếu căng thẳng leo thang và nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện ở khu vực, nguồn cung dầu mỏ từ Trung Đông sẽ bị gián đoạn và tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, trong đó các nỗ lực kiểm soát lạm phát sẽ “đổ sông đổ biển”.

Tiến sỹ Hồ Quốc Tuấn, giảng viên cao cấp chuyên ngành Tài chính – Kế toán, Đại học Bristol, Anh, nhắc lại nhận định của JPMorgan cho rằng thị trường chứng khoán Mỹ đang ở “thời kỳ con gấu”, và cần giảm thêm 8% nữa mới hấp dẫn. Trong khi đó, còn một lượng lớn giao dịch carry trade đồng yen chưa được đóng vị thế, nghĩa là nếu đồng yen tăng giá trở lại thì thị trường còn một cú bổ nhào nữa. Tin tốt là lợi nhuận của các công ty niêm yết Mỹ vẫn ổn, còn lo ngại suy thoái chỉ là thoáng qua.

  • Cùng chuyên mục
Đầu tư của Việt Nam tại Lào: Hai 'nút thắt' cần được ưu tiên tháo gỡ

Đầu tư của Việt Nam tại Lào: Hai 'nút thắt' cần được ưu tiên tháo gỡ

Năm 2024, vốn đăng ký đầu tư sang Lào tăng hơn 62% so với năm 2023, tuy nhiên có hai "nút thắt" cần được ưu tiên tháo gỡ…

Đầu tư - 09/01/2025 17:42

Dự án FDI gần 2,58 tỷ USD giúp công nghiệp Khánh Hòa tăng tốc

Dự án FDI gần 2,58 tỷ USD giúp công nghiệp Khánh Hòa tăng tốc

Việc Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 với tổng mức đầu tư gần 2,58 tỷ USD của Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đi vào vận hành góp phần đưa tổng giá trị sản phẩm ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa năm 2024 tăng 18,5% so với năm 2023.

Đầu tư - 09/01/2025 17:13

Sau khi đạt đỉnh 8 năm, giá chung cư Hà Nội không còn 'sốt nóng'

Sau khi đạt đỉnh 8 năm, giá chung cư Hà Nội không còn 'sốt nóng'

Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, đà tăng giá chung cư Hà Nội chững lại, ổn định hơn, không còn tình trạng sốt nóng như thời gian qua.

Bất động sản - 09/01/2025 14:48

'Việt Nam đang quá thận trọng trong chi tiêu và vay nợ'

'Việt Nam đang quá thận trọng trong chi tiêu và vay nợ'

IMF dự báo tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam chỉ ở mức 31%, bằng chưa đến 1/3 chỉ số của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á vào năm 2029.

Đầu tư - 09/01/2025 10:33

Kinh tế tăng tốc, Việt Nam có đà thăng hạng lên nước thu nhập trung bình cao

Kinh tế tăng tốc, Việt Nam có đà thăng hạng lên nước thu nhập trung bình cao

Kinh tế Việt Nam tăng tốc, vượt mục tiêu đặt ra cho năm 2024, giúp quy mô GDP có thể vượt Singapore sớm hơn so với các dự báo của quốc tế. Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng nhanh và kỳ vọng sớm lọt nhóm nước thu nhập trung bình cao.

Đầu tư - 09/01/2025 09:03

Chuyên gia UOB: Nếu chỉ dựa vào thương mại, Việt Nam khó đạt tăng trưởng GDP 2 con số

Chuyên gia UOB: Nếu chỉ dựa vào thương mại, Việt Nam khó đạt tăng trưởng GDP 2 con số

Chuyên gia UOB cảnh báo việc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu có thể khiến Việt Nam gặp rủi ro lớn khi đối tác thương mại gặp trục trặc kinh tế như trong giai đoạn COVID-19.

Đầu tư - 09/01/2025 08:54

Đầu tư của Việt Nam tại Lào đạt kết quả tích cực

Đầu tư của Việt Nam tại Lào đạt kết quả tích cực

Một số dự án lớn trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam được thúc đẩy triển khai tại Lào như: Dự án Năng lượng gió Trường Sơn, Xekaman 3, Tập đoàn Việt Phương;..

Đầu tư - 09/01/2025 08:51

Chuyên gia mách nước tránh bẫy lừa đảo đầu tư siêu lợi nhuận

Chuyên gia mách nước tránh bẫy lừa đảo đầu tư siêu lợi nhuận

Nhà đầu tư cần tỉnh táo trước những lời mời gọi đầu tư siêu lợi nhuận, đặt câu hỏi về mô hình kinh doanh của đối tượng để tạo ra mức lợi nhuận cao trong thời gian ngắn.

Đầu tư thông minh - 09/01/2025 08:17

Cẩn trọng 'FOMO' cổ phiếu theo sóng thoái vốn

Cẩn trọng 'FOMO' cổ phiếu theo sóng thoái vốn

Thoái vốn Nhà nước luôn là câu chuyện thu hút nhà đầu tư quan tâm. Nhiều cổ phiếu có thông tin thoái vốn đã tăng rất mạnh nhưng sau đó cũng giảm rất sâu.

Đầu tư thông minh - 09/01/2025 07:00

Ngành chứng khoán bứt phá đón cơ hội

Ngành chứng khoán bứt phá đón cơ hội

Ngành chứng khoán Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ khi quy mô thị trường tăng trưởng nhanh chóng, đồng thời, việc chạy đua thị phần vẫn diễn ra sôi động.

Đầu tư thông minh - 09/01/2025 07:00

Long An hút FDI hơn 12.000 tỷ đồng

Long An hút FDI hơn 12.000 tỷ đồng

Cục Thống kê tỉnh Long An cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Long An là hơn 12.426 tỷ đồng, tăng 17,44%.

Đầu tư - 08/01/2025 22:32

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT nêu các động lực đưa tăng trưởng kinh tế năm 2025 tiến lên 2 con số

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT nêu các động lực đưa tăng trưởng kinh tế năm 2025 tiến lên 2 con số

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm, với quyết tâm cao, mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% hoàn toàn khả thi.

Đầu tư - 08/01/2025 21:30

Làm gì để hiện thực hóa 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025?

Làm gì để hiện thực hóa 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025?

Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành hơn 100.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, đây là vấn đề không đơn giản bởi, năm 2024, mục tiêu hoàn thành 130.000 căn đã không được Bộ Xây dựng và các địa phương hoàn thành.

Đầu tư - 08/01/2025 14:53

Tiềm lực chủ dự án bến cảng tổng hợp 934 tỷ tại Quảng Trị

Tiềm lực chủ dự án bến cảng tổng hợp 934 tỷ tại Quảng Trị

CTCP Cảng tổng hợp Nam Cửa Việt vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Trị việc đầu tư dự án xây dựng bến cảng tổng hợp Nam Cửa Việt và khu kho bãi, hậu cần cảng với tổng mức đầu tư hơn 934 tỷ đồng.

Đầu tư - 08/01/2025 13:24

Dự án hơn 182 tỷ 'xông đất' Bình Định trong năm 2025

Dự án hơn 182 tỷ 'xông đất' Bình Định trong năm 2025

Những ngày đầu năm 2025, Bình Định đã thu hút dự án mở rộng nhà máy chế biến gỗ nội - ngoại thất cao cấp Đức Toàn Bình Định của Công ty TNHH Đức Toàn Bình Định, tổng vốn đầu tư hơn 182 tỷ đồng.

Đầu tư - 08/01/2025 11:21

EuroCham: 'Doanh nghiệp châu Âu ngày càng tự tin vào triển vọng kinh tế Việt Nam'

EuroCham: 'Doanh nghiệp châu Âu ngày càng tự tin vào triển vọng kinh tế Việt Nam'

Chỉ số Niềm tin kinh doanh tại Việt Nam đạt mức cao nhất trong hơn hai năm qua, theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam.

Đầu tư - 08/01/2025 10:22