Kinh tế thế giới phục hồi, tăng trưởng GDP Việt Nam dự báo vượt 7%
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam 9 tháng phục hồi tích cực, TS. Cấn Văn Lực dự báo, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng trên 7%.
TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV vừa có báo cáo về Bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng và dự báo cả năm 2024-2025.
Theo đó, nhóm nghiên cứu cho rằng, với đà phục hồi kinh tế thế giới (tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2024-2025 có thể đạt mức 2,6-3,2%, tương đương năm 2023; thương mại và dòng vốn FDI toàn cầu phục hồi ở mức tăng 2-3% năm 2024-2025) cùng với kết quả phát triển kinh tế - xã hội khả quan trong 9 tháng đầu năm của Việt Nam, dự báo kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,8-7% cả năm 2024 (kịch bản cơ sở), tăng 0,3 điểm % so với dự báo tháng 6/2024 hoặc có thể khả quan hơn, trên 7% (kịch bản tích cực).
Theo tính toán của Nhóm nghiên cứu, để đạt được mức tăng trưởng 6,8-7% năm 2024, thì GDP quý IV cần tăng 6,8-7,8%. Nếu tiếp đà tăng trưởng cao của năm 2024, các động lực tiếp tục được thúc đẩy, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 có thể đạt 6,7-7%, tương đương năm 2024.
Về lạm phát, nhóm nghiên cứu cho rằng, áp lực lạm phát trong 3 tháng cuối năm 2024 dự báo sẽ tăng nhẹ do cả yếu tố chi phí đẩy (giá cả thế giới còn biến động, nhất và giá dầu và chi phí logistics còn cao; hiệu ứng tăng giá của các mặt hàng do Nhà nước quản lý như tiền điện, học phí, tăng lương…) và cả yếu tố cầu kéo (cung tiền và vòng quay tiền dự báo tăng cao hơn năm 2023 và cao hơn các quý trước cùng với đà phục hồi kinh tế).
Tuy nhiên, lạm phát cả năm 2024 vẫn trong tầm kiểm soát và không đáng quan ngại nhờ lạm phát toàn cầu đang hạ nhiệt (như nêu trên) và cộng hưởng của các yếu tố hỗ trợ kiềm chế lạm phát như đảm bảo nguồn cung hàng hóa - dịch vụ thiết yếu; vòng quay tiền ở mức vừa phải (khoảng 0,7 lần), tỷ giá, lãi suất cơ bản ổn định và phối hợp chính sách ngày càng tốt hơn. CPI bình quân dự báo tăng 3,8-4,2% cả năm 2024 và 3,5-4% năm 2025.
Sáu rủi ro, thách thức
Dù nền kinh tế có nhiều tín hiệu khả quan nhưng TS. Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu vẫn nhấn mạnh 6 rủi ro mà nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt trong 3 tháng cuối năm và năm 2025, gồm:
Một là, rủi ro, thách thức từ bên ngoài vẫn hiện hữu như: Khủng hoảng địa chính trị gia tăng, khó đoán định (đặc biệt xung đột tại Ukraina, Trung Đông…); cạnh tranh chiến lược về thương mại, công nghệ giữa các nước lớn còn phức tạp; rủi ro thay đổi về chính sách đối ngoại, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội sau các cuộc bầu cử tại Mỹ và một số nước châu Âu, châu Á; lạm phát có thể giảm chậm hơn so với dự kiến do giá cả hàng hóa và năng lượng toàn cầu bị ảnh hưởng bởi căng thẳng địa chính trị, bảo hộ thương mại; nguy cơ rủi ro an ninh năng lượng, lương thực và thiên tai, khí hậu cực đoan vẫn thường trực.
Hai là, ảnh hưởng, thiệt hại bởi cơn bão số 3 cần thời gian để khắc phục. Tổng thiệt hại kinh tế ước tính sơ bộ tính là 81,8 nghìn tỷ đồng (tương đương 0,8%GDP năm 2023 theo giá hiện hành), gấp 6,7 lần thiệt hại thiên tai của năm 2023 và cao hơn tổng thiệt hại do thiên tai của cả ba năm 2021-2023. Có 94 nghìn khách hàng và khoảng 165 nghìn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng tại 26 tỉnh, chiếm khoảng 1% tổng dư nợ của nền kinh tế, làm tăng nguy cơ nợ xấu. Theo Nhóm Nghiên cứu, tăng trưởng GDP năm 2024 ước giảm khoảng 0,22 điểm % so với kịch bản không có bão này.
Ba là, các động lực tăng trưởng truyền thống phục hồi nhưng chưa đồng đều, còn ở mức thấp so với trước dịch và chưa bền vững. Trong đó, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ loại trừ yếu tố giá tăng 5,8% chỉ bằng khoảng 60% mức tăng trung bình của cùng kỳ giai đoạn trước dịch 2018-2019 (9%). Tiêu dùng cuối cùng tăng 6,18%, cao hơn mức tăng 3% cùng kỳ năm 2023, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 7,26% cùng kỳ năm 2023 và trước dịch (7,2% cùng kỳ năm 2019).
Bên cạnh đó, thể chế cho các động lực tăng trưởng mới, nhất là thể chế cho phát triển liên kết vùng, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi năng lượng (đặc biệt là cơ chế thử nghiệm sandbox cho Fintech và các nền tảng số; danh mục phân loại xanh, Đề án phát triển thị trường tín chỉ carbon; tiêu chí đo lường quy mô, đóng góp của kinh tế số theo chuẩn quốc tế…) còn chậm ban hành so với yêu cầu phát triển.
Bốn là, hoạt động doanh nghiệp còn nhiều khó khăn dù đã dịu bớt. Trong 9 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp gia nhập thị trường đạt gần 183 nghìn DN, gấp 1,11 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (163,8 nghìn DN), tuy nhiên số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn vẫn tăng 14,7% so với cùng kỳ do các vướng mắc về pháp lý (đặc biệt là thị trường đất đai, BĐS); áp lực tài chính (đáo hạn nợ vay và nợ trái phiếu doanh nghiệp) và chi phí đầu vào vẫn ở mức cao (chi phí logistics, tiền điện, lương nhân công tăng…).
Năm là, nợ xấu tăng và còn vướng mắc khi xử lý. Theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến hết tháng 7/2024 ở mức 4,75%, cao hơn mức 4,55% cuối năm 2023 và 2% cuối năm 2022. Nợ xấu có thể tiếp tục gia tăng khi quy mô dư nợ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 lên tới 165 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 1,12% tổng dư nợ của nền kinh tế, chưa kể lượng nợ cơ cấu lại đang là trên 2% tổng dư nợ.
Sáu là, cơ cấu lại nền kinh tế, gồm cả các DNNN và các tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm so với yêu cầu. Tiến trình cơ cấu lại, cổ phần hóa và thoái vốn DNNN còn chậm; việc cơ cấu lại, xử lý dứt điểm các TCTD yếu kém còn chậm so với yêu cầu do quy trình, thủ tục phức tạp, khó khăn trong định giá tài sản và tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp. Sự chậm trễ này làm tăng nợ xấu, nợ tồn đọng trong nền kinh tế khiến việc phân bổ nguồn lực khó đạt hiệu quả cao và chi phí tốn kém, đòi hỏi quyết liệt hơn thời gian tới.
- Cùng chuyên mục
TP.HCM muốn làm 355 km metro trong 10 năm, vượt kế hoạch Bộ Chính trị giao
Từ nay đến năm 2035, TP.HCM đặt mục tiêu thực hiện 355 km đường sắt đô thị, với tổng vốn đầu tư khoảng 40 tỷ USD. Như vậy, so với Kết luận 49 của Bộ Chính trị, TP.HCM đã nâng số km hoàn thành thêm 155 km.
Đầu tư - 11/12/2024 11:31
Số phận 3 dự án treo hàng chục năm giữa trung tâm Đà Nẵng?
TP. Đà Nẵng đang tập trung tháo gỡ, đề xuất phương án xử lý đối với 3 dự án lớn bỏ hoang nhiều năm nằm giữa trung tâm thành phố.
Đầu tư - 11/12/2024 11:30
Gần 500 tỷ xây dựng vũng quay tàu đoạn Lạch Huyện
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) mới đây đã thông qua quyết định triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình vũng quay tàu tại khu vực Lạch Huyện, thuộc luồng hàng hải Hải Phòng, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 495,1 tỷ đồng.
Đầu tư - 11/12/2024 07:00
Thêm dự án đầu tư hơn 4,3 triệu USD tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án Khu đất ở dân cư mới xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc.
Đầu tư - 11/12/2024 06:30
SBI Holdings dự kiến đầu tư 35% vào công ty AI mới của FPT
SBI Holdings dự kiến đầu tư 35% vào Công ty TNHH FPT Smart Cloud Japan, công ty AI mới được FPT thành lập ở Nhật Bản.
Công nghệ - 10/12/2024 20:33
Quỹ đầu tư Mỹ có quy mô lớn hơn GDP Việt Nam muốn tăng đầu tư
Lãnh đạo Quỹ đầu tư KKR đánh giá cao những yếu tố giúp Việt Nam trở thành nơi "vô cùng thu hút" để đầu tư.
Đầu tư - 10/12/2024 18:34
Giá bán căn hộ ở TP.HCM dao động từ 85-130 triệu đồng/m2
Trong tháng 11, các dự án căn hộ tại TP.HCM tập trung ở khu Đông với mặt bằng giá bán neo cao, dao động phổ biến từ 85-130 triệu đồng/m2.
Đầu tư - 10/12/2024 15:39
LG Electronics thu lợi bao nhiêu từ 2 nhà máy ở Hải Phòng trong năm nay?
Các nhà máy của LG Electronics tại Hải Phòng ghi nhận lợi nhuận tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm nay.
Đầu tư - 10/12/2024 11:32
Gần 140 triệu USD vốn FDI đăng ký vào Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc vừa trao giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI với tổng vốn gần 140 triệu USD đến từ các nhà đầu tư Thái Lan, Hàn Quốc và Anh Quốc…
Đầu tư - 10/12/2024 08:08
Bình Định đón dòng vốn 10 triệu USD từ Hồng Kông
Một doanh nghiệp từ Hồng Kông sẽ đầu tư Nhà máy sản xuất hàng nội - ngoại thất cao cấp tại Bình Định với tổng vốn 10 triệu USD. Lũy kế đến nay, địa phương này đã thu hút được 3 dự án FDI.
Đầu tư - 09/12/2024 16:11
Thừa Thiên Huế chi gần 463 tỷ làm 3,3km đường
Thừa Thiên Huế sẽ điều chỉnh, tăng vốn Dự án Đường trục chính kết nối Khu du lịch quốc gia Lăng Cô – Cảnh Dương với Quốc lộ 1A từ 358 tỷ đồng lên thành gần 463 tỷ đồng.
Đầu tư - 09/12/2024 13:56
Tháo điểm nghẽn mặt bằng cầu 1.300 tỷ bắc qua sông Nhật Lệ
Cầu Nhật Lệ 3 và đường dẫn lên hai đầu cầu hiện vẫn còn 7,32ha mặt bằng đang thực hiện trích đo, bồi thường giải phóng mặt bằng tại khu vực xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới.
Đầu tư - 09/12/2024 11:48
Loạt dự án trọng điểm ở Quảng Ngãi dời ngày về đích
Nhiều dự án do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Ngãi làm chủ đầu vẫn chưa hoàn thành và tiếp tục được điều điều chỉnh thời gian thực hiện.
Đầu tư - 09/12/2024 11:47
Khánh Hòa lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án nghìn tỷ
Khánh Hòa đã thu hút 25 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 50.654 tỷ đồng; trong đó, địa phương này đang lựa chọn nhà đầu tư cho nhiều dự án có vốn đầu tư nghìn tỷ đồng.
Đầu tư - 08/12/2024 18:22
Khởi động nhà máy sản xuất ô tô 7.300 tỷ thứ 5 của VinFast tại Hà Tĩnh
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã chính thức được khởi động và khởi công tháng 7/2025. Đây là nhà máy ô tô điện VinFast thứ 2 của tập đoàn tại Việt Nam và thứ 5 trên toàn cầu.
Đầu tư - 08/12/2024 13:31
Mỹ chi gần 9 tỉ USD mua gỗ Việt
Dự báo năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, đạt gần 9 tỉ USD.
Đầu tư - 08/12/2024 10:37
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 4 day ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 5 day ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 3 week ago