Kinh tế Singapore rơi vào suy thoái với mức GDP giảm kỷ lục 41,2%

Nền kinh tế Singapore đã rơi vào suy thoái vào quý II/2020 do lệnh phong tỏa đã buộc các doanh nghiệp phải đóng cửa và khiến chi tiêu bán lẻ sụt giảm mạnh, một dấu hiệu đáng báo động đang lan rộng khắp các quốc gia châu Á vốn phụ thuộc vào xuất khẩu.
THANH TRẦN
15, Tháng 07, 2020 | 05:55

Nền kinh tế Singapore đã rơi vào suy thoái vào quý II/2020 do lệnh phong tỏa đã buộc các doanh nghiệp phải đóng cửa và khiến chi tiêu bán lẻ sụt giảm mạnh, một dấu hiệu đáng báo động đang lan rộng khắp các quốc gia châu Á vốn phụ thuộc vào xuất khẩu.

dims

Ảnh minh họa.

Thông báo của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore cho thấy GDP của nước này đã suy giảm 41,2% trong quý II/2020 so với 3 tháng trước đó, mức cao lịch sử và vượt dự đoán giảm 35,9% của Bloomberg. Trong khi đó, so với một năm trước đó, GDP của Singapore đã giảm 12,6% trong quý II, cao hơn mức khảo sát là -10,5%.

Sự sụt giảm sâu cho thấy nền kinh tế Singapore đang bị tác động từ mọi phía bởi cuộc khủng hoảng COVID-19. Sự sụt giảm trong thương mại toàn cầu đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp sản xuất phụ thuộc vào xuất khẩu của nước này, trong khi các nhà bán lẻ đã chứng kiến ​​sự sụt giảm kỷ lục về doanh số sau khi các biện pháp phong tỏa được áp dụng vào quý trước.

Chính phủ Singapre chỉ dự kiến mức ​​thu hẹp của nền kinh tế trong cả năm sẽ ở trong khoảng từ 4% đến 7% và không hề đưa thêm các dự báo nào khác.

Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên báo cáo dữ liệu GDP hàng quý, và các số liệu cho thấy họ đã phải nhận một cú hích lớn hơn nhiều nước khác ở châu Á. GDP Nhật Bản đã giảm hơn 20% trên cơ sở hàng năm trong quý II so với ba tháng trước, trong khi dữ liệu trong tuần này có thể cho thấy nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng trở lại.

Viễn cảnh ảm đạm của nền kinh tế Singapore đang gây áp lực lên Đảng cầm quyền, tổ chức có thành tích yếu nhất từ ​​trước đến nay trong cuộc bầu cử tuần trước. Chính phủ đã cam kết tung ra gói kích thích khoảng 93 tỷ SGD (67 tỷ USD) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình đang gặp khó khăn .

Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Chan Chun Sing đã nói rằng: "Con đường phục hồi trong những tháng tới sẽ đầy thách thức. Chúng tôi dự đoán sự phục hồi sẽ là một hành trình chậm và không đồng đều, vì nhu cầu bên ngoài vẫn tiếp tục yếu trong khi các quốc gia khác cũng đang phải chiến đấu với đợt bùng phát thứ hai và thứ ba bằng cách khôi phục các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus".

Hầu hết các doanh nghiệp tại Singapore đã bắt đầu hoạt động trở lại từ cuối tháng 6. Mặc dù vậy, các biện pháp kiểm soát biên giới và các quy tắc giãn cách xã hội vẫn còn hiện hữu. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế và các kế hoạch sắp tới của Singapore.

Ông Vishnu Varathan, người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược tại Mizuho Bank ở Singapore cho biết: "Bốn gói tài chính được chính phủ hỗ trợ sẽ chưa thể tạo ra ngay các tác động tích cực đến nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân. Chúng chắc chắn cần thời gian để thẩm thấu và phát huy hết tác dụng cần thiết".

Đồng SGD của Singapore đã giảm 0,2% so với USD vào lúc chiều ngày 14/7 (giờ địa phương). Trong khi đó, Straits Times Index đã giảm tới 1% (đánh dấu chuỗi 3 ngày giảm liên tiếp), chuỗi thua lỗ lớn nhất kể từ ngày 22/6.

Ông Ho Meng Kit, người đứng đầu Liên đoàn doanh nghiệp Singapore, cho biết kết quả của hai quý sau có thể sẽ tốt hơn quý II/2020, tuy nhiên mức độ phục hồi của chúng sẽ vẫn yếu.

"Nền kinh tế nước này đã mở cửa từ đầu tháng 6, với việc các nhà bán lẻ và nhà hàng nối lại hoạt động kinh doanh. Mặc dù vậy, họ không thể đạt được mức tăng trưởng trước đại dịch vì Singapore vẫn không hề có khách du lịch. Chắc chắn, những lĩnh vực này sẽ trở nên yếu kém do tác động đến từ nhu cầu tiêu dùng", ông Kit nói trong một cuộc phỏng vấn trên Bloomberg TV.

Không chỉ riêng Singapore, nhiều nước khác trong khu vực cũng đang phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 gây ra. Trước đó, nền kinh tế Thái Lan được dự báo sẽ suy giảm 8,1% trong năm nay, mức tệ nhất khu vực. Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển như Ấn Độ và Indonesia cũng đang phải vật lộn do số người nhiễm virus ngày càng tăng nhanh.

(Theo Bloomberg)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ