Khó khăn bủa vây hàng không và ngành phụ trợ

Nhàđầutư
Giới đầu tư đánh giá, hàng không là ngành chịu nhiều tác động tiêu cực bậc nhất bởi dịch COVID-19. Do vậy, không ngạc nhiên khi kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của các công ty nhóm này suy giảm mạnh. Cùng với đó, không thể không kể đến nhóm ngành phụ trợ cũng kinh doanh không mấy khả quan.
HỮU BẬT
04, Tháng 09, 2020 | 07:53

Nhàđầutư
Giới đầu tư đánh giá, hàng không là ngành chịu nhiều tác động tiêu cực bậc nhất bởi dịch COVID-19. Do vậy, không ngạc nhiên khi kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của các công ty nhóm này suy giảm mạnh. Cùng với đó, không thể không kể đến nhóm ngành phụ trợ cũng kinh doanh không mấy khả quan.

nhadautu - nganh hang khong va nganh phu tro hang khong chiu anh huong nang ne boi dich COVID-19

Hàng không và ngành phụ trợ chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19 (Ảnh: Internet)

COVID-19 ăn mòn lợi nhuận của ngành hàng không

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu và hàng không là một trong những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất do nhu cầu đi lại sụt giảm mạnh.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu hợp nhất (đã kiểm toán) của CTCP Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) giảm 55% xuống 10.970 tỷ đồng. Trừ đi giá vốn, VJC lỗ gộp gần 1.455 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 3.369 tỷ.

Phải nhờ đến doanh thu hoạt động tài chính (chủ yếu nhờ lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đã/chưa thực hiện; lợi nhuận bán quyền mua lại 50 triệu cổ phiếu PVOIL thu về 500 tỷ) và lợi nhuận khác, VJC mới thoát lỗ. Theo đó, lãi sau thuế 6 tháng đầu năm của VJC đạt gần 47 tỷ đồng, tương đương giảm 98% so với 6 tháng đầu năm 2019.

Giải trình về việc doanh thu/lợi nhuận suy giảm, VJC cho biết, công ty đã tạm dừng khai thác toàn bộ các chuyến bay thường lệ quốc tế trong tháng 4/2020 và cắt giảm các chuyến bay nội địa.

“Khi thị trường hàng không nội địa có dấu hiệu hồi phục trở lại, lượng hành khách gia tăng. VJC đã thực hiện bình quân 300 chuyến bay mỗi ngày trong 6 tháng để cải thiện một phần kết quả kinh doanh bán niên 2020. Ngoài ra, VJC chuyển nhượng tài sản và các khoản đầu tư nhằm tăng cường nguồn lực và tập trung nguồn vốn hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng không”, VJC cho biết.

Không chỉ VJC, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines – HOSE: HVN) cũng ghi nhận kết quả tiêu cực từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Cụ thể, theo BCTC hợp nhất 6 tháng đầu năm 2020 (đã kiểm toán), tổng doanh thu và thu nhập khác của HVN giảm 67,02% so với cùng kỳ, trong đó chủ yếu là doanh thu cung cấp dịch vụ giảm mạnh 50%, tương đương số tuyệt đối giảm 18.296 tỷ đồng. Do đó, HVN báo lỗ 6.678 tỷ đồng, giảm 540% so với cùng kỳ năm ngoái lãi 1.517 tỷ.

Đáng chú ý, kiểm toán Deloitte đã nhấn mạnh một số vấn đề của BCTC HVN. Cụ thể, tại ngày 30/6/2020, nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines vượt quá tài sản ngắn hạn 18.444 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, Vietnam Airlines lỗ sau thuế 6.678 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 5.362 tỷ đồng.

Kiểm toán Deloitte cho biết, dịch bệnh COVID-19 đã và đang tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Khả năng hoạt động liên tục của HVN sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay, khoản phải trả từ ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp cũng như diễn biến của dịch bệnh.

Theo Deloitte, những điều kiện này cùng với khoản nợ trên 18.000 tỷ đồng vượt quá tài sản ngắn hạn cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn có thể ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hoạt động liên tục của HVN.

Ở một diễn biến liên quan, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã thông báo việc bổ sung mã HVN vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin). Lý do là bởi, lỗ nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ của HVN trên BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2020 ghi nhận âm  6.559 tỷ đồng.

Một công ty hàng không khác là CTCP Hàng không tre Việt (Bamboo Airways), đơn vị do Tập đoàn FLC nắm 52,35%. Bamboo Airways chưa là công ty đại chúng, chưa niêm yết nên không thể xác định cụ thể con số doanh thu/lợi nhuận.

Dù vậy, rõ ràng Bamboo Airways cũng không thể thoát khỏi vòng xoáy chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19.

Giải trình về kết quả lỗ sau thuế 2.790 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2020, Tập đoàn FLC cho biết, với ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, dù doanh thu bán niên 2020 có tăng nhẹ 4%, nhưng giá vốn bán hàng gồm chi phí nhân công, thuê tàu bay, nhiên liệu, thuê văn phòng, căn hộ… của mảng kinh doanh hàng không, khách sạn và du lịch tăng 40%. Do đó, lợi nhuận công ty đã giảm mạnh.

Mặt khác, FLC trong 6 tháng đầu năm 2020 phải trích lập dự phòng 1.146 tỷ đồng cho khoản góp vốn tại Bamboo Airways, tương đương 32% vốn mà FLC góp và 16,4% tổng vốn điều lệ Bamboo Airways. Theo tìm hiểu, đây là khoản trích lập mới phát sinh trong nửa đầu năm 2020 của FLC.

… và ngành phụ trợ hàng không

Giống hàng không, kết quả kinh doanh của ngành phụ trợ cũng phụ thuộc vào lượng hành khách, hàng hóa vận chuyển. Vì lẽ đó, khi hàng không gặp khó vì COVID-19, nhóm phụ trợ hàng không cũng lao đao theo.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, hiện có 4 doanh nghiệp niêm yết hoạt động trong lĩnh vực này. Đó là, CTCP Dịch vụ hàng không Taseco (HOSE: AST), CTCP Dịch vụ hàng hoá Sài Gòn (HOSE: SCS), CTCP Dịch vụ hàng hoá Nội Bài (HOSE: NCT) và CTCP Dịch vụ hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (UPCOM: SAS).

Đơn cử với AST, doanh thu thuần công ty trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 242,3 tỷ đồng, giảm 55,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế 1,5 tỷ, giảm 98,67%. Giải trình về kết quả kinh doanh suy giảm, AST cho rằng, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 kéo dài đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và tác động sâu sắc đế ngành kinh doanh du lịch, dịch vụ hàng không.

Trong khi đó, SCS ghi nhận lũy kế doanh thu 6 tháng đầu năm 2020 đạt 327,9 tỷ đồng, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 221,2 tỷ đồng, giảm 7,7%.

Theo nhận định từ Công ty Chứng khoán KB Việt Nam, với ảnh hưởng của dịch COVID-19, kế hoạch đầu tư giai đoạn 2 ga hàng hóa nâng công suất từ 200.000 tấn/năm lên 350.000 tấn/năm nhiều khả năng sẽ không được thực hiện cho đến khi sản lượng tăng trưởng trở lại. Việc mở rộng ga hàng hóa trong tương lai sẽ đảm bảo đáp ứng các nhu cầu phát sinh tăng thêm, qua đó duy trì tăng trưởng trong dài hạn của SCS.

Với NCT, lũy kế doanh thu 6 tháng đầu năm 2020 đạt 301,7 tỷ đồng, giảm 8,8% so với cùng kỳ, LNST đạt gần 99,4 tỷ đồng giảm 13,6% so với nửa đầu năm 2020 tương đương EPS đạt 3.798 đồng. NCT cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nên sản lượng hàng hóa khai thác đi và đến sân bay quốc tế Nội Bài giảm mạnh so với năm 2019. Tuy nhiên công ty luôn bám sát diễn biến thị trường, tập trung nguồn lực phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không duy trì kế hoạch khai thác, đặc biệt là khai thác các chuyến bay freighter chuyên chở hàng hóa nên doanh thu 6 tháng đạt 315,4 tỷ đồng tương đương 45% kế hoạch năm. Đồng thời với nỗ lực kiểm soát, tiết giảm chi phí trong những tháng đầu năm nên lãi ròng đạt 122,5 tỷ đồng hoàn thành 52% kế hoạch năm 2020.

Trong khi đó, SAS ghi nhận doanh thu bán niên 2020 là 583 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất là mảng kinh doanh hàng hoá miễn thuế với 227 tỷ, phòng chờ chiếm 108 tỷ và các lĩnh vực còn lại. Khấu trừ chi phí, Sasco lãi ròng hơn 52 tỷ đồng, con số này bằng 1/5 con số cùng kỳ năm ngoái.

Theo giải trình, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là kinh doanh hàng miễn thuế, bán lẻ và dịch vụ tại thị trường mục tiêu là sân bay Tân Sơn Nhất; trong khi sự bùng phát và diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nói chung và công ty nói riêng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24550.00 24560.00 24880.00
EUR 26323.00 26429.00 27594.00
GBP 30788.00 30974.00 31925.00
HKD 3099.00 3111.00 3212.00
CHF 27288.00 27398.00 28260.00
JPY 161.63 162.28 169.90
AUD 15895.00 15959.00 16446.00
SGD 18115.00 18188.00 18730.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17917.00 17989.00 18522.00
NZD   14768.00 15259.00
KRW   17.70 19.32
DKK   3538.00 3670.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2274.00 2365.00
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ