Kido có gì sau 3 năm chuyển đổi?

Nhàđầutư
Sau hơn 3 năm hoàn tất chuyển giao mảng bánh kẹo và bắt đầu chinh phục ngành thực phẩm thiết yếu Việt Nam, Kido đang cho thấy họ đã thích ứng, nắm bắt cơ hội "ngành hàng mới" để trở lại thời kỳ tăng trưởng ngoạn mục trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động khó lường.
BẢO ANH
01, Tháng 09, 2019 | 08:12

Nhàđầutư
Sau hơn 3 năm hoàn tất chuyển giao mảng bánh kẹo và bắt đầu chinh phục ngành thực phẩm thiết yếu Việt Nam, Kido đang cho thấy họ đã thích ứng, nắm bắt cơ hội "ngành hàng mới" để trở lại thời kỳ tăng trưởng ngoạn mục trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động khó lường.

Screenshot (13)

 

Lấy lại phong độ nhờ khả năng thíchứng nhanh và nắm bắt cơ hội

Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2019 của CTCP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC) cho thấy bức tranh tài chính và hiệu quả hoạt động của KIDO có nhiều mảng sáng, tích cực sau hơn 3 năm hoàn tất chuyển giao mảng bánh kẹo cho đối tác ngoại và bắt đầu chinh phục ngành thực phẩm thiết yếu. Cụ thể, lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm lần lượt đạt 802 tỷ đồng và 113 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 19,3% và 129,5% so với cùng kỳ năm trước. Tại ngày 30/06/2019, tổng nguồn vốn của KIDO đạt hơn 12.569 tỷ đồng trong đó vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 65,5%; vay nợ ngắn và dài hạn chỉ chiếm 16,7% tổng nguồn vốn và tiếp tục giảm đáng kể so với hồi đầu năm.

KIDO cho biết, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019 tăng trưởng gấp đôi cùng kỳ năm trước nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ từ ngành lạnh. Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của KIDO tăng trưởng ngoạn mục trong 6 tháng đầu năm 2019 là thành quả tất yếu của lợi thế quy mô, việc cơ cấu lại các dòng sản phẩm cốt lõi trong mảng kem, dầu ăn, cũng như quá trình đầu tư hệ thống phân phối của những năm trước đó. Nó cũng phản ánh KIDO đã thích ứng với các “cú sốc” và nắm bắt được cơ hội để gia tăng lợi nhuận trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động. 

Năm 2018 kết quả kinh doanh của KIDO không đạt như mong đợi khi chỉ đạt được 7.609 tỷ đồng doanh thu thuần và 177 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, sụt giảm mạnh, chỉ hoàn thành 63,4% kế hoạch doanh thu và 22% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Năm qua, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) không tăng trưởng như kỳ vọng và dự báo trước đó, có thời điểm đã sụt giảm 0,2% (QI/2018) đã ảnh hưởng đến ngành hàng lạnh của KIDO. Thêm vào đó, nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp đặc biệt là sự thay đổi chính sách thương mại của Mỹ và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã có tác động tiêu cực đến ngành dầu ăn. Giá dầu nguyên liệu đầu vào của thế giới liên tục sụt giảm, cùng với biến động tỷ giá đã khiến cho KIDO bị “lỗ” ngay khi nguyên liệu giao về đến cảng. Cạnh tranh khốc liệt tiếp tục diễn ra giữa các công ty dầu tại phân khúc dầu phổ thông và dầu xá.

Trước bối cảnh đó, KIDO đã chủ động thực hiện nhiều thay đổi mạnh mẽ để giảm thiểu tác động từ thị trường đến hoạt động kinh doanh và chiến lược tập đoàn.

Với ngành lạnh, KIDO tập trung vào nhóm sản phẩm cao cấp Celano, đã ra mắt các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng như kem Merino dưa hấu, Celano smoothie, đặc biệt KIDO quyết định đứng ngoài cuộc đua giảm giá, khuyến mãi trên thị trường sữa chua. KIDO cũng giảm mạnh hoạt động đầu tư mới, tiết giảm chi phí sản xuất, dịch chuyển kế hoạch sản xuất giữa hai nhà máy KIDO miền Bắc và KIDO miền Nam, tạm hoãn việc ra mắt các sản phẩm mới, hạn chế tối đa các khoản chi phí không giúp tạo doanh thu và lợi nhuận.

Với ngành hàng thực phẩm đông lạnh, KIDO chủ động thu hẹp các đợt ra mắt sản phẩm mới, tạm hoãn kế hoạch mở rộng quy mô và chấp nhận một khoản chi phí duy trì để dự phòng cho kế hoạch phát triển ngành lạnh của KIDO Foods trong tương lai do biến động nguyên liệu trên thị trường.

Ngành dầu ăn, KIDO chủ động cơ cấu lại danh mục sản phẩm thông qua chiến lược cao cấp hóa thương hiệu (tập trung phát triển nhóm sản phẩm dầu ăn phân khúc cao trung cấp đối với Tường An) và chuyên biệt sản phẩm (chuyển dịch phát triển kênh công nghiệp và kênh xuất khẩu đối với Vocarimex).

Đến cuối năm 2018, sau 3 năm chuyển đổi và chinh phục ngành thực phẩm thiết yếu, KIDO đang đứng thứ 2 thị trường dầu ăn, dẫn đầu ngành kem với thị phần đến 40,2%. KIDO hiện có 3 công ty trong lĩnh vực dầu ăn gồm: Tường An, Vocarimex, Golden Hope Nhà Bè. Trong đó, Tường An sở hữu 2 nhà máy sản xuất có tổng công suất thiết kế đạt 240.000 tấn/năm là Nhà máy dầu Phú Mỹ, nằm cạnh cảng nước sâu thuộc KCN Phú Mỹ 1, Bà Rịa Vũng Tàu; và Nhà máy Dầu Vinh, nằm gần cảng Cửa Lò, Nghệ An. Golden Hope Nhà Bè sở hữu các nhà máy có tổng công suất thiết kế hơn 100.000 tấn/năm. Với 450.000 điểm bán ngành hàng thực phẩm khô, 70.000 điểm bán hàng lạnh và thực phẩm tươi tích hợp trong hệ thống phân phối của KIDO, cùng với năng lực sản xuất, ngành dầu ăn và ngành kem của KIDO phát huy lợi thế quy mô khi “hệ thống” đã thích ứng được với những cú sốc từ bên ngoài.

Nhờ những thay đổi kịp thời KIDO đã nhanh chóng lấy lại phong độ của mình, thể hiện trước tiên là ngành hàng lạnh với kết quả kinh doanh liên tục tăng trưởng cao qua các tháng trong năm 2019. Kết thúc 7 tháng đầu năm 2017, KIDO Foods (đơn vị thànhviên KIDO) đã vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm. Ngành dầu ăn 6 tháng đầu năm ghi nhận sự tăng trưởng 2 con số ở mức rất cao đến ở nhóm sản phẩm chuyên biệt (+45,9%) và sản phẩm thương mại (+27,8%) qua đó giúp biên lợi nhuận trước thuế tăng từ mức 2.15% lên 3,5%, đặc biệt trong Quý II biên lợi nhuận trước thuế lên mức 3,5% so với cùng kỳ năm trước chỉ đạt 0,4%.

Toan tính tiếp theo của KIDO trong mảng thực phẩm?

Đến nay, KIDO được đánh giá là đã thành công trong 3 thương vụ M&A thâu tóm các công ty dầu ăn sở hữu các nhà máy sản xuất lớn, kinh doanh ổn định đã giúp cho KIDO không mất nhiều thời gian và nguồn lực (bao gồm nguồn lực tài chính) để đạt được vị thế ông lớn trên ngành dầu ăn Việt Nam. KIDO sẽ làm gì tiếp theo trong mảng thực phẩm để thỏa mục tiêu “lấp đầy gian bếp Việt”?

Tại kỳ họp thường niên năm 2019, KIDO đưa ra kế hoạch kinh doanh “khá bảo thủ” nhằm để dành nguồn lực tài chính đầu tư cơ sở hạ tầng, tìm kiếm cơ hội đầu tư M&A, chọn lọc đối tác thực hiện OEM. Điều này hé lộ KIDO sẽ tiếp tục M&A để tham gia sâu hơn vào ngành thực phẩm.

Tuy nhiên, nhìn vào việc KIDO không tham gia đấu giá mua cổ phiếu VOC của Vocarimex do SCIC chào bán cả lô vào ngày 16/08/2019 vừa qua với giá khởi điểm 22.300 đồng/cổ phần và những thương vụ đầu tư M&A trong quá khứ cho thấy với toan tính dày kinh nghiệm, KIDO chắc chắn sẽ tìm kiếm các cơ hội đầu tư thông qua M&A với giá trị hợp lý.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ