Khánh Hòa khơi thông nguồn lực, hút dòng vốn FDI

Nhàđầutư
Trong năm 2023, tỉnh Khánh Hòa tập trung khơi thông các nguồn lực, cùng gỡ khó cho doanh nghiệp để tạo môi trường thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là FDI vào các lĩnh vực mũi nhọn.
NGUYỄN TRI
20, Tháng 01, 2023 | 09:53

Nhàđầutư
Trong năm 2023, tỉnh Khánh Hòa tập trung khơi thông các nguồn lực, cùng gỡ khó cho doanh nghiệp để tạo môi trường thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là FDI vào các lĩnh vực mũi nhọn.

nh-2-1122

Cảng Quốc tế Nam Vân Phong được đầu tư xây dựng với quy mô lớn nhất khu vực Nam Vân Phong. Ảnh: Báo Thanh Niên

Tạo môi trường thông thoáng thu hút nhà đầu tư

Vượt qua ảnh hưởng của đại dịch, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế; đưa mọi hoạt động trở lại trạng thái bình thường mới, hoạt động du lịch, sản xuất kinh doanh… từng bước được khôi phục.

Năm 2022, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều hoạt động nhằm thu hút các dự án đầu tư đến tỉnh. Mới đây nhất vào tháng 10/2022, lãnh đạo tỉnh này đã thành lập 2 đoàn công tác làm việc tại Pháp và Hàn Quốc nhằm giới thiệu đến các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Lĩnh vực kêu gọi đầu tư, phát triển các ngành như: Công nghiệp năng lượng sạch, công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, cơ khí chính xác, điện tử; dịch vụ logistic, dịch vụ hậu cần cảng biển, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp...

Theo Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh này đã thu hút được 9 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 549 tỷ đồng; tập chung chủ yếu là các dự án về đầu tư nhà máy sản xuất (nước giải khát, nội thất, phụ kiện bao bì), kho hàng, trạm trộn bê tông, trung tâm sát hạch lái xe và 1 dự án nuôi tôm hùm thương phẩm.

Luỹ kế đến nay, tỉnh Khánh Hòa thu hút được 109 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 3,833 tỷ USD. Trong đó, ngoài Khu kinh tế/Khu công nghiệp (KKT/KCN) có 63 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 745,867 triệu USD; trong KKT (bao gồm KCN Ninh Thuỷ) có 28 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 2,95 tỷ USD; KCN Suối Dầu có 18 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 137,79 triệu USD.

Ông Châu Ngô Anh Nhân, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa cho hay, trên tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp nhằm hỗ trợ khơi thông các nguồn lực để tập trung phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian đến, Sở KH&ĐT đã có nhiều biện pháp như tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cũng tập trung khắc phục những tồn tại, thiếu sót, đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng phát triển kinh tế của doanh nghiệp.

Sở này cũng đang tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh quy chế  Phối hợp giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm mục tiêu tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan Nhà nước; kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh để có hướng xử lý hiệu quả…

"Tỉnh sẽ nỗ lực tối đa để tạo ra môi trường thông thoáng, thu hút các nhà đầu tư cùng phát triển địa phương theo các mục tiêu đã đề ra. Trong đó, tập trung nâng cao thứ hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX)", ông Nhân cho hay.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa, năm 2022, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh đã phản ánh những khó khăn trong công tác kêu gọi đầu tư.

Mặc khác tỉnh xác định phải đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050 trên địa bàn; thực hiện rà soát, điều chỉnh và tiến tới phủ kín quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu đô thị trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; phê duyệt điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố phù hợp với các Quy hoạch được phê duyệt.

"Hiện, các quy hoạch trên đang triển khai thực hiện đồng bộ để trình các cơ quan phê duyệt nên việc các nhà đầu tư, tập đoàn lớn đang chỉ thể hiện ở mức thăm dò, tìm hiểu quy hoạch định hướng phát triển để nghiên cứu đề xuất đầu tư chứ chưa hình thành dự án đầu tư cụ thể", ông Nhân nhìn nhận.

nha-may-nhiet-dien-bot-van-phong-1-12

Khu vực Nam Vân Phong ưu tiên thu hút 4 dự án năng lượng hơn 260.000 tỷ đồng. Ảnh: Báo Kinh tế Đô thị

Hút FDI vào công nghiệp công nghệ cao

Ông Nhân cho hay, định hướng thu hút đầu tư của tỉnh trong năm 2023 và những năm tiếp theo sẽ bám sát vào Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị.

Ngoài ra, địa phương sẽ xúc tiến và thu hút các dự án có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời gian tới, ưu tiên các dự án các ngành kinh tế số, các ngành phát triển trên nền tảng công nghệ 4.0 như công nghiệp ICT, kỹ thuật số, kỹ thuật nano, công nghiệp sinh học, vật liệu mới, dược phẩm, sinh học, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ môi trường, năng lượng sạch…

Về thu hút dự án FDI, Khánh Hòa tiếp tục triển khai thu hút theo định hướng Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị, tập trung vào các dự án phát triển công nghiệp công nghệ cao từ các nước công nghiệp phát triển vào KKT Vân Phong…

Tỉnh sẽ đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến đầu tư; kết hợp xúc tiến thương mại, du lịch trong và ngoài nước; khuyến khích xã hội hoá và đầu tư của khu vực tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, tài chính và phân cấp quản lý đặc thù phù hợp nhằm huy động tối đa, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương, từng bước phấn đấu trở thành đô thị mang tầm khu vực và quốc tế; trở thành động lực tăng trưởng, trung tâm liên kết vùng của khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Theo Phó Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa, kinh nghiệm cho thấy, các địa phương có đường bộ cao tốc đi qua đều tăng năng lực cạnh tranh, có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân cả nước...

Do đó, tỉnh Khánh Hòa đang đẩy nhanh tiến độ triển khai 2 dự án giao thông trọng điểm đó là dự án tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông và dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Mê Thuột.

Khi 2 dự án này được đầu tư xây dựng hoàn thành, đi vào hoạt động sẽ tạo động lực phát triển mạnh cho tỉnh Khánh Hòa nói riêng và Vùng Tây nguyên - Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.

Đặc biệt, dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột đi vào khai thác sẽ giúp hình thành và phát triển tuyến hành lang kinh tế Vân Phong – Buôn Ma Thuột. Qua đó, cải thiện năng lực cạnh tranh vùng và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa và khu vực Khu kinh tế Vân Phong nói riêng và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung; tạo tiền đề, động lực và không gian mới phục vụ phát triển kinh tế, kết nối các trung tâm kinh tế của khu vực, cảng biển quốc tế; tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng.

Năm 2022, tốc độ tăng trưởng GRDP của Khánh Hòa tăng 20,7% đứng đầu cả nước; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 1.600 triệu USD (tăng 22.87% so năm 2021); kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 1.6.10 triệu USD (tăng 46,05% so với năm 2021). Ngành du lịch có sự hồi phục ấn tượng với doanh thu du lịch đạt hơn 13.843 tỷ đồng (bằng 346,09% so với kế hoạch) với 2.566 nghìn lượt khách lưu trú trong đó khách quốc tế hơn 275 nghìn lượt khách khách quốc tế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ