Khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội: Nơi biến tướng, chỗ bỏ hoang
Là trung tâm kinh tế lớn phía Bắc, nhưng vài năm trở lại đây Hà Nội không phát triển được thêm các khu, cụm công nghiệp nào.

Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội hiện vẫn chưa tìm kiếm được nhà đầu tư.
Một khu công nghiệp hiện có rộng tới 60 ha tại phía Nam bỏ hoang nhiều năm qua do không thu hút được doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh, một số cụm công nghiệp gần nội đô bị biến tướng với các văn phòng cao tầng trong cụm công nghiệp.
Vài năm nay, vài chục ha đất sạch Khu công nghiệp (KCN) hỗ trợ Nam Hà Nội (xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên) để cỏ dại mọc um tùm. Dù đã có hạ tầng gần như đầy đủ, lại có nhiều ưu đãi, nằm sát đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, nhưng bài toán thu hút đầu tư vào KCN này vẫn chưa có lời giải.
Chỉ có cỏ dại
Giữa tháng 7/2020, phóng viên Tiền Phong tìm về KCN hỗ trợ Nam Hà Nội. Chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đến 1h di chuyển, đây được đánh giá là KCN có vị trí khá đẹp và thuận tiện, tuy nhiên, gần 10 năm trở lại đây, KCN vẫn nằm im lìm chờ các doanh nghiệp đến đầu tư.
Theo ghi nhận của phóng viên, KCN hỗ trợ Nam Hà Nội đã thi công hoàn thiện khá đầy đủ cơ sở vật chất trong và ngoài hàng rào. Khu chia làm hai phần, một phần cổng chính KCN, bên đối diện là khu dịch vụ. Ở đây chỉ bố trí một bảo vệ trực. Trao đổi với phóng viên, bảo vệ KCN cho biết, từ sau dịch COVID-19, toàn bộ nhân viên ban quản lý đã trở lại nội đô, chỉ bố trí bảo vệ trông coi KCN. Phải xin phép lãnh đạo ban quản lý khu công nghiệp qua điện thoại, phóng viên mới được bảo vệ dẫn đi một vòng. Cả một khu rộng lớn chưa có gì khác ngoài hệ thống đường nhựa bao quanh khu đất và một số cây xanh. Ở phía tiếp giáp với nhà dân, một nhà máy nước cũng đang được đầu tư dở dang. Phía đất khu dịch vụ, một tòa nhà cao tầng đang xây dang dở tầng thứ 3. Một vài con đường bao quanh đã được xây dựng. Phía tiếp giáp với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, một tấm biển quảng cáo lớn mô tả về quy mô KCN này lên tới hơn 600 ha, thời hạn cho thuê đất lên tới 70 năm.
Suất đầu tư lớn
Ông Lê Quang Long, Phó Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cho biết, hiện nay Hà Nội đang có 9 KCN, trong đó 8 KCN đã lấp đầy 100% và hoạt động tốt, chỉ còn KCN hỗ trợ Nam Hà Nội vẫn còn dang dở.
Theo lãnh đạo Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở ngành hỗ trợ KCN này, làm các đường nhánh hỗ trợ đến chân hàng rào. Chủ đầu tư dự án cũng kêu gọi, tổ chức nhiều cuộc xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc. Một số nhà đầu tư đến tìm hiểu như Coca Cola, một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô, điện tử Hàn Quốc… Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư nào tham gia vào KCN hỗ trợ Nam Hà Nội.
Được biết, KCN hỗ trợ Nam Hà Nội rộng hơn 60 ha, dự kiến nếu thực hiện đến giai đoạn 2 thì tổng diện tích lên khoảng 600 ha, cơ sở hạ tầng đầy đủ, giải phóng mặt bằng xong từ lâu, được kêu gọi đầu tư cách đây 5- 6 năm.
Tuy nhiên, KCN này bị cạnh tranh bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là vấn đề giá. Do KCN Nam Hà Nội nằm cách các KCN của Hà Nam chỉ vài cây số, nên chịu sức ép lớn về giá. Hai địa phương ở cạnh nhau nhưng suất đầu tư ở Hà Nội cao gấp đôi ở Hà Nam. Nếu ở Hà Nam, doanh nghiệp chỉ phải chi 70USD/m2 thì ở Hà Nội lên tới 180USD/m2.
Ngoài ra, KCN Nam Hà Nội có hạn chế bởi quỹ đất vẫn nhỏ, chưa thu hút mạnh nhà đầu tư lớn. Đơn cử, nếu có 1 nhà đầu tư lớn tham gia thì sẽ có hàng loạt nhà đầu tư công nghiệp phụ trợ đi theo. Làm 60 -70 ha vẫn là hạn chế bởi chưa thấy tiềm năng lâu dài.
Như vậy, hiện nay, nếu nói về yếu tố thu hút nhà đầu tư vào Hà Nội thì đó là thương hiệu. “Nếu đầu tư vào Hà Nội thì tăng tiếng nói uy tín cho doanh nghiệp”, lãnh đạo BQL KCN cho hay.
Trao đổi thêm về 8 KCN đã lấp đầy 100% và đang hoạt động ổn định, ông Long cho biết, đây là những KCN được đầu tư từ giai đoạn đầu, đón làn sóng nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong thời điểm đó, các tỉnh các chưa phát triển các KCN, Hà Nội là địa phương thực hiện KCN đầu tiên.
Lợi thế của các doanh nghiệp tham gia vào KCN là sự ổn định, các chính sách miễn giảm thuế cho KCN, không bị phiền hà nếu doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của nhà nước về môi trường, PCCC…
Theo ông Long, hiện các KCN vẫn đón được sóng đầu tư, làn sóng đó đến từ nhu cầu di dời từ nội đô ra các huyện ngoại thành của các doanh nghiệp. Ngoài ra, những doanh nghiệp làm ăn lâu dài thì vào KCN cũng là lợi thế của họ.
Có đón được “đại bàng”?
Mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ có cuộc làm việc với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Dù đây là KCN thuộc quyền quản lý của Bộ KH&CN, nhưng trong định hướng phát triển sẽ trở thành vùng lõi của Khu đô thị Hòa Lạc, góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội trục phía Tây thành phố nói riêng và toàn thành phố nói chung. Tại cuộc làm việc, phía Bộ KH&CN, Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cũng thừa nhận, dù đã trải qua hơn hai chục năm hình thành và phát triển, đến nay, Khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho rằng, hạ tầng khu đô thị vẫn còn ngổn ngang, chưa giống với hình dung một Khu công nghệ cao đầy đủ hạ tầng về giáo dục, y tế và các thiết chế cần thiết khác. Bản thân Khu công nghệ cao Hòa Lạc 22 năm qua vẫn chưa có nước sạch. Trong các kiến nghị với lãnh đạo thành phố, đại diện Bộ KH&CN, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, một số doanh nghiệp nước ngoài có mong muốn lớn nhất là được đấu nối nước sạch của thành phố để tiện cho sinh hoạt và sản xuất.
Theo đánh giá của ông Vương Đình Huệ, Khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
Cụm công nghiệp thành... Gara
Thực trạng “nơi thừa, nơi thiếu” cụm công nghiệp (CCN) diễn ra ở nhiều quận huyện ở Thủ đô. CCN vừa và nhỏ Từ Liêm (quận Bắc Từ Liêm) được quy hoạch với quy mô khoảng 40ha, thực hiện từ năm 2004. Đến nay, hạ tầng giao thông, hệ thống chiếu sáng của CCN này đã được hoàn thiện. Do gần các trục đường chính như Quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long… khá nhiều doanh nghiệp đã có xưởng sản xuất tại đây.
Tuy nhiên, nhiều lô đất trong CCN này đã trở thành gara sửa xe ô tô. Theo ghi nhận, có đến 5 nhà xưởng đã trở thành gara chuyên sửa chữa ô tô. Một số tòa nhà văn phòng được xây dựng tại đây. Đó là tòa nhà văn phòng cao cả chục tầng thuộc khu đất của Tập đoàn Sơn Hà, tầng 1 hiện đang được cho thuê làm Phòng Giao dịch của một ngân hàng. Hay cách đó không xa là trụ sở của Công ty TNHH TM Dược phẩm Đông Á được xây dựng 6 tầng, có cả khuôn viên cho trụ sở.
Trước đó, CCN Từ Liêm cũng bị phản ánh về việc “hô biến” lô đất ký hiệu A2.CC1 có diện tích 10.000m2 vốn được quy hoạch là Khu trưng bày giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp trong CCN thành bãi đỗ xe “dù”. Sau khi bị phản ảnh, cơ quan chức năng đã đi kiểm tra xử lý vi phạm tại đây, tuy nhiên tình trạng này vẫn tái diễn sau đó.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung góp ý, nên quy hoạch lại các khu trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc, vì ở một số nước, khu công nghệ cao như khu đô thị, thuận tiện cho ăn ở, nghiên cứu, làm việc. Thứ hai là hiện nay, qua xúc tiến đầu tư có một số doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ngoài muốn vào nhưng vướng quy định trần suất đầu tư vào 1ha đất.
(Theo Tiền phong)
- Cùng chuyên mục
GDP 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế (GDP) toàn cầu và khu vực giảm, GDP 6 tháng đầu năm 2025 của Việt Nam tăng 7,52% so với cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất của sáu tháng đầu năm trong giai đoạn 2011-2025.
Đầu tư - 06/07/2025 10:28
Doanh nghiệp FDI lạc quan nhất về tình hình sản xuất kinh doanh
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp FDI lạc quan nhất với 81,0% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn và giữ ổn định hơn.
Đầu tư - 06/07/2025 06:45
Quảng Châu - Trung Quốc muốn hợp tác với Hà Nội phát triển đường sắt đô thị
Lãnh đạo TP. Quảng Châu (Trung Quốc muốn đẩy mạnh tăng cường hợp tác phát triển giao thông với Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là đường sắt đô thị.
Đầu tư - 05/07/2025 14:13
Hà Nội đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI
6 tháng đầu năm 2025, Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn FDI, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024, đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI.
Đầu tư - 05/07/2025 06:45
Vốn FDI nửa đầu năm 2025 đạt hơn 21 tỷ USD, cao nhất cùng kỳ trong 16 năm
Cả vốn FDI đăng ký và thực hiện đều tăng cho thấy niềm tin ngày càng gia tăng của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế với Việt Nam.
Đầu tư - 04/07/2025 16:19
OBC Holdings ra mắt thị trường địa ốc phía Nam
Công ty CP OBC Thuận An (OBC Holdings) - một thương hiệu địa ốc mới vừa ra mắt thị trường bất động sản phía Nam, với dự án đầu tay là A&K Tower, tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 04/07/2025 11:28
EuroCham: Gánh nặng hành chính là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh
Các rào cản hành chính làm suy giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong bối cảnh khu vực đang chạy đua để thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, theo EuroCham.
Đầu tư - 04/07/2025 11:08
Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400.000 tỷ đồng
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho biết, TP.HCM đã tháo gỡ được 70 dự án để khơi thông nguồn lực trên 400.000 tỷ đồng, tạo lại niềm tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn tiếp tục tin tưởng và quay lại thành phố để đầu tư.
Đầu tư - 04/07/2025 09:59
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI nhờ chi phí cạnh tranh
Lợi thế chi phí giúp Việt Nam thuộc top các quốc gia có lợi thế cạnh tranh dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tốt nhất, bất chấp giá thuê bất động sản công nghiệp đã tăng 70% từ 2019.
Đầu tư - 04/07/2025 07:34
Thị trường bất động sản có thể sớm chuyển từ khủng hoảng 'thiếu cung' sang 'thừa cung'
TS. Lê Xuân Nghĩa tin rằng, thị trường bất động sản sắp tới sẽ "bội cung", ngược lại tình trạng "thiếu cung" trong vài năm trở lại đây.
Đầu tư - 04/07/2025 07:27
Cần hơn 14.000 tỷ để đầu tư vào hệ thống cảng biển ở Huế
Thời kỳ 2021 – 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển của Huế khoảng 14.050 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho bến cảng khoảng 12.790 tỷ đồng.
Đầu tư - 03/07/2025 09:38
Hà Nội thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư
Hà Nội quyết định thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường.
Đầu tư - 03/07/2025 07:28
Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo lại với Chính phủ
Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo lại việc lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành trước ngày 5/7.
Đầu tư - 02/07/2025 15:11
Gặp khó trong tuyển dụng lao động, Luxshare-ICT đề nghị Nghệ An hỗ trợ
Luxshare-ICT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An đề xuất các nội dung nhằm hỗ trợ công ty giải quyết vấn đề khó khăn trong tuyển dụng nhân lực.
Đầu tư - 02/07/2025 13:01
Mục tiêu GDP 8% năm 2025: Cơ hội đầu tư từ đâu?
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trong năm 2025 với lực đẩy từ đầu tư công cùng loạt chính sách tài khóa mở rộng, nhiều ngành kinh tế và nhóm cổ phiếu như hạ tầng, bất động sản khu công nghiệp và vật liệu xây dựng đang đứng trước chu kỳ tăng trưởng mới, tạo cơ hội cơ cấu lại danh mục đầu tư trung – dài hạn cho nhà đầu tư.
Đầu tư thông minh - 02/07/2025 11:33
Khánh Hòa có thêm hai khu đô thị 'khủng', vốn đầu tư hơn 65.000 tỷ
Khánh Hòa đón thêm hai dự án quy mô lớn tại Khu kinh tế Vân Phong, gồm Khu đô thị mới Tu Bông và Khu đô thị mới Đầm Môn, tổng vốn đầu tư hơn 65.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 01/07/2025 14:50
- Đọc nhiều
-
1
Mỹ áp thuế 20% với Việt Nam, nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch thế nào?
-
2
Dragon Capital:'Các công ty niêm yết Việt Nam gần như không liên quan đến hàng hóa trung chuyển'
-
3
Bộ Công an thông tin vụ sữa giả HIUP và dầu ăn giả Ofood
-
4
Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400.000 tỷ đồng
-
5
Cuối năm nay sẽ thông xe hơn 47 km đường Vành đai 3 TP.HCM
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago