Kinh tế miền Trung khởi sắc 6 tháng đầu năm

Nhàđầutư
Theo báo cáo của 12 tỉnh, thành phố miền Trung, tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2018 khá khởi sắc, thậm chí có tỉnh như Hà Tĩnh còn đạt mức tăng trưởng kỷ lục.
NHÓM PV MIỀN TRUNG
10, Tháng 07, 2018 | 16:00

Nhàđầutư
Theo báo cáo của 12 tỉnh, thành phố miền Trung, tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2018 khá khởi sắc, thậm chí có tỉnh như Hà Tĩnh còn đạt mức tăng trưởng kỷ lục.

Tại các tỉnh miền Trung, hầu hết đều tăng trưởng về thu hút đầu tư (FDI) và phát triển kinh tế xã hội ở mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm 2017, trong đó phải kể đến các tỉnh có mức tăng trưởng kỷ lục như: Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Nghệ An, Thanh Hóa...

Năm 2018 được Đà Nẵng chọn là “Năm thu hút đầu tư”, xác định mô hình và định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh trong ứng dụng khoa học - công nghệ với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Với mục tiêu này, Đà Nẵng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, sớm khẳng định vị thế là một trong những đầu tàu phát triển của cả nước và là động lực tăng trưởng của khu vực miền Trung.

Hình 1

Ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng

Đến nay, 6 tháng đầu năm 2018, Đà Nẵng có 61 dự án FDI được cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 76,1 triệu USD, tăng 150% về dự án và tăng 237,8% về vốn so với cùng kỳ 2017, 6 lượt tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 8,1 triệu USD.

Có 12 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp với tổng vốn 775,7 triệu USD; thu hút được 12 dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp, tổng vốn đầu tư 933,6 tỷ đồng và 4 dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao, tổng vốn đầu tư 102,5 triệu USD.

Lũy kế đến nay, TP đã thu hút được 12 dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao, tổng vốn đầu tư 290 triệu USD. Lũy kế đến nay, TP có 320 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư 94.650 tỷ đồng và 609 dự án FDI, tổng vốn đầu tư 3,136 tỷ USD.

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết, để thực hiện “Năm thu hút đầu tư” hiệu quả, thành phố tiếp tục chú trọng kêu gọi, đầu tư, khai thác hiệu quả các KCN, CNTT tập trung, công nghệ cao; khuyến khích đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch... Qua đó, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh, tăng cường đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, tạo cú huých cho môi trường thu hút đầu tư tại địa phương.

chu tich quang ngai

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng, tỉnh này đã ban hành nhiều chính sách thu hút xúc tiến đầu tư, đặt mục tiêu thu hút hơn 4,2 tỉ USD giai đoạn 2017-2020

Năm 2017, Quảng Ngãi đã ban hành nhiều chính sách thu hút xúc tiến đầu tư, đặt mục tiêu thu hút hơn 4,2 tỉ USD giai đoạn 2017-2020. Đối với KKT Dung Quất và các KCN tỉnh, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước giai đoạn 2017 - 2020 khoảng từ 2,5 - 3,5 tỷ USD. Đối với địa bàn khác (ngoài KKT Dung Quất và các KCN tỉnh), thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước giai đoạn 2017 - 2020 khoảng 15.000 tỷ đồng (khoảng 750 triệu USD).

Đến Quảng Ngãi, với tiềm năng, lợi thế sẵn có nên Quảng Ngãi đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, những động thái tích cực đã tạo niềm tin cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong, ngoài nước khi đến khảo sát đầu tư vào Quảng Ngãi.

Tính đến nay, trên địa bàn Quảng Ngãi đã có 441 dự án đầu tư trong nước được chấp thuận đầu tư, với tổng vốn đăng ký hơn 185.580 tỷ đồng, trong đó vốn thực hiện đến năm 2017 đạt trên 105.680 tỷ đồng. Cùng với đó là 48 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký hơn 1,4 tỷ USD; vốn thực hiện đến năm 2017 đạt gần 550 triệu USD.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, tình hình thu hút đầu tư đạt kết quả tốt, tỉnh đã cấp quyết định chủ trương cho 49 dự án trong nước, tăng 30 dự án so với cùng kỳ năm 2017, với tổng vốn đăng ký 5.752 tỷ đồng; trong đó 12 dự án tại KKT Dung Quất, 01 dự án tại Khu công nghiệp, ngoài khu công nghiệp 36 dự án.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Căng cho biết, tỉnh Quảng Ngãi quyết tâm đổi mới tư duy và cách làm, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đổi mới mạnh mẽ công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ DN, chú trọng cải cách thủ tục hành chính, góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời, luôn lắng nghe, bảo vệ quyền lợi, đồng hành với nhà đầu tư.

chu-tich-quang-binh

Ông Nguyễn Hữu Hoài - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Những ngày đầu tháng 7 này, UBND tỉnh Quảng Bình đang “chạy đua” với các hoạt động nhằm kêu gọi xúc tiến đầu tư năm 2018 với chủ đề “Quảng Bình - Điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư”.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài  khẳng định: "Quảng Bình được đánh giá là một trong những tỉnh có môi trường đầu tư kinh doanh tốt nhất của Việt Nam và hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á”.

Đi kèm với tiềm năng và lợi thế sẵn có, Quảng Bình là một trong các tỉnh top đầu của cả nước về chỉ số hiệu quả quản trị và tổ chức hành chính công cùng với thời gian giải quyết thủ tục hành chính nhanh, gọn luôn làm hài lòng các nhà đầu tư.

Các hoạt động đầu tư này đã thúc đẩy kinh tế Quảng Bình phát triển ổn định và có bước tăng trưởng khá, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện đáng kể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2014-2018 bình quân tăng 6,5%/năm; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: nông, lâm nghiệp và thủy sản: 18,44% - công nghiệp xây dựng: 26,33% - dịch vụ: 55,23%; Thu ngân sách 2017 đạt 3.800 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 34,6 triệu đồng; du lịch, dịch vụ phát triển mạnh.

Từ năm 2014 đến nay, UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư cho 312 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 43.420 tỷ đồng; trong đó, dự án đầu tư trong nước: 27.280 tỷ đồng, dự án FDI: 16.140 tỷ đồng.

Cũng trong thời gian này, tỉnh Quảng Bình đã chấp thuận chủ trương cho 48 dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2018 - 2020 với với tổng số vốn đầu tư dự kiến lên đến hơn 50.000 tỷ đồng, diện tích đất phục vụ cho các dự án trên 8.000 ha. Được biết, ngày 22/7 tới, Quảng Bình sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018 kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

chu-tich-ha-tinh

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh

Với Hà Tĩnh, có thể khẳng định đây là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Hà Tĩnh là một trong các tỉnh đứng đầu cả nước về chỉ số tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Theo đó, GRDP 6 tháng đầu năm đạt 32,94%; trong đó nông nghiệp tăng 5,54%, công nghiệp - xây dựng tăng 95,61%, dịch vụ tăng 6,83%.

6 tháng đầu năm Hà Tĩnh thành lập 449 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 3.386 tỉ đồng; tăng 4,66%, vốn đăng ký tăng 32,6% so cùng kỳ năm ngoái. Chấp thuận chủ trương đầu tư cho 36 dự án trong nước tổng vốn đăng ký 3.625 tỉ đồng, 4 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký 22,472 triệu USD.

Lũy kế đến nay, Hà Tĩnh có 795 dự án trong đó có 742 dự án trong nước số vốn hơn 106.337 tỷ đồng , 71 dự án FDI số vốn gần 12 tỷ USD. Tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm ước đạt 5.328 tỉ đồng đạt 56,68%, trong đó thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 2.700 tỉ đồng, đạt 79,41% dự toán tăng 133,36% so với cùng kỳ 2017, thu nội địa đạt 2.628 tỉ đồng.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh, Hà Tĩnh đạt mức tăng trưởng “khủng” nói trên là do doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn. Đây là nhân tố chính tạo nên sự đột phá, trong đó Formosa là doanh nghiệp đi đầu. Sau khi Formosa ổn định đi vào hoạt động, sản xuất thép là nhân tố chính tạo nên yếu tố đột phá.

6 tháng đầu năm, Formosa sản xuất 115, 494 vạn tấn thép cuộn, tiêu thụ trong nước 98,906 vạn tấn đạt 576 triệu USD, xuất khẩu 20 vạn tấn đạt 118 triệu USD; sản lượng thép dây cuộn, thép thanh đạt 20,235 vạn tấn, tiêu thụ trong nước 11,63 vạn tấn, đạt 67,491 triệu USD, xuất khẩu 9,82 vạn tấn đạt 58,126 triệu USD.

Nói về dịch vụ thương mại, kim ngạch xuất khẩu đạt 245 triệu USD tăng 149% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu thép đạt 185 triệu USD (chiếm 75,5% tổng kim ngạch). Mức bán lẻ hàng hóa doanh thu hoạt động dịch vụ kinh doanh du lịch... đều tăng trưởng vượt bậc.

chu-tich-nghe-an

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường

Nghệ An đã có nhiều chính sách ưu đãi về thu hút đầu tư. Nghệ An đã tăng cường đổi mới các hoạt động xúc tiến đầu tư quảng bá giới thiệu tiềm năng của tỉnh đến các nhà đầu tư, các tập đoàn có thương hiệu mạnh trong và ngoài nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường cho biết, trong những năm qua nhất là 6 tháng đầu năm 2018, Nghệ An đã đẩy mạnh xúc tiến đầu tư bằng cách trực tiếp gặp gỡ, đàm phán với các tập đoàn kinh tế lớn trong khu vực khối ASEAN và các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản....

Đến nay, Nghệ An đã thu hút được 53 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với hơn 163.000 tỷ đồng. Các dự án FDI đầu tư trên địa bàn chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực may mặc xuất khẩu, sản xuất linh kiện điện tử, công nghiệp chế biến, cơ khí, chế tạo…

Trong 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn toàn tỉnh đã cấp mới (chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) cho 50 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 6.194,08 tỷ đồng.

Cũng theo ông Đường, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 6.197,55 tỷ đồng, đạt 48,8% dự toán, tăng 10,2% so với cùng kỳ. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2018 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 38.360,3 tỷ đồng, tăng 7,39% so với cùng kỳ năm 2017, là mức tăng cao nhất cùng kỳ 6 tháng trong 6 năm gần đây.

chu-tich-thanh-hoa

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng cho biết: 6 tháng đầu năm đã thu hút được 116 dự án đầu tư (03 Dự án FDI) với tổng vốn đăng ký đạt 9.197 tỷ đồng và 14,2 triệu USD

Tại tỉnh Thanh Hóa, nếu như trước đây, Thanh Hóa được biết đến là một tỉnh khó khăn của miền Trung thì nay đã hoàn toàn thay đổi trong mắt các nhà phân tích kinh tế và người dân cả nước. Thanh Hóa đã và đang trở thành một môi trường đầu tư tiềm năng, chỉ trong vòng một nhiệm kỳ trở lại đây Thanh Hóa đã trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

“Môi trường đầu tư vào Thanh Hóa liên tục được cải thiện và chưa bao giờ thuận lợi như hiện nay. Cùng với sự phát triển kinh tế, Thanh Hóa chú trọng đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh sẽ luôn sát cánh cùng nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất, đảm bảo rút ngắn tối đa thời gian hoàn thiện thủ tục giấy tờ…”, ông Nguyễn Đình Xứng – Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chia sẻ.

Hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư được chú trọng, 6 tháng đầu năm đã thu hút được 116 dự án đầu tư (03 Dự án FDI) với tổng vốn đăng ký đạt 9.197 tỷ đồng và 14,2 triệu USD (tăng 19,6% so với cùng kỳ)

Cụ thể, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng ước đạt 8,85% (cùng kỳ năm trước là 7,32%). Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 16%, giảm 1,47%; công nghiệp - xây dựng chiếm 46,8%, tăng 1,5%; dịch vụ chiếm 33,2%, giảm 0,7% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 6.850 tỷ đồng, bằng 31% dự toán năm và tăng 22% so với cùng kỳ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ